23/05/2018, 15:36

Giới thiệu chung về lan Hồ Điệp

(Phalaenpsis) là một trong những loại phong lan được trồng phổ biến trên thế giới. Hồ Điệp, được mệnh danh là hoàng hậu của các loài phong lan, được phát hiện đầu tiên năm 1750, đến năm 1852 dùng từ Blume để định danh. Đến nay đã phát hiện được hơn 70 loài, đa số mọc tại các vùng nóng ẩm của ...

(Phalaenpsis) là một trong những loại phong lan được trồng phổ biến trên thế giới.

Hồ Điệp, được mệnh danh là hoàng hậu của các loài phong lan, được phát hiện đầu tiên năm 1750, đến năm 1852 dùng từ Blume để định danh. Đến nay đã phát hiện được hơn 70 loài, đa số mọc tại các vùng nóng ẩm của châu Á. Lan Hồ Điệp trồng thương phẩm đều là giống lai. Qua hơn 50 năm lai tạo, các nhà tạo giống đã tạo ra rất nhiều giống lan lai có hoa to, thời gian ra hoa kéo dài 2 – 3 tháng, màu sắc hoa cũng như các hoa văn trên hoa đều vô cùng đa dạng. Các giống lan thương phẩm được chia ra làm hai loại: hoa chậu, hoa cắt. Hoa chậu dùng que kim loại không rỉ để cố định cành hoa, một cây có thể cho vài đến vài chục bông hoa tạo dáng như quần thể bướm bay lượn nên rất được thị trường ưa chuộng. Mấy năm gần đây, thị trường hoa lan Hồ Điệp có sức tiêu thụ lớn hơn bất kì một loại hoa nào khác và được bán với giá rất cao nhưng cũng không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Không chỉ ở Trung Quốc mà ở Hà Lan, Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới nhu cầu tiêu thụ hoa lan Hồ Điệp cũng rất lớn. Nhu cầu của thị trường quốc tế cũng tăng không ngừng. Đến năm 2002 trong bảng xếp hạng của Hà Lan, Hồ Điệp đứng thứ 2 trong 16 loại hoa được xếp hạng. Lan hồ điệp

Ở Đài Loan, lan Hồ Điệp được cả thế giới ngưỡng mộ và được tiêu thụ khắp toàn cầu, nguyên nhân chính của sự thành công là do Đài Loan đã thành lập được một hệ thống tiên tiến hàng đầu thế giới trong việc lai tạo giống lan mới. Đài Loan trở thành nơi sản xuất chủ yếu lan Hồ Điệp của thế giới. Từ thập kỷ 80, Trung Quốc bắt đầu nhâp nội lan Hồ Điệp, đầu những năm 90 vẫn là giai đoạn nghiên cứu (Trung câm nghiên cứu hoa – Viện KHNN Quàng Đông, Trung tâm KHNN Thâm Quyến, Khoa sinh học ĐH Lan Châu… ) các cơ sở này đều tạo được một số giống hoa lan mới hàng kỹ thuật gieo hạt in vitro và nhân vô tính. Trung tâm nghiên cứu hoa – Viện KHNN Quảng Đông thông qua việc lợi dụng điều kiện khí hậu của vùng núi cao đã thành lập được một quy trình trồng lan cung cấp cho vụ  Tết Nguyên Đán. Năm 2002, sản lượng lan Hồ Điệp của Trung Quốc là ba triệu cây, chủ yếu ở Quảng Đông, Phúc Kiến, Bắc Kinh, Vân Nam, Sơn Đông,v.v.bao gồm 50 – 60 xí nghiệp có quy mô lớn. Trong đó Quảng Đông có hơn 10 công ty sản xuất khoảng 1.2 triệu cây (chiếm 40% sản lượng lan Hồ Điệp của Trung Quốc). Cùng với mức sống ngày càng cao của người dân thì nhu cầu về hoa cũng ngày càng tăng, giá hoa Hồ Điệp năm 1998 là 120 – 180 NDT/cây, hiện nay đã giảm xuống còn 50 – 60 NDT/cây, rất hợp khả năng của người tiêu dùng. Diện tích trồng hoa ngày một tăng và nghề trồng lan Hồ Điệp đã trở thành con đường làm giàu chắc chắn.

Lan hồ điệp

Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90, Việt Nam đã sớm nhận thấy cần phát triển hoa thương mại như một sản phẩm nông nghiệp hàng hoá có ý nghĩa quan trọng. Dự án nghiên cứu phát triển hoa thương mại Bắc Việt Nam – một dự án quốc tế thuộc chương trình VISED (phát triển kinh tế Việt Nam bển vững) giữa Việt Nam và Canada được tiến hành nhằm góp phần thúc đẩy ngành sản xuất hoa ở nước la. Dự án này do Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội chủ trì, một trong các nội dung chính của dự án là nghiên cứu phát triển hoa lan thương mại. Kết quả nghiên cứu của dự án cho thấy: ở Bắc Việt Nam, việc phát triển các giống lan thương mại có nguồn gốc nhiệt đới như Dendrobium, Oncidium, Cauleya… là hạn chế nhưng lại rất thuận lợi cho việc phát triển lan Hồ Điệp (Phalcanopsis). Từ những kết quả nghiên cứu có tính định hướng này, hàng loạt các cơ sở nghiên cứu. các công ty thương mại đã tập trung phát triển hoa lan Hồ Điệp. Điển hình là Tổng công ty rau hoa quả Việt Nam đã hợp tác với Nhật Bản hình thành xí nghiệp Javeco để chủ yếu sản xuất và thương mại lan Hồ Điệp. Sau đó, một số công ty tư nhân như: Hoàng Thảo, Ngọc Lan…. đã dầu tư lớn cho việc kinh doanh mặt hàng này. Bên cạnh đó các cơ quan nghiên cứu như Viện Sinh học Nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp, Viện Di truyền Nông nghiệp,Trung tâm kỹ thuật rau hoa quả Hà Nội… cũng tập trung nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng lan Hồ Điệp. Năm 2002, quy trình nhân giống và nuôi trồng lan Hồ Điệp do Viện Sinh học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I nghiên cứu và đề xuất đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật và cho áp dụng rộng rãi ngoài sản xuất. Quy trình bao gồm các khâu nhân nhanh giống bằng nuôi cấy mô, kỹ thuật ra cây và ươm cây con, kỹ thuật trồng và điều khiển cây ra hoa.

Thị trường hoa lan Hồ Điệp ở Việt Nam rất sôi động. Giá lan Hồ Điệp trong nhiều năm giao động từ 100 – 150 ngàn đồng/cây. Dịp Tết năm 2005, công ty Flora của Trung Quốc đã nhập ồ ạt Lan Hồ Điệp vào Việt Nam (theo điều tra ước tính trên 40.000 cây) và đã tiêu thụ gần hết, mặc dù rằng chủng loại hoa còn hạn chế và đó chưa phải các loại Hồ Điệp có giá trị cao. Điều này đặt ra cho các nhà nghiên cứu phát triển ngành sản xuất hoa của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nhiệm vụ cần sớm làm chủ công nghệ sản xuất lan Hồ Điệp từ khâu tạo giống, nhân giống đến nuôi trồng và điều khiển ra hoa theo ý muốn, đồng thời, cần tổ chức phát triển sản xuất lan Hồ Điệp như một thế mạnh của ngành hoa thương mại ở Bắc Việt Nam.

0