23/05/2018, 15:36

Cách trồng khoai tây

Cây khoai tây rất nhạy cảm với nhiệt độ, nhất là lúc tạo “củ”; giai đoạn cây lớn cần nhiệt độ 22ºC; giai đoạn kế tiếp 18°C, hình thành củ 16 – 20°C; nhiệt độ lên 30°C không có củ Đặc điểm cây khoai tây Khoai tây là cây mới được người châu Âu dưa vào nước ta vài trăm năm nay. Cây ...

Cây khoai tây rất nhạy cảm với nhiệt độ, nhất là lúc tạo “củ”; giai đoạn cây lớn cần nhiệt độ 22ºC; giai đoạn kế tiếp 18°C, hình thành củ 16 – 20°C; nhiệt độ lên 30°C không có củ

Đặc điểm cây khoai tây

Khoai tây là cây mới được người châu Âu dưa vào nước ta vài trăm năm nay. Cây có tên khoa học là Solanum tuberosum, loài lấy củ vừa làm rau ăn vừa làm lương thực. Họ Cà, cây cao 45 – 50cm, lá kép lông chim lẻ mọc cách. Hoa trắng hay tím, mọc thành xim 2 ngả. Quả mọng, màu lục, hình cầu, nhiều hạt. “Củ” khoai tây chính là cành địa sinh phình lên ở đầu, nên mỗi “củ” có nhiều mắt ngủ, gặp điều kiện thuận lợi nảy thành mầm.

Cây khoai tây rất nhạy cảm với nhiệt độ, nhất là lúc tạo “củ”; giai đoạn cây lớn cần nhiệt độ 22ºC; giai đoạn kế tiếp 18°C, hình thành củ 16 – 20°C; nhiệt độ lên 30°C không có củ. Trời mưa kéo dài sẽ phát sinh nhiều bệnh nên người ta chỉ trồng khoai tây trong mùa khô và chỉ cần thường xuyên giữ ẩm.

Các giống khoai tây đều có phản ứng với ngày ngắn trong thời gian tạo “củ”. Ngày dài kéo theo sinh thân, lá. Cường độ ánh sáng mạnh sẽ tích lũy nhiều sản phẩm quang hợp.

Khoai tây ưa sống ở đất nhẹ, đất pha cát, có độ pH = 5,5 – 6,0, cần ẩm trong suốt giai đoạn sinh trưởng từ 70 – 80 ngày với giống sớm; 8 – 9 tháng với giống muộn.

Cây khoai tây có nguồn gốc từ núi Andơ (Peru, Bolivia, Nam Mỹ) là cây lương thực lâu đời của dân tộc Inca ở Pêru, cuối thế kỷ XVI được người Tây Ban Nha đưa về châu Âu, đến thế kỷ XVIII Parmentier người Pháp mới đề xướng cách trồng. Đến nay, khoai tây được trồng rất nhiều nơi từ vĩ độ 10 Bắc đến 20 vĩ độ Nam. Ở nhiệt đới, khoai tây chỉ trồng và cho năng suất cao ở vùng có độ cao 400 – 2000m.

Trong 100g củ khoai tây có 62,3g nước; 1,7g protein; 17,4g gluxit; 8,3mg canxi; 41,5mg photpho; 1,0mg sắt và 8mg vitamin c.

Khoai tây là cây nhập nội, muốn có năng suất cao phải lưu ý:

Thời vụ

Ở vùng khí hậu của Việt Nam. có thể trồng từ 5 tháng 10 đến 5 tháng 11. Trồng bằng các mầm trên “củ”, nên chọn những củ không bị bệnh, mầm to, khỏe, có nhiều mắt.

Đất trồng

Đất trồng khoai tây nên chọn đất nhẹ, đất pha cát, đất bãi bồi các sông, không quá chua, độ mùn 1,5%; chủ động được tưới tiêu, xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nguồn nước thải sinh hoạt và xa quốc lộ ít nhất 100m.

Đất trồng tốt nhất là đất luân canh với cây khác họ, cày bừa kỹ, lên luống. Mỗi luống rộng 55 – 60cm; cao 25 – 30cm trồng một hàng. Muốn trồng hai hàng phải làm luống kép rộng 100 – 120cm; cao 25 – 30cm. Đào các hố cách nhau 20 – 25 x 55cm.

Bón phân

Bón lót phân chuồng cùng phân lân và 30% phân đạm, 30% phân kali, trộn đều cùng đất cho vào các hố. Bón thúc làm 2 lần bằng số phân hóa học còn lại lần thứ nhất là sau khi trồng 15 – 20 ngày, bón 30% phân đạm và 30% phân kali; lần thứ hai cách lần thứ nhất 15 – 20 ngày với số phân còn lại.

Không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi bón cho khoai.

Lượng phân bón cho một vụ khoai tây

Loại phân Tổng số phân (kg nguyên chất/sào) Bón lót

(%)

Bón thúc(%)
1 2
Phân chuồng 540 – 720 100
Phân đạm 9 30 30 40
Phân lân 33 100
Phân kali 13 30 30 10

Tưới nước

Dùng nước sông, nước giếng khoan tưới cho khoai. Không dùng nước ao tù, nước thải công nghiệp chưa qua hệ thống xử lý và nước thải sinh hoạt.

Trong thời kỳ phình củ, củ lớn nhanh khoai cần rất nhiều nước, nên bơm nước vào rãnh để ngấm nước dần vào luống, sau đó tháo sạch nước thừa. Khoai tây không chịu được úng nên phải tránh nước đọng trong luống. Tập trung tưới vào các thời gian sau: cây mọc được 15 – 20 ngày tưới ngập rãnh; sau 15 – 20 ngày nữa tưới lần hai và sau khi trong 60 – 65 ngày tưới lần thứ 3.

Vun xới nhẹ sau khi trồng 7 – 10 ngày, lấp củ kết hợp tỉa bớt phần mầm, chỉ để lại 3 – 4 thân/khóm; 25 – 30 ngày xới sâu, vun cao gốc kết hợp bón thúc; 35 – 40 ngày xới nhẹ, vét đất ở rãnh lên, vun cao gốc.

Thu hoạch khoai tây

Lá khoai chuyển màu vàng là lúc củ đạt độ chín. Nhổ toàn bộ cây, bới lấy củ, tránh làm sây sát, giập nát củ, giũ sạch đất, tải ra nơi có bóng mát hong cho khoai khô, rồi đem cất giữ trên các giàn, trong bóng tối tránh gặp ánh sáng khoai sẽ mọc mầm.

0