Câu hỏi ôn tập bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ II ( Phần 2)- Lịch sử 9
CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 2 Câu hỏi 1: Liên hợp quốc hoạt động dựa trên những nguyên tắc nào? Trả lời câu hỏi : Liên hợp quốc hoạt động dựa trên những nguyên tắc là: + Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. + Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị ...
CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 2
Câu hỏi 1: Liên hợp quốc hoạt động dựa trên những nguyên tắc nào?
Trả lời câu hỏi :
Liên hợp quốc hoạt động dựa trên những nguyên tắc là:
+ Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
+ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
+ Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm cường quốc Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc).
Câu hỏi 2: Vai trò của Liên hợp quốc kể từ khi thành lập đến nay như thế nào?
Trả lời câu hỏi:
Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hiệp quốc đã có vai trò quan trọng là:
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực.
- Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủ tộc.
- Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa, nhất là đối với các nước Á, Phi và Mĩ La-tinh.
Câu hỏi 3 : Việt Nam tham gia tổ chức Liên hợp quốc khi nào?
Trả lời câu hỏi:
Vào lúc 18h 30 phút ngày 20-9-1977, Chủ tịch khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng ngoại giao Nam Tư La-đa Moi-xốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”. Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
Câu hỏi 4: Việt Nam trở thành Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong nhiệm kì nào?
Ngày 16-10-2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2008- 2009.
Câu hỏi 5: Nêu những việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ nhân dân Việt Nam mà em đã biết?
Trả lời câu hỏi:
- Chăm sóc trẻ em, phụ nữ có thai và nuôi con nhỏ; tiêm chủng phòng dịch, đào tạo nguồn nhân lực, các dự án trồng rừng, cải cách hành chính, giúp đỡ các vùng bị thiên tai, lũ lụt ngăn chặn đại dịch AIDS.
- Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP viện trợ khoảng 270 triệu USD, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF giúp khoảng 300 triệu USD, Quỹ Dân số thế giới và UNFPA giúp 86 triệu USD, tổ chức Nông long thế giới FAO giúp 76,7 triệu USD.
Câu hỏi 7; Em hiểu như thế nào là “Chiến tranh lạnh”?
Trả lời câu hỏi:
-“Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa kéo dài phần lớn thời gian trong nửa sau thế kỉ XX.
- Đây là cuộc chiến tranh không có xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai phe nhưng diễn ra trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa.
- Tư tưởng, chạy đua vũ trang làm cho thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, phức tạp.
Câu hỏi 8: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng “Chiến tranh lạnh”?
Trả lời câu hỏi:
- Trước hết là do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ:
+ Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
+ Ngược lại, Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
- Mĩ hết sức lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô và chủ nghĩa xã hội.
- Nhưng cũng sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, vượt xa các nước tư bản khác, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới, làm bá chủ thế giới.
Một số chuyên mục của lịch sử lớp 9
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 9
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 9
- Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9
Xem thêm: Câu hỏi ôn tập 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ II ( Phần 1)- Lịch sử 9