Cách chọn nơi nuôi cua biển
Chọn nơi nuôi là một công việc quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của biển cũng như sản lượng cua đảm bảo trong quá trình nuôi Khảo sát điều kiện tự nhiên và xã hội Khảo sát điều kiện tự nhiên – Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình ...
Chọn nơi nuôi là một công việc quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của biển cũng như sản lượng cua đảm bảo trong quá trình nuôi
Khảo sát điều kiện tự nhiên và xã hội
Khảo sát điều kiện tự nhiên
– Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động. Vì vậy vùng đất xây dựng trại phải đạt được một số tiêu chí sau: Vùng bãi chọn nuôi cua biển
+ Vùng đất phải bằng phẳng và cao trình vị trí trại không nên cao quá 3 – 4 m so với mực nước triều cực đại. Nếu cao trình vùng nuôi quá lớn sẽ gây khó khăn cho việc bơm nước và tăng chi phí sản xuất.
+ Có nguồn nước ngọt đảm bảo cho sinh hoạt, vệ sinh trại và hạ độ mặn khi cần thiết, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nguồn nước không bị ô nhiễm, không nhiễm phèn…
+ Diện tích mặt bằng xây dựng trại không nên quá hẹp, tối thiểu ở mức 300 – 100m², đảm bảo tiêu chuẩn và bố trí các hạng mục công trình và hơn nữa là quan tâm tới khả năng mở rộng công trình sản xuất trong tương lai.
+ Chọn vùng nuôi có cua tự nhiên xuất hiện nhiều.
Khảo sát điều kiện xã hội nơi nuôi
Vùng nuôi cua biển– Vùng nuôi nên tránh xa khu vực đông dân cư đặc biệt là nguồn nước thải sinh hoạt.
– Giao thông thuận tiện, nguồn điện năng ổn định
– Vùng nuôi nằm trong hệ thống quản lý về tài nguyên, môi trường của địa phương
– Vùng nuôi phải đảm bảo về an ninh trật tự.
Chọn chất đất
Thu mẫu
– Xác định vùng đất cần thu mẫu:
+ Vùng đất cần thu mẫu là vùng được xác định thông qua bản đồ, bình đồ vùng miền, địa phương để tiến hành thăm dò, khảo sát.
+ Tiến hành thăm dò, khảo sát bằng các nghiệp vụ chuyên môn (trắc địa, thổ nhưỡng…) để lựa chọn xây dựng ao nuôi cua.
+ Xác định được vùng thu mẫu thong qua kết quả thăm dò khảo sát để tiến hành thu mẫu đất.
– Thu mẫu đất:
+ Chuẩn bị thiết bị thu mẫu: khoan thổ nhưỡng, xẻng, cuốc, túi nilong, xô chậu, găng tay, nhiên liệu điện, xăng, dầu…
+ Tiến hành thu mẫu đất:
Bước 1. Xác định điểm thu mẫu đất: tùy theo diện tích vùng thu mẫu mà số điểm thu mẫu ít hay nhiều. Thường từ 5 – 10 điểm được phân bố đều trên toàn bộ diện tích vùng đất thu mẫu. Các điểm được xác định cắm mốc và đánh số thứ tự. danh dau diem thu mau dat
Bước 2. Thu mẫu: đất được thu bằng khoan thổ nhưỡng chuyên dụng để lấy được nhiều tầng đất hơn. Nếu thổ nhưỡng vùng miền tương đối đồng đều thì dùng cuốc, xẻng đào lấy mẫu từ tầng mặt xuống khoảng 50cm.
Bước 3. Đánh dấu mẫu đất: đất sau khi thu được cho vào túi nilong hoặc xô chậu và tiến hành đánh số theo các điểm đã xác định.
Mẫu đất được chuyển đi xác định loại đát nào hoặc đánh giá trực tiếp loại đất ở thực địa.
Xác định loại đất
– Chỉ tiêu các loại đất:
+ Đất cát: là loại đất trong đó cát chiếm hơn 70% trọng lượng. Đất cát dễthấm nước, giữ nước kém. Đất cát chịu tác động nhiệt mạnh, dễ nóng, dễ lạnh. Đất cát nghèo chất dinh dưỡng và các chất keo kết, dễ bị xói mòn.
+ Đất sét: Đất sét là loại đất chứa hơn 65% sét. Nó có tính chất ngược lại hoàn toàn đất cát. Khó thấm nước, giữ nước tốt, đất sét chặt. Đất sét khó nóng lên nhưng lâu nguội sét chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn đất cát.
+ Đất thịt: Mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Nếu là đất thịt nhẹ thì nó có tính chất ngả về đất cát, đất thịt nặng thì có tính chất ngả về đất sét.
Phân loại các loại đất– Tiến hành xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng:
+ Chuẩn bị thiết bị: bình đựng thủy tinh trong suốt, nước sạch, que tre, thước đo, kính núp
+ Tiến hành: gồm các bước sau
Bước 1. Cho đất vào bình đựng với lượng đất chiếm 1/3 thể tích bình đựng.
Bước 2. Cho nước sạch vào bình với lượng chiếm khoảng 2/3- 3/4 bình đựng.
Bước 3. Dùng que tre khoáng đều để đất được hòa tan trong bình.
Bước 4. Để đất sa lắng hoàn toàn trong bình.
Bước 5. Quan sát, kiểm tra thành phần cát, đất trong bình để xác định loại mẫu đất (đất cát, đất sét hoặc đất thịt)
Đánh giá kết quả
– Đánh giá việc xác định vùng đất cần thu mẫu.
– Đánh giá việc thu mẫu đất.
– Đánh giá việc xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng.
– Đánh giá việc xác định loại đất.
Khảo sát nguồn nước
Khảo sát lượng nước
Nguồn nước quyết định đến diện tích có thể xây dựng trại. Kiểm tra nguồn nước bao gồm:
– Lượng nước: để nắm được sự biến động hàng năm, trong năm có đủ cung cấp cho ao nuôi cua biển (tiến hành kiểm tra vào mùa khô).
Kiểm tra chất nước
Kiểm tra lượng ôxy hòa tan
– Tiến hành lấy mẫu hàng loạt tại các vị trí trong ao nuôi (góc, bề mặt, đáy).
– Khi thu mẫu tại mỗi vị trí lấy khoảng 0,5 lít. Đưa vào chai đựng, đánh dấu xác định.
– Thao tác sử dụng bộ kít của hãng Sera – Đức để xác định hàm lượng ôxy hòa tan Bộ thử nhanh Sera O2 Test Kit – Germany
+ Bước 1: Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy mẫu nước đến mép lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
+ Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 + 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra, đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ (phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ), lắc đều, sau đó mở nắp lọ ra.
+ Bước 3: Làm sạch trong và ngoài lọ thuỷ tinh bằng nước ngọt sạch trước và sau mỗi lần kiểm tra.
+ Bước 4: Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu và xác định nồng độ ôxy (mg/l). Nên thực hiện việc so màu dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào
Kiểm tra độ pH
– Thu mẫu nước tương tự với thu mẫu đo lượng ôxy hòa tan.
– Thao tác sử dụng bộ kít để đo độ pH Bộ thử nhanh độ pH Sera pH Test Kit – Đức
+ Bước 1: Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
+ Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra.
+ Bước 3: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra.
– Bước 4: So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu: đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng. So màu các chỉ số pH
Kiểm tra hàm lượng NH3
– Tiến hành lấy mẫu hàng loạt tại các vị trí trong ao nuôi (góc, bề mặt, đáy).
– Khi thu mẫu tại mỗi vị trí lấy khoảng 0,5 lít. Đưa vào chai đựng, đánh dấu xác định.
– Thao tác sử dụng bộ kít của hãng Sera – Đức để xác định hàm lượng NH3 Bộ thử nhanh Sera NH4+ Test Kit – Germany
+ Bước 1: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và
sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng.
+ Bước 2: Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
+ Bước 3: Cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thuỷ tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp và lắc đều.
+ Bước 4: Mở nắp, cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp và lắc đều rồi mở nắp ra.
+ Bước 5: Cho tiếp 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ, lắc đều. Chú ý: Nếu mẫu thử là nước ngọt thì chỉ dùng 3 giọt ở mỗi chai thuốc thử 1, 2, 3.
– Bước 6: Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu.
Chú ý: Ở bảng so màu, a biểu thị mẫu nước ngọt, b biểu thị mẫu nước mặn
– Bước 7: Đối chiếu giá trị NH4+ với giá trị pH để kiểm tra độc tố NH3 có trong nước ao.
Bảo quản:
Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em.
Chú ý:
Thuốc thử số 3 có chứa sodium hydroxide và sodium hypochlorite dễ cháy, rất hại cho mắt. Tránh tiếp xúc trực tiếp vào mắt, da và quần áo. Trường hợp thuốc thử này tiếp xúc với mắt, nên rửa ngay với thật nhiều nước và nên làm theo lời khuyên của bác sĩ.
Kiểm tra hàm lượng NO2
– Tiến hành lấy mẫu hàng loạt tại các vị trí trong ao nuôi (góc, bề mặt, đáy).
– Khi thu mẫu tại mỗi vị trí lấy khoảng 0,5 lít. Đưa vào chai đựng, đánh dấu xác định.
– Thao tác sử dụng bộ kít của hãng Sera – Đức để xác định hàm lượng NO2 Bộ thử nhanh Sera NO2 Test Kit – Germany
+ Bước 1: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng.
+ Bước 2: Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
+Bước 3: Nhỏ 5 giọt thuốc thử số1 và 5 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra.
+ Bước 4: Đóng nắp lọ và lắc nhẹ. Mở nắp ra.
+ Bước 5: Chờ 3 – 5 phút, sau đó đem đối chiếu với bảng so màu. Nên thực hiện việc so màu với ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
Bảo quản: Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em.
Chú ý: Thuốc thử số 1 có chứa hydrochlor acid gây kích thích mắt, hệ hô hấp và da, rất có hại cho mắt. Trường hợp thuốc thử này tiếp xúc với mắt, nên rửa ngay với thật nhiều nước và nên làm theo lời khuyên của bác sĩ.
– Đánh giá Đánh giá hàm lượng NO2
Kiểm tra độ mặn
– Thu mẫu nước tương tự với thu mẫu khi xác định hàm lượng ôxy
– Các thao tác sử dụng khúc xạ kế để đo độ mặn Khúc xạ kế
– Bước 1: Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch cần đo lên lăng kính
– Bước 2: Đậy tấm chắn sáng
– Bước 3: Nước phải phủ đều trên lăng kính
– Bước 4: Đưa lên mắt ngắm
– Bước 5: Đọc số trên thang đo. Chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất.
– Bước 6: Lau khô bằng giấy thấm mềm
Ghi chú: không được làm ướt khúc xạ kế.
Ghi chú: Khi nồng độ muối của dung dịch quá cao, trên màn hình quan sát chỉ xuất hiện màu trắng.
Đánh giá kết quả
– So sánh các chỉ số các yếu tố môi trường nước đo được ở nguồn nước với tiêu chuẩn chất lượng nước đòi hỏi trong nuôi cua biển thương phẩm