Câu hỏi ôn tập bài 9. Sự phát triển lịch sử và văn hóa Ấn Độ – Lịch sử 10
Câu 1. Trình bày sự phát triển lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ trong các thế kỉ VII – XII Gợi ý làm bài – Đến thế kỉ VII, Ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán. Nguyên nhân: do chính quyền trung ương suy yếu; đất nước rộng lớn và ngăn cách nhau, ...
Câu 1. Trình bày sự phát triển lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ trong các thế kỉ VII – XII
Gợi ý làm bài
– Đến thế kỉ VII, Ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán. Nguyên nhân: do chính quyền trung ương suy yếu; đất nước rộng lớn và ngăn cách nhau, mỗi vùng lãnh thổ có những điều kiện và sắc thái riêng nên đất nước lại chia thành hai miền Bắc và Nam, mỗi miền lại tách ra thành ba nước, tức là sáu nước, trong đó, nước Pa-la ở vùng Đông Bắc và nước Pa-la-va ở miền Nam có vai trò nổi trội hơn.
– Sự phân lệt này phân ảnh sự phát triển tự cường của các vùng địa phương.
– Mỗi nước lại tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hóa của mình, trên cơ sở văn hóa truyền thống Ấn Độ , chữ viết, văn học và nghệ thuật Hinđu, đặc biệt là văn học và nghệ thuật thời Gúp-ta.
– Nước Pa-la-va ở miền Nam, thuận tiện về bến cảng và đường biển, đã có vai trò tích cực trong việc phổ biến văn hóa Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á.
– Đầu công nguyên và những thế kỉ tiếp theo (thế kỉ VII i Xii), văn hóa truyền thống Ấn Độ phát triển rộng trên toàn lãnh thổ và có ấnh hưởng ra bên ngoài.
Câu 2. Trình bày những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê-li
Gợi ý làm bài
– Năm 1055, thủ lĩnh của người Thổ đánh chiếm Bát-đa, rồi cải theo Hồi giáo, lập nên một vương quốc Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Đạo Hồi được truyền bá đến I-ran và Trung Á, lập nên một vương quốc Hồi giáo nữa trên vùng giáp Tây Bắc Ấn Độ. Người Hồi giáo gốc Trung Á chinh phục các tiểu quốc Ấn, lập nên Vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, gọi tên là Đê-li (do vua đóng đô ở Đê-li).
– Vương triều Hồi giáo Đê-li tồn tại hơn 300 năm (1206 – 1526), đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Hinđu giáo, tự đởnh cho mình những ưu đãi về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. Người không theo Hồi giáo phải nộp thêm một khoấn thuế ngoại đạo (jaziah).
– Mặc dù có những chính sách mềm mỏng để ổn định tình hình ứong nước, nhưng sự phân biậ1 sắc tộc và tôn giáo không làm tán đi nôi bát bình của nhấn dân.
– Văn hóá Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. Một số công trình kiến trủc Hồi giáo được xây dựng. Đê-li đã trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới” ở thế kỉ XiV.
– Đặc biệt, đây là thời kì liếp xúc và giao lưu giữa hai nền vãn minh đặc sắc là Ấn Độ Hinđu giáo và Airập Hồi giáo thúc đẩy sự giao lưu văn hóa Đông i Tầy.
-Thời Vương triều Hồi giáo Đê-li cũng là thời mà các thương nhân Ấn Độ du nhập Hồi giáo đến một số nơi, một số nước ở Đông Nam A.
Câu 3. Trình bày những nét chính về vương triều Mô-gôn.
Gợi ý làm bài
– Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li suy yếu, một bộ phận dân Trung Á (do vua Ti-mua Leng chỉ huy) theo Hồi giáo, tự nhận là dòng dõi Mông cổ, tấn công Ấn Độ từ năm 1398. Đến cháu nội của ông là Ba-bua (Babur) mới đánh chiếm được Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn (gốc Mông cổ).
– Vương triều Mô-gôn (1526 – 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ, nhưng không phải chỉ có toàn là khủng hoảng, suy thoái và tan rã. Thật vậy, các vị vua thời kì đầu đã ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước. Đến thời trị vì của vua thứ tư là A-cơ-ba, Ấn Độ đạt được bước phát triển mới. A-cơ-ba (1556 i 1605) đã thi hành một số chính sách tích cực:
+ Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gểc, số” quan lại gốc Mông cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo và cả gốc Ấn Độ Hinđu giáo, có t1 lệ gần như bằng nhau.
+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cờ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột quá đáng của chủ đất, quý tộc.
+ Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cấn đong và đo lường.
+ Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
Những chính sách đó làm cho xã hội ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng. A-cơ-ba được coi là một vị Ấnh hùng dân tộc, là Đấng Chí tôn A-cơ-ba
– Tuy nhiên, hầu hết các vua của vương triều này đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị. Con và cháu của A-cơ-ba là Gia-han-ghi-a và Sa Gia han đã chiếm đoạt nhiều của cải, xây dựng nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là lăng mộ Taigiơ MaihẤn và lâu đời Thành Đỏ .Những cộng trình này đã trở thành những di sản văn hóa bất hủ. Sự đói khát của nhân dân tăng thêm.
– Thực dân Bồ Đào Nha đến xâm lược từ thời kì đầu vương triều, họ lập các điểm buôn bán. Vua cuối cùng của vương triều là Aoirengidép phải đóì đầu với thực dân Ấnh và bước đầu để mát Maiđrất, Bomibay.
Câu 4. Trình bày các chính sách của A-cơ-ba và ý nghĩa của nó
Gợi ý làm bài
Dưới thời trị vì của vua A-cơ-ba, Ấn Độ đã đạt được bước phát triển mới vì A-cơ-ba (1556 -1605) đã thi hành một số chính sách tích cực:
– Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ ị dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc,
không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo và
cả gốc Ấn Độ Hinđu giáo, có t1 lệ gần như bằng nhau.
– Xây dựng khôi hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn
giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột quá đáng của chủ đất, quý tộc.
– Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đứng và hợp lí, thống
nhất các hệ thống cấn đong và đo lường.
– Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
Những chính sách đó làm cho xã hội ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có
nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng. A-cơ-ba được coi là một vị Ấnh hùng dân tộc, là “Đáng Chí tôn A-cơ-ba”.
Câu 5. Hãy cho biết vị trí của vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ.
Gợi ý làm bài
a) Vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê-li trong lịch sử Ấn Độ:
– Thế kỉ XIII, người Hồi giáo gốc Trung Á chinh phục các tiểu quốc Ấn, lập nên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, gọi tên là Đê-li (do vua đóng đô ở Đê-li).
– Vương triều Hồi giáo Đê-li tồn tại và phát triển hơn 300 năm (1206 i 1526), đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Hinđu giáo, tự dành cho mình những Ưu đãi về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. Sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo đã gây nên nôi bát bình trong nhấn dân.
– Văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. Một số công trình mang đậm kiến trúc Hồi giáo được xây dựng. Đê-li đã trở thành “một trong những thành phô” lớn nhất thế giới” ở thế kỉ XiV. Đây là thời kì tiếp xúc và giao lưu giữa hai nền văn mình đặc sắc là Ấn Độ Hinđu giáo và Airập Hồi giáo thúc đẩy sự giao lưu văn hóa Đông -Tây.
Thời Vương triều Hồi giáo Đê-li cũng là thời mà các thương nhân Ấn Độ du nhập Hồi giáo đến một số nơi, một số nước ở Đông Nam Á.
b) Vị trí của Vương triều Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ:
– Thế kỉ XV, một bộ phận dân Trung Á (do vua Ti-mua Leng chỉ huy) theo Hồi giáo, tự nhận là dòng dõi Mông cổ, tấn công Ấn Độ từ năm 1398. Đến cháu nội của ông là Ba-bua (Babur) mới đánh chiếm được Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn (gốc Mông cổ).
– Vương triều Mô-gôn (1526 i 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ, nhưng không phải chỉ có toàn là khủng hoấng, suy thoái và tán rã. Các vị vua thời kì đầu đã ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước. Đến thời trị vì của vua thứ tư là A-cơ-ba, Ấn Độ đạt được bước phát triển mới. A-cơ-ba (1556 i 1605) đã thi hành một số chính sách tích cực, làm cho xã hội ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng. A-cơ-ba được coi là một vị Ấnh hùng dân tộc, là Đấng Chí tôn A-cơ-ba
– Tuy nhiên, hầu hết các vua của vương triệu này đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị. Con và cháu của A-cơ-ba là Gia-han-ghi-a và Sa GiaihẤn đã chiếm đoạt nhiều của cải, xây dựng nhiềụ công trình kiến trúc, đặc biệt là lăng mộ Taigiơ MaihẤn và lâu đời Thành Đỏ (Là Kiilà). Những công trình này đã trở thành những di sận văn hóa bát hủ. Sự đói khang của nhấn dân tăng thêm.
– Thực dân Bồ Đởo Nha đến xâm lược từ thời kì đầu vương triều, họ lập các điểm buôn ban. Vua cuối cùng của vương triều là Aoirengidép phải đóì đầu với thực dân Ấnh và bước đầu để mát Maiđrất, Bomibay.
Câu 6. Cho biêt sự giống nhau của Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn Ấn Độ.
Gợi ý làm bài
– Đều là những vương triều ngoại tộc do các nước bên ngoài xâm chiếm và lập nên; đêu thi hành các chính sách áp bức và thống trị nhân dân Ấn Độ.
– Đều chọn Đê-li làm kinh đô; đều theo đạo Hồi.
– Đều bị suy yếu và sụp đó do mâu thuẫn giai cấp, dân tộc.
– Góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho nền văn hóa Ấn Độ,…
Câu 9. Vì sao nói Vương triều Mô-gôn tiến bộ hơn vương triều Hồi giáo Đêi li? Nêu những đóng góp của vương triều Mô-gôn đói với sự phát triển lịch sử Ấn Độ.
Gợi ý làm bài
a) Vương triều Mô- gôn tiến bộ hơn Vương triều Hồi giáo Đê-li:
Vương triều Mô-gôn đã có các chính sách hòa hợp dân tộc, tôn giáo, phát triển kinh tế, văn hóa,… làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vƯỢng trong một giai đoạn nhất định.
b) Những đóng góp của Vương triều Mô-gôn đối với sự phát triển lịch sử Ấn Độ: Các vị vua thời đầu đã ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước. Đến thời vua A-cơ-ba, Ấn Độ đã đạt được bước phát triển mới.
– A-cơ-ba (155611605) đã thi hành một số chính sách tích cực:
+ Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo và cả gốc Ấn Độ Hinđu giáo, có tỉ lệ gần như bằng nhau.
+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột quá đáng của chủ đất, quý tộc.
+ Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhâtcác hệ thống cấn đong và đo lường.
+ Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
Những chính sách đó làm cho xã hội ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vƯỢng. A-cơ-ba được coi là một vị Ấnh hùng dân tộc, là “Đáng Chí tônA-cơ-ba”.
Câu 10. Hãy lập bảng niên biểu về tiến trình lịch sử của Ấn Độ từ năm 1500 TCN đến thế kĩ XiX (theo mẫu sau) và cho biết vì sao đến thời A-cơ-ba, Ấn Độ lại phát triển thịnh đạt nhất.
Niên đại | Sự kiện |
Năm 1500 TCN | |
Năm 500 TCN | |
Thế kỉ IIITCN | |
Thế kỉ i | |
Thế kỉ VII | |
Thế kỉ XIII | |
Thế kỉ XiV | |
Thế kỉ XV | |
Thế kỉ XVi | |
Thế kỉ XiX |
Gợi ý làm bài
Niên biểu về tiến trình lịch sử của Ấn Độ từ năm 1500 TCN đến thế kỉ XiX:
Niên đại | Sự kiện | |
Năm 1500 TCN | Hình thành một số” nhà nước đầu tiên ở vùng Đông Bắc sống Hằng. | |
Năm 500 TCN | Nước Ma-ga-da lớn mạnh hơn cả, được nhiều nước khác tôn phục. | |
Thế kỉ IIITCN | Xuất hiện ông vua kiệt xuất nhất nước Ma-ga-da và nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ, là vua A-so-ka. | |
Thế kỉ i | Miền Bắc Ấn Độ thống nhất lại, bước vào thời kì phát triển cao và đặc sắc của lịch sử Ấn Độ i thời Vương triều Gúp-ta | |
Thế kỉ VII | Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán. | |
Thế kỉ XIII | Vương triều Hồi giáo Đê-li thành lập. | |
Thế kỉ XiV | Đê-li trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới” | |
Thế kỉ XV | Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu. | |
Thế kỉ XVi | Vương triều Hồi giáo Mô-gôn thành lập | |
Thế kỉ XiX | Thực dân phương Tây xâm lược Ấn Độ. |
b) Đến thời A-cơ-ba, Ấn Độ lại phát triển thịnh đạt nhất, vì:
Trong nửa thế kỉ ở ngôi, A-cơ-ba (1556 i 1605) đã thi hành một số chính sách tích cực:
■ Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo và cả gôc Ấn Độ Hinđu giáo, có t1 lệ gần như bằng nhau.
– Xây dựng khôi hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột quá đáng của chủ đất, quý tộc.
– Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cấn đong và đo lường.
– Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
Những chính sách đó làm cho xã hội ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.
Câu 11. Trình bày những chính sách của vương triều Hồi giáo Đê-li và nêu nhện xét tống quát về Ấn Độ thời phong kiến.
Gợi ý làm bài
a) Những chính sách của Vương triều Hồi giáo Đê-li:
– Năm 1206, người Hồi giáo gốc Trung Á chinh phục các tiểu quốc Ấn, lập nên Vương triều Hồi giáo Ấn Độ, gọi tên là Đê-li.
– Những chính sách eủa Vương triều Hồi giáo Đê-li:
+ Truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những CƯ dân theo Hiniđu giáo, tự dành cho mình những Ưu đãi yề ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
+ Thi hành những chính sách mềm mỏng để ổn định tình hình trong nước, nhưng sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo không thể làm tán đi nôi bát bình của nhấn dân.
+ Văn hóa Hồi giảo được du nhập vào Ấn Độ.
+ Xây dựng một số” công trình mang đậm dấu Ấn kiến trúc Hồi giáo. Thế kỉ XiV, kinh đô Đê-li đã trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới”.
b) Nhận xét tổng quát về Ấn Độ thời phong kiến:
– Trong thời phong kiến ở Ấn Độ, có vương triều do phong kiến Ấn Độ thiết lập (Vương triều Gúp-ta, thế kỉ iV i V; Vương triều Hác-sa, thế kỉ VII), nhưng cũng có vương triều do phong kiến ngoại tộc xâm chiếm lập nên (Vương triều Hồi giáo Đê-li, thế kỉ XIII i XVi; Vương triều Mô-gôn, thế kỉ XVI- XVIII).
– Ấn Độ ít khi được thống nhất dưới chế độ phong kiến, chỉ tương đối thống nhất dưới Vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỉ XIII i XVi) và Vương triều Mô-gôn (thế kỉ XVI- XVIII).
– Ngoài các vương triều như Vương triều Gúp-ta, Vương triều Hác-sa, Vương triều Hồi giáo Đê-li, Vương triều Mô-gôn, còn có nhiều quốc gia nhỏ ở phía nam Ấn Độ. Thời phong kiến ở Ấn Độ cũng luôn bị ngoại tộc tán công như người Hung, Eptalit, người Arập,.>.
– Thời phong kiến, Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu về kiến trúc, văn hóa, thủ công nghiệp, thương mại,…
– Xã hội Ấn Độ thời phong kiến tồn tại nhiều mâu thuẫn sâu sắc: sắc tộc, giai cấp, đẳng cấp, tôn giáo.
– Dưới thời phong kiến, ở Ấn Độ đẩ diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp bị trị chông lại giai cấp thống trị.
Câu 12. Đánh giá vai trò của vương triều Hồi giáo Đê-li đối với Ấn Độ và ối với thế giới.
Gợi ý làm bài
– Đối với Ấn Độ:
+ Tích cực:
- Du nhập vào Ấn Độ một số yếu tô” văn hóa mới – văn hóa Hồi giáo, làm cho văn hóa Ấn Độ vốn đã rất phong phú và đa dạng lại càng thêm phong phú và đa dạng hơn.
- Có một số công trình kiến trúc do chính quyền Hồi giáo xây dựng, mang đậm dấu Ấn kiến trúc Hồi giáo. Trải qua sáu đời vua, chinh chiến nhiều hơn xây dựng, nhưng kinh đô Đê-li đã trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới” ở thế kỉ XiV.
+ Hạn chế:
- Chính sách thâu tóm ruộng đất, thuế khóa nặng nề đã làm cho đời sống nhấn dân Ấn Độ vô cùng cực khổ.
- Tình hình trong nước không ổn định, sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo không thể làm tán đi nôi bát bình của nhấn dân.
– Đối với thế giới:
+ Đây là thời kì tiếp xúc và giao lưu giữa hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hinđu giáo và Airập Hồi giáo. Bước đầu, sự giao lưu văn hóa Đông i Tây cũng được thúc đẩy hơn.
+ Thời Vương triều Hồi giáo Đê-li cũng là thời mà các thương nhấn Ấn Độ du nhập Hồi giáo đến một số nơi, một số nước ở Đông Nam Á. Ở đó, một vài cộng đồng nhỏ Hồi giáo Airập đến từ trước, đã làm gia tăng sâu đậm hơn với thương nhấn Ấn Độ theo Hồi giáo
Câu 14. Lập bảng so sánh vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ (sự hình thành, chính sách cai trị, kết quả và rút ra nhận xét.
Gợi ý làm bài
Lập bảng so sánh vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn
Tiêu
chí |
Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206- 1526) | Vương triều Mô-gôn (1526 -1707) |
Vương triều Mô-gôn (1526 -1707) | Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành chinh phục vào đất Ấn Độ, từng bước chinh phục các tiểu quốc Ấn, lập nên Vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, gọi tên là Đê-li. | Năm 1398, vua Tiimua tự nhận là dòng dõi Mông cổ, bắt đầu tán công Ấn Độ.
– Đến thời Baibua (Babur) mới đánh được Đê-li, lập ra một vương triều mới, gọi là Vương triều Mô-gôn (gốc Mông cổ). |
Chính sách cai trị | Chia rẽ dân tộc, kì thị tôn giáo, áp bức giai cấp.
-Áp đặt tôn giáo, bắt những người Hinđu giáo phải theo đạo Hồi. – Tự dành cho mình những ưu đãi về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. |
Dưới thời vua A-cơ-ba đã thi hành một số chính sách tích cực:
– Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa ưên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông Cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo và cả ị gốc Ấn Độ Hinđíi giáo, có tí lệ gần như bằng nhau, ỷ! ậ – Xây dựng khối hòa hợp áấn tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bốc lột quá đáng của chủ đất, quý tộc. – Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cấn đong và đo lường. – Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật. |
Kết
quả |
i Chính sách phân biệt sắc tộc và tôn giáo làm tăng sự bát bình trong nhấn dân
– Văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. – Mội số” công trình kiến trúc Hồi giáo được xây dựng; kinh đô Đê-li đã trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới” ở thế kỉ XiV. – Bước đầu thúc đẩy hơn sự giao lưu giao lưu văn hóa Đông i Tây. – Đây cũng là thời mà các thương nhấn Ấn Độ du nhập Hồi giáo đến một sồ” nơi, một số nước ở Đông Nam Á. |
Xã hội ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.
– A-cơ-ba được coi là một vị Ấnh hừng dân tộc. – Nhiêu công trình kiến trúc vĩ đại được xây dựng, đặc biệt là lăng mộ Taigiơ MaihẤn và lâu đời Thành Đỏ (Là Kiilà). – Đây cũng được xem là thời kì phát triển thịnh vượng nhất trong lịch sử phong kiến Ấn Độ. |
b) Nhận xét:
Giống nhau:
+ Đều là những vương triều ngoại tộc do cấp nước bên ngoài xâm chiếm và lập nên.
+ Đều góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Ấn Độ.
+ Đều chọn Đê-li làm kinh đô.
+ Có vai trò nhất định trong việc phát triển kinh tế, văn hóa ở Ấn Độ.
-Khác nhau: về chính sách cai trị, Vương triều Mô-gôn đã tiến hành những chính sách ẹai trị tiến bộ, đặc biệt dưới thời vua A-cơ-ba đã đưa đến một thời kì thịnh vƯỢng và phát triển cao trong lịch sử trung đại Ấn Độ.
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
- Đáp án môn Lịch sử lớp 10
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10