23/05/2018, 15:36

Cách trồng cà rốt

Đặc điểm cây cà rốt Cây cà rốt (Daucuscarota var sativa), cây rau ăn củ sống 1 hay 2 năm, họ Hoa tán (Umbelliferae), sống ở vùng nhiệt độ mát 16 – 24°c, có mưa mùa hè và đầu thu. Nhiệt độ trên 25°c cây sinh trưởng kém, các mạch gỗ trong củ phát triển mạnh, nhiều xơ, hàm lượng caroten thấp. Cây ...

Đặc điểm cây cà rốt

Cây cà rốt (Daucuscarota var sativa), cây rau ăn củ sống 1 hay 2 năm, họ Hoa tán (Umbelliferae), sống ở vùng nhiệt độ mát 16 – 24°c, có mưa mùa hè và đầu thu. Nhiệt độ trên 25°c cây sinh trưởng kém, các mạch gỗ trong củ phát triển mạnh, nhiều xơ, hàm lượng caroten thấp. Cây thụ phấn chéo nhờ côn trùng. Hạt có gai, màng vỏ hạt có tinh dầu. Người ta phân biệt các giống cà rốt bằng cấu tạo phiến lá, kích thước củ và màu sắc củ.

Đất trồng cà rốt tốt nhất là đất nhẹ, giàu dinh dưỡng và chất hữu cơ, độ pH khoảng 6 – 6,5. Đất thịt nặng cây sinh trưởng kém, củ nhỏ, khó thu hoạch, cần duy trì độ ẩm đều đặn đặc biệt ở giai đoạn củ để củ nhẵn, ít phân nhánh, mập, đều.

Cà rốt có nguồn gốc từ Hymalaya thuộc nước Apganistari sau đó được dưa sang Iran, Ân Độ. Ngày nay, cà rốt được gieo trồng khắp các nước châu Á.

Trong 100g củ cà rốt có 75,2g nước; 4,3g gluxit; 36,6mg canxi; 33,2mg photpho; 0,7mg sắt; 7,65mg caroten và 7mg vi ta min C.

Trồng cà rốt cần lưu ý

Thời vụ

Cà rốt chỉ trồng được ở vùng có khí hậu mát, có mùa đông lạnh như miền Bắc và Đà Lạt. Khi trồng cà rốt phải lưu ý: trong một năm có thể trồng 3 vụ cà rốt: vụ sớm gieo vào tháng 7 – 8, thu hoạch tháng 10 – 11, năng suất thấp; vụ chính gieo vào tháng 9 – 10, thu hoạch tháng 12, tháng 1 năm sau, năng suất cao; vụ muộn gieo từ tháng 1 đến tháng 2 thu hoạch vào tháng 4, 5, cây phát triển chậm, phẩm chất kém.

Hạt cà rốt có lông nhỏ bao phủ, khó thấm nước. Vì vậy trước khi gieo cho vào túi vải vò thật kỹ làm gãy lớp lông bên ngoài trộn với bùn tỷ lệ 1 : 1, tưới nướccho ấm đảo đều, đậy lại, sau 8 – 10 giờ lại tưới ẩm, sau 2 ngày đêm mới đem gieo. Lượng hạt gieo 400 – 500g/ha (160 – 180g/sào). Sau khi gieo lấy trang cào nhẹ đất phủ lên hạt, phủ rạ, tưới ẩm hàng ngày đến khi cây mọc.

Đất trồng

Đất trồng tơi xốp, nhiều mùn, độ pH = 6,0 – 6,8; cày bừa kỹ, lên luống, đập nhỏ. Luống rộng 1,2 – 1,4m; cao 0,25 – 0,30m, rãnh rộng 0,25 – 0,30m. Nơi trồng phải xa khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang; xa nguồn nước thải, chất thải; cách quốc lộ ít nhất là 100m. Sau khi cây mọc, tỉa bớt cây con để lại 370.000 -423.000 cây/ha.

Bón phân

Bón lót bằng phân chuồng ủ mục trộn với supe lân và đạm, kali sunfat.

Bón thúc bằng phân hóa học, sau khi trồng 30 ngày như bảng sau.

Lượng phân bón một vụ cà rốt

Loại phân Tồng số phân (kg nguyên chấ/sào) Bón lót (kg/sào) Bón thúc (kg/sào)
30 ngày 45 ngày
Phân chuồng 700 700
Phân urê 3 1 1 1
Phân lân 10 10
Phân kali 2,5 1 1 1,5

Chăm sóc

Dùng nước sạch: nước giếng khoan, nước phù sa tưới thường xuyên để giữ ẩm cho đất. Khi cây mọc đều cứ 3 – 5 ngày tưới một lần, khi thành củ mỗi tuần tưới một lần. Hạn chế tưới sau khi mọc 60 ngày.

Lúc cây cao 5 – 8cm tỉa bỏ cây xấu lần thứ nhất; cây cao 12 – 15cm tỉa bớt lần thứ 2 để đảm bảo mật độ cây 10 – 12cm, hàng cách hàng 20cm, kết hợp xới xáo, làm cỏ.

Thu hoạch cà rốt

Khi thấy các lá dưới cây chuyển vàng, lá non ngừng sinh trưởng củ tròn đều là thu hoạch ngay. Khi nhổ tránh va chạm làm sây sát, cắt bỏ lá để lại cuống 10 – 15cm xếp vào làm gỗ mang đến nơi tiêu thụ.

Sâu, bệnh và phòng trừ

Cà rốt thường bị sâu xám, sâu khoang, rệp phá hại và đôi khi bị thối đen.

Cách trừ sâu hữu hiệu nhất là bắt bằng tay, nếu mật độ rệp cao có thể dùng Trebon 10 EC 0,2% hoặc sherpa 25 EC phun với nồng độ 0,15%.

Biện pháp tốt nhất là có chế độ canh tác hợp lý.

0