Cách chọn và nuôi chim Họa Mi mái
Bất cứ nuôi giống chim gì để hót hay để đá ta cũng nuôi kèm chim mái. Nhờ có tiếng hót chim mái kêu chim trống mới hăng lên mà hót hay hơn, đá hay hơn. Đó là điều người nuôi chim nào cũng biết, nhưng lại ít người chịu nuôi vì ngại tốn kém thêm công của. Tuy giá mua con chim mái không bao nhiêu, ...
Bất cứ nuôi giống chim gì để hót hay để đá ta cũng nuôi kèm chim mái. Nhờ có tiếng hót chim mái kêu chim trống mới hăng lên mà hót hay hơn, đá hay hơn. Đó là điều người nuôi chim nào cũng biết, nhưng lại ít người chịu nuôi vì ngại tốn kém thêm công của. Tuy giá mua con chim mái không bao nhiêu, nhưng dù sao cũng phải tốn tiền mua một chiếc lồng, rồi lại chạy ăn hàng ngày cho nó. Cái phiền phức kế tiếp là choáng một chỗ treo lồng, nhất là đối với những ai ở nhà chật chội.
Suy đi tính lại, họ thấy lợi không bằng “hại” nên mới không nuôi.
Riêng việc nuôi chim Họa Mi, nhất là nuôi để đá thi, không nuôi chim mái không được, có thể nói mà không sợ lầm là giống chim Họa Mi, tình cảm giữa chim trống và chim mái dạt dào hơn các loại chim khác, từ chim bô câu. Trong đời sống vợ chồng, chim trống và chim mái lúc nào cũng kề cận bên nhau. Trống và mái cũng thay phiên nhau như . Và nếu chim trống bị kẻ thù đến đánh đuổi ra khỏi vùng lãnh thổ chiếm đóng của no, thì chim mái dù đang ấp cũng bỏ ổ bay theo con trống đến một phương trời khác chứ không ở lại với con trống thắng trận!
Chim nuôi trong nhà, hễ Họa Mi trống nghe tiếng mái xùy thì nhớn nhác tìm kiếm và ngay sau đó hót như điên như dại. Và chim mái, hễ nghe tiếng trống hót thì cũng nhổm người lên tìm kiếm, và xùy liên hồi…
Nếu mái và trống Họa Mi nuôi lâu năm chung một nhà thì chúng thuộc tiếng của nhau và đối xử với nhau bằng một thứ tình cảm thiêng liêng nhất, mà tiếng trong nghề gọi là hợp nhau.
Bằng chứng hiển nhiên cho thấy Một đôi trống mái Họa Mi gọi là hợp nhau khi con trống lăn xả vào đấu đá với đối thủ để tranh thắng bại, thì phía lồng bên kia chim mái cũng xà vào hướng chim mái đối thủ mà xùy liên tục, tức là hết sức cổ vũ cho chim trống nhà… Quí vị có dự đá Họa Mi, có thể sẽ được chứng kiến cảnh những con mái dữ, hết sức cổ vũ cho trống nhà đáng phục như thế nào! Nhiều khi người xem phải chuyển tằm nhìn của mình sang Họa Mi mái để trầm trồ thán phục sự khôn ngoan của nó, mặc dầu đủ biết sự đấu đá của chim trống đang trở nên quyết liệt…
Nếu nuôi Họa Mi hót thì ba bốn trống mới cần một mái. Còn nuôi Họa Mi đá thì nên nuôi mỗi mái cho một trống, và mái đó phải là mái thật khôn, đã hợp tính ý với chim trống…
Chọn Họa Mi mái tốt: Nhiều người cũng biết đến sự cần thiết phải nuôi Họa Mi mái để thúc cho trống hót căng hơn, nhưng phần đông lại chỉ chú trọng đến “mồm miệng” của nó mà coi thường phần vóc dáng. Thật ra tài năng (siêng xùy) của Họa Mi mái là rất cần thiết, nhưng vóc dáng cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là điều kiện sức khỏe của chim ra sao nữa. Trước hết là nhằm thỏa mãn sự nhìn ngắm của mình và của thiên hạ, sau đó không uổng công chăm sóc, nuôi dưỡng. Những chim “sứt tai gãy gọng” tật bệnh thì nuôi làm gì cho tốn công, tốn của? Trong thú chơi chim, làm sao tránh được những sự biêu tặng, hay mua bán, đổi chác. Với những chim mất giá trị này thì không nuôi chỉ còn cách thả, chứ đâu thể biếu ai hoặc đổi chác với ai? Điều đó cho thấy nuôi con chim không ra gì, dù là chim mái, chính mình bị thua thiệt trước..
Nên chọn Họa Mi mái có những tiêu chuẩn sau đây:
-Mái lớn con
-Không tật bệnh (mọi bộ phận như mẩu mỏ, cánh, chân, móng đều đầy đủ và lành lặn mới được).
-Bộ lông mướt mát, tươi tắn.
-Sức khỏe tốt (lanh lẹ, mập mạnh).
-Siêng xùy.
Nếu là mái của Họa Mi đá thì phải chọn những con khôn ngoan. Siêng xùy là một chuyên, nhưng cần là biết thúc trống đá đúng lúc. Những chim mái này cần phải nuôi “cặp kè” với trống lâu năm để chúng hiểu tính ý của nhau, vì vậy, như phần trên chúng tôi đã nói đến tìm được Họa Mi mái phù hợp với Họa Mi trống đá không phải là chuyện dễ dàng, đôi khi mười con chưa chăc đã chọn được một.
Về điểm này, cũng xin được lưu ý quí vị là bất cứ giống chim nào, kể cả Yến Hót và Họa Mi, chim mái khó tính hơn chim trống. Chính con trống tìm đến con mái, chứ không phải con mái tìm đến con trống. Nói cách khác, chỉ giọng hót con trống nào hợp với ý thích của con mái thì con mái mới chịu kết thân mà thôi.
Vì vậy, trong việc chọn lựa Họa Mi mái hợp với Họa Mi trống (đá), thì phải làm lần lượt thử từng con mái một để xcm nó có bằng lòng với giọng con trống hay không. Việc này không nên vội, phải thử năm ba ngày mới biết. Nếu con mái hợp với chim trống thì như lúc nào mái cũng nhớn nhác huớng về hướng phát ra tiếng chim trống mà xùy (y như mái muốn gặp mặt trống cho bằng được). Ngược lại, nếu giọng Họa Mi trống không gây một sự lưu tâm nào ở con mái thì thỉnh thoảng xùy một vài tiếng lấy lệ mà thôi…
Khi biết chắc chim mái “bằng lòng” với giọng chim trống, thì chính cặp trống mái này sẽ có duyên nợ với nhau, hợp với nhau.
Tóm lại, với Họa Mi trống thì mái nào cũng hợp với nó cả. Nhưng, với Họa Mi mái thì chỉ có giọng con trống nào nó cho là hay thì con trống đó mới hợp với nó mà thôi.
Như vậy, muốn có một cặp chim Họa Mi trống mái (đá) hợp nhau, thì phần quyết định của chim mái mới quan trọng. Chim trống thì dễ dãi, mái nào đối với nó cũng hợp cả!
-Cách nuôi dưỡng Họa Mi mái: Phương pháp nuôi dưỡng Họa Mi mái cũng chẳng khác cách nuôi Họa Mi trống. Thức ăn chính là tám gạo rang trộn trứng cùng một công thức pha trộn), thức ăn phụ cào cào, sâu tươi… Họa Mi trống ăn thế nào thì nên cho chim mái ăn theo như vậy, có điều số lượng có thể giảm bớt đi, vì chim trống cần được bồi bổ nhiều hơn để sung sức mà hót hay đá.
Có nhiều người nuôi Họa Mi mái chỉ cho ăn lấy lệ, vì ngại tốn kém. Chỉ có tấm gạo trộn trứng thì cho mãi ăn no, còn thức ăn phụ như cào cào chẳng hạn thì bữa có bữa không, thậm chí bắt chim nhịn luôn cả tháng cũng không bận tâm thắc mắc.
Nuôi theo cách cho “ăn chay” như vậy thì làm sao mái sung?
Họa Mi mái nếu ăn uống thiếu chất dinh dưỡng vẫn dễ bị suy. Mà chứng suy yếu này thì với Họa Mi mái cũng như trống, có cả chục lý do bị suy, nếu khâu ăn uống và chăm sóc thiếu chu đáo đối với nó. Một khi chim bị suy, thì như quí vị đã biết, coi như ta đã đánh mất con chim một cách đáng tiếc rồi.
Nuôi Họa Mi mái không nên treo lồng cận kề chim trống. Nói cách khác, ta không nên cho trống mái thường xuyên thấy mặt nhau, vì chúng sẽ quen mặt nhau, và như vậy đối với con trống không còn tác dụng gì nữa. Thấy mặt nhau, trống mái tỏ ra mừng rỡ, đứng rung cánh cả giờ chỉ muốn xáp lại gần nhau mà thôi. Và cứ treo lồng chim mái cận kề chim trống thì chúng sẽ lờn mặt nhau, quen mặt nhau, và sự háo hức trong chúng sẽ nguội lạnh dần…
Tốt hơn hết, ta nên treo lông chim mái khuất tầm nhìn của chim trống, càng xa xăm, mười thước lại càng hay. Mỗi khi chúng nghe tiếng của nhau, dù chỉ là văng vẳng mà không chừng càng văng vẳng lại càng thêm gợi hứng, mái sẽ xùy liên tục, và trống sẽ hăng hái hót căng.
Thế nhưng, như vậy cũng chưa hẳn là phương pháp tốt, vì sự hiệu nghiệm “giúp trống sung” ban đầu cũng sẽ bớt dần đi. Hãy cho trống mái quen tiếng nhau trong mươi ngày, rồi tìm cách gởi Họa Mi mái đến một nơi khác độ nửa tháng. Sau đó, lại đem mái trở về, và lại treo chim trống mái theo cách khuất mặt như trước đây…
Chính nhờ vào việc không cho chim mái sổng gần chim trống liên tục này mà con trống sung sức mãi, ngày nào cung hót căng.
Dù sao thì vài ba ngày, ta cũng nên cho trống mái “gặp nhau” một vài phút để chúng có dịp trửng giỡn với nhau cho… đời được tươi hơn. Sau đó, đem lồng chim mái treo vào chỗ khuất.
Cũng như chim trống, chim mái nuôi càng lâu càng thuần thuộc. Mà chim đã nuôi thuộc thì rất khôn lại dễ nuôi, hễ “đánh hơi” được tiếng chim trống là nó đã xùy. Nhất là những Họa Mi mái chọn nuôi cho Họa Mi đá, nó khôn ngoan đến độ hùi xùy căng đúng lúc để thúc trống đá. Khi lâm trận mà không có con mái khôn đứng gần, phần thắng của con Họa Mi rất mong manh!
Chính vì vậy, những người đi đá Họa Mi mà quên mang theo chim mái, họ phải cuống quýt mượn tạm con mái nào đó của bạn bè thế vào. Thế nhưng, trống mái còn xa lạ, chưa hợp nhau thì cũng khó lòng mang lại kết quả tốt…