23/05/2018, 15:09

Cấu tạo của các loài chim

Cấu tạo bộ xương của loài chim Dơi là loài động vật bay vào không trung trước khi loài chim xuất hiện, cánh của nó rộng tới 12m. Dơi là loài động vật có vú, mặc dù cấu tạo cơ thể khác với loài chim, nhưng chúng cũng có năng lực bay lượn mà đặc trưng lớn nhất của loài chim chính là lông, đây là ...

Cấu tạo bộ xương của loài chim

Dơi là loài động vật bay vào không trung trước khi loài chim xuất hiện, cánh của nó rộng tới 12m. Dơi là loài động vật có vú, mặc dù cấu tạo cơ thể khác với loài chim, nhưng chúng cũng có năng lực bay lượn mà đặc trưng lớn nhất của loài chim chính là lông, đây là điều đặc biệt mà các loài động vật bay khác không có.

Cấu tạo chung của bộ xương

Các loài chim đều có năng lực bay lượn nên có thể sống được trên trái đất trong cuộc cạnh tranh giữa các loài với nhau. Để bay lượn được thì bộ xương của chim phải nhẹ hơn nhiều so với loài động vật có vú. Hơn nữa, xương sọ của chim mỏng mà dễ vỡ. Trong các loài chim quý, thì loài có bộ xương giòn, yếu nhất là vẹt biển và chim cút. Vẹt biển thường bay quá nhanh mà va vào khung lồng, còn chim cút thì thường bay mạnh khỏi mặt đất mà làm tổn thương xương sọ. Bên cạnh đó, chim không có răng, không có cằm nối liền VỚI răng, nên giảm nhẹ được trọng lượng của phần đầu. Đặc trưng khác trong xương sọ của loài chim là hố mắt rất to có ý nghĩa quan trọng khi chim bay ở trên không. Bởi vậy, mắt của nó cũng to.

Cấu tạo của các loại xương ở chim

Xương sống của chim to hơn so với sự biến đổi của động vật có vú, có xương sống và sương sườn được lấp đầy. Sự lấp đầy của xương sống và xương cẳng chân cho thấy, những lấp đầy này tăng cường tính ổn định của bộ xương làm cho trọng lượng cơ thể của chim khi bay, đi, đứng có thể đều nhau theo sự phân bố trục dài hình thành cơ thể. Cấu tạo cơ thể chim nghiêng về phía trước, nhưng do sự điều chỉnh theo phương thức sinh trưởng của các xương xung quanh xương chậu mà duy trì được thông suốt và linh hoạt khéo léo trong khi bay. Khi bay chim vận động phương thức liên kết xương chậu của chim giống với động vật có vú. Xương đùi vừa được cấu tạo khéo léo cố định trên xương chậu nhưng xương đùi của chim kéo thẳng về trước và phần đệm do sự sinh trưởng của cơ thịt mà có thể duy trì vị trí của xương đùi và làm cho xương đùi liên kết chặt chẽ với thân người. Như vậy, xương đùi của chim có thể vận động nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với con người và động vật có vú khác, nhưng trung tâm của chi sau lại cách trọng tâm của cơ thể rất gần. Bởi vậy, loài chim khi bay không bị ảnh hưởng bởi yếu tố trọng tâm. Cấu tạo của các loại xương ở chimCấu tạo của các loại xương ở chim

Bên cạnh đó, phần chân của loài chim có thể vận động linh hoạt, trong đó điểm mấu chốt ở khớp gối. Khớp gối của loài chim tương đương với khớp mắt cá chân và kéo dài xuống dưới, bởi vì chi trước của chim chỉ dùng vào việc vận động, cho nên đặc hóa độ cao của ngón chân biến mất, nên chân chim chỉ ngón thứ 2, ngón thứ 3, ngón thứ 4 vẫn giữ lại được. Đặc trưng này có thể nhìn thấy rõ ràng ở hóa thạch chim thủy tổ. Xương bàn tay của chim được lấp đầy nên kèm theo lực mạnh cho lông khi bay. Mặt khác, cấu tạo xương cánh của chim ổn định, hình dáng lông có sự khác nhau về cách bay và năng lực bay. Còn khoang ngực do cấu tạo đặc biệt của xương sườn ổn định nên vững chắc hơn, xương sườn đều lồi lên hình lưỡi câu cong về phía sau, làm cho xương sườn nối liền với nhau. Như vậy, những đặc điểm cấu tạo này đã cang cấp và duy trì sức mạnh cho loài chim.

Cơ bay của loài chim

Vùng vai của chim do xương bả vai, xương mỏ và xương quai xanh tạo thành, là nơi liên kết để hình thành đệm vai, nối liền với xương cánh tay của phần cánh cấu tạo. Như vậy, không những làm cho diện tích của cơ bay tăng to, mà còn thúc đẩy khả năng bay. Còn xương hình chữ V của xương quai xanh tránh cho vai trái vai phải của chim va chạm nhau.

Đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa của các loài chim

Nếu không tính đến các giống chim có cấu tạo đặc biệt bên trong cơ thể thì cấu tạo cơ bản đường tiêu hóa của chúng rất giống nhau. Chim thường dùng mỏ để tách hạt để ăn hạt quả bên trong. Ngoài ra, chim còn dùng mỏ để mổ vỡ các đồ ăn khác làm cho đồ ăn dễ trôi. Bên cạnh đó, loài chim khác với loài ăn thóc khác, chúng không bỏ vỏ ngoài của hạt, mà nuốt nguyên cả hạt. Sau khi đồ ăn vào vào miệng, theo thực quản trôi vào túi diều. Điều cơ bản là cơ quan tích chứa, nếu trước đó chim không ăn gì thì đồ ăn sẽ nhanh chạy qua diều, tiếp tục men theo đường tiêu hóa đi xuống dưới. Đặc biệt, phần vách diều của một vài loại chim ở thời kỳ sinh sôi , bởi dưới tác dụng thúc đẩy của sữa sẽ xảy ra sự thay đổi. Ví dụ sự phân tiết trong diều của bồ câu, chứa nhiều chất protein và chất béo, những chất này cung cấp các chất dinh dưỡng của chim non vừa mới nở.

Trong quá trình tiêu hóa của loài chim, vai trò của diều không lớn còn mỗi ngày nó đều phải ăn vào tiêu hóa hấp thụ đồ ăn thực vật với lượng lớn, để duy trì nhu cầu trao đổi chất. Quá trình di chuyển đồ ăn của chim là bắt đầu từ diều sau khi đồ ăn qua diều, đến dạ dày (dạ dày tuyến), trong dạ dày, đồ ăn cùng hòa trộn với niêm mạc, acid dạ dày và abumin nhỏ hơn phần cơ trong đường tiêu hóa của dạ dày. Đây là nơi thức ăn được tiêu hóa triệt để, độ dày của vách dạ dày phụ thuộc tính chất thức ăn của chim. Ví như thức ăn chính của vẹt là hạt khô, bởi vậy mà vách dạ dày của vẹt dày, còn vách dạ dày của chim ăn mật mỏng, như loài vẹt hút mật loại nhỏ.

Đặc biệt, các loài chim ăn thóc lúa thông thường sẽ ăn thêm một ít cát sỏi, bởi cát sỏi trầm tích ở trong sa nang có chức năng thay thế răng, có thể nghiền nát hạt không để đồ ăn tạo thành cục, làm tắc đường tiêu hóa. Mức độ phát triển ruột chim không hơn những loài động vật có vú, tuyến tụy nằm ở nơi chuyển cong của thập nhị chỉ tràng, ống mật thò ra khỏi gan. Còn trong dịch tủy của chim có men tiêu hóa, có thể tiêu hóa, phân giải đồ ăn làm thành phần cơ bản và mặt bên phía dưới của đường tiêu có

một đoạn ruột thừa, là bộ phận phát triển nhất trong loài chim mang tính thực vật, bên trong có vi khuẩn, có thể phân giải chất sợi thực vật, để thuận lợi cho cơ thể hấp thụ trong quá trình tiêu hóa. Trong cơ thể vẹt thiếu ruột thừa và ruột thừa của loài chim mật cũng đã thoái hóa.

Phần cuối của đường tiêu hóa là trực tràng, trực tràng thông với khoang tiết thực. Trong khoang tiết thực còn có niệu đạo và ống dẫn trứng, còn thận chim ở hai bên xương sống, gần xương tổng hợp đuôi. Mặt khác, thành phần chủ yếu trong nước tiểu của chim là acid uric, là phần màu trắng trong phân của loài chim để bài tiết các thứ mà không không giống như động vật có vú bài tiết ra ngoài bằng hình thức dịch thể urê, chim không có bàng quang (ngoài chim lạc đà), bởi vậy mà acid uric vận chuyển qua đường tiểu trực tiếp dẫn đến khoang tiết thực. Trong khoang tiết thực nước được cơ thể hấp thụ nhiều lần, sau khi acid uric cô đặc, bài tiết ra ngoài bằng hình thái cô đặc màu trắng dạng nửa chất rắn.

Đặc điểm của mỏ chim

Hình dạng của mỏ chim trực tiếp phản ánh tính chất ăn của loài chim. Vì thế mà chim ăn mật có mỏ hẹp và nhọn, chim ăn hạt có mỏ ngắn và vững chắc, có thể giúp chúng tách vỏ hạt và lấy hạt quả. Trong đó, mỏ của chim ăn côn trùng và quả mềm đều có kích thước hình dáng vừa phải, là loại mỏ có thể lật chuyển lá cây, vồ côn trùng để ăn và cắp ăn quả từ trên cây.

Mỏ của vẹt rất rắn chắc và khỏe có thể tách được vỏ của những quả rắn. Đặc điểm của mỏ chimĐặc điểm của mỏ chim

Đặc điểm của cánh chim

Cánh của chim có cấu tạo giống với nguyên lý cơ bản của cánh máy bay, khi cánh chim quét trong luồn không khí, không khí chia ra chạy bên trên và bên dưới dưới cánh bằng tốc độ, tần suất khác nhau. Trong đó, mặt trên cao hơn bởi vậy mà không khí có thể lướt qua phần đầu cánh bằng tốc độ, tần số nhanh, giảm nhẹ được áp lực. Còn phía trước cánh cứng, rắn làm cho tổng luồng khí có thể chia ra được áp lực phía trước cánh, cứng rắn làm cho tổng luồng khí cũng có thể chia ra theo phương hướng giống nhau, chênh lệch áp lực trên dưới cánh sinh ra sức mềm bên trên.

Hình dạng cánh chim có ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực bay của chim. Đối với loài chim có cánh tương đôi to, rộng, không cần tiêu phí năng lượng quá nhiều. Khi chim đập cánh có thể bay trong luồng không khí ấm áp. Còn khi chim đậu trên núi không khí ở nơi nhiệt độ cao loãng, bởi vậy ở mặt đất ấm chim cất cánh (bay lên) từ mặt đất dễ hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân loài chim có thói quen di chuyển thích bay qua lục địa, không thích bay qua biển, bởi dòng không khí ấm trên biển rất ít.

0