Thân và cành bonsai
Chủ đích của thân và cành chỉ là đế tạo ra một bộ khung kết cấu để nâng đỡ các tán lá, là nơi nhận hầu hết ánh sáng và không khí. Chúng thường cũng dẫn lưu nước, các dưỡng chất, và các loại đường từ rễ lên lá và ngược lại. Ở những cây trưởng thành phần lớn các mô hình thành thân và cành, nghĩa ...
Chủ đích của thân và cành chỉ là đế tạo ra một bộ khung kết cấu để nâng đỡ các tán lá, là nơi nhận hầu hết ánh sáng và không khí.
Chúng thường cũng dẫn lưu nước, các dưỡng chất, và các loại đường từ rễ lên lá và ngược lại. Ở những cây trưởng thành phần lớn các mô hình thành thân và cành, nghĩa là lõi cây, bị chết. Nó bị gỗ hóa (nghĩa là biến thành gỗ) trở nên rắn chắc và có vai trò làm cho cây trở nên cứng cáp. Thông thường thì lõi cây càng to thì cây càng khó uốn. Phần thật sự còn sống của câv chỉ là các lớp ngoài cùng, và những lớp này là nơi diễn ra mọi hoạt động của cây. Các tán lá rộng và trải dài của cây tuyết tùng Lebanon này là điển hình cho những loài cây cò quả hình nón cổ điển, đổng thời nó cũng mang đến nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ chơi bonsai.
Tầng tăng sinh
Nếu dùng móng tay nhẹ nhàng cào lên một cành con, bạn sẽ thấy một lớp có màu lục sáng nằm ngay bên dưới lớp ngoài của nó. Đây là tầng tăng sinh (cambium), là một lớp tế bào đơn độc bao quanh thân, cành, và rễ cây. Tầng tăng sinh liên tục sản sinh những tế bào thực vật mới thuộc nhiều loại khác nhau thuộc cả phần trong lẫn phần ngoài của cây suốt mùa tăng trưởng. Chúng cũng có khả năng tạo ra các chồi rễ mới cũng như kết hợp với tầng tăng sinh của một cây khác, là khả năng được khai thác trong quy trình ghép cây.
Khi một cành to bị cắt trong mùa tăng trưởng, là lúc mà tầng tăng sinh hoạt động mạnh nhất, tầng này sẽ phản ứng với việc bị mất cành bằng cách tạo ra một khối chồi hoàn toàn mới lòi ra như một vương miện từ giữa lớp vỏ ngoài và lớp dác gỗ đế thay thế tán lá bị mất. Phần lớn các chồi này lần lượt chết do chen nhau mọc và do thiếu ánh sáng, nhưng chồi mạnh nhất vẫn tiếp tục phát triển khỏe mạnh.
Tầng tăng sinh cũng có nhiệm vụ tạo ra các mô “cuộn quanh” các vết thương đế chữa lành chúng. Nếu nhìn kỹ vào chỗ vừa mới bị cắt, bạn sẽ thấy được mô này nổi lên từ giữa lớp vỏ và lớp gỗ như thế nào.
Tầng gỗ
Bên trong tầng tăng sinh, các tế bào mà tầng này mới tạo ra sẽ hình thành tầng gỗ, là tầng dẫn lưu nước lên phần trên của cây. Việc hình thành các tầng gỗ mới hàng năm sẽ tạo ra các vòng tương ứng vào mỗi năm. Tầng gỗ vẫn hoạt động thêm một năm hoặc hơn tùy theo loài cây, và trong khi hoạt động, tầng này hình thành cái được gọi là dác gỗ. Đây là một nhóm gồm những vòng bao quanh lõi và có màu nhạt hơn lõi. Tốc độ tăng trưởng của cây và kiểu mẫu của tế bào gỗ sẽ quyết định độ cứng và dạng thớ của cây đó.
Việc tạo ra tầng gỗ mới cũng giúp cố định tư thế cúa các cành khi chúng được uốn bằng dây kim loại. Khi sức căng của một tầng gỗ mới đã đủ mạnh để chống lại phần gỗ cũ, chúng ta có thể loại bỏ dây kim loại, và cành được uốn sẽ vẫn giữ nguyên kiểu dáng. Các cành và các cành con được hình thành hoàn toàn từ tầng gỗ sẽ dễ uốn và dễ dàng chấp nhận những hình dạng mới. Các cành lâu năm và có lõi sẽ cần nhiều thời gian hơn để uốn nắn. Sức căng được vận dụng ể uốn loại cành này phải được tác động liên tục, vì cho dù trông như đã được cố định, nó vẫn dần dần trở lại hình dạng ban đầu vì tầng gỗ mềm không thế cưỡng lại sức ép của phần lõi rắn chắc.