23/05/2018, 15:21

Lắp đặt hệ thống quạt nước cho ao nuôi tôm sú

Trong hệ thống nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh, mật độ nuôi cao nên thường xảy ra hiện tượng thiếu hụt khí ôxy hòa tan trong nước. Sục khí là một trong những công nghệ được sử dụng để làm tăng mức ôxy hoà tan trong nước ao tạo khả năng ngăn ngừa được dịch bệnh. Hiện nay có hai loại: máy sục ...

Trong hệ thống nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh, mật độ nuôi cao nên thường xảy ra hiện tượng thiếu hụt khí ôxy hòa tan trong nước. Sục khí là một trong những công nghệ được sử dụng để làm tăng mức ôxy hoà tan trong nước ao tạo khả năng ngăn ngừa được dịch bệnh.

Hiện nay có hai loại: máy sục khí đập nước bề mặt (quạt nước) và máy sục khí thổi khí từ đáy lên (máy sục khí) được sử dụng phổ biến trong các ao nuôi mật độ cao. Tuy nhiên lắp đặt hệ thống này một cách hợp lý mới phát huy tác dụng của chúng.

Thiết lập sơ đồ quạt nước

Mục đích quạt nước

– Cung cấp oxy cho tôm nuôi trong ao.

– Vận chuyển ôxy xuống đáy ao, loại bỏ các khí độ H2S, NH3 ở đáy ao ra ngoài ao

– Làm sạch đáy ao, tập trung các chất cặn bã vào giữ ao

– Xáo trộn nước để tảo tiếp cận được với ánh sáng mặt trời

– Làm tăng hàm lượng ôxy hoà tan trong nước ao nuôi tôm giúp người nuôi có thể thả giống mật độ dày hơn, tỷ lệ chuyển hoá thức ăn (FCR) của tôm cao hơn, tôm lớn nhanh hơn, tỷ lệ sống cao hơn, từ đó nâng cao được sản lượng, tăng thêm lợi nhuận và đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh.

Thiết lập sơ đồ lắp quạt nước

Chọn vị trí và hướng đặt máy quạt nước

Vị trí và hướng đặt quạt nước phải đảm bảo các yêu cầu:

– Tạo được dòng chảy tối đa trong ao.

– Tùy theo diện tích ao, mật độ nuôi mà lên sơ đồ lắp quạt nước cho thích hợp

Lập sơ đồ quạt nước

Sơ đồ lắp quạt nướcSơ đồ lắp quạt nước Sơ đồ lắp quạt nướcSơ đồ lắp quạt nước Sơ đồ lắp quạt nướcSơ đồ lắp quạt nước

Trong 3 sơ đồ trên, lắp quạt nước theo sơ đồ 2 cho hiệu quả cao hơn, hiện nay đây là cách tiến tiến nhất. Máy quạt nước đặt trong ao ở vị trí bốn góc ao, sao cho không có góc nước chết gây thiếu ôxy cục bộ.

Lắp rắp hệ thống quạt nước

Giới thiệu quạt nước

– Hệ thống quạt nước là dạng máy sục khí cánh quạt dài, đặt nổi trên mặt nước, có trục quay môtơ và nhiều cánh quạt nước.

– Khi bật máy s ục khí, các cánh quạt chuyển động quay tròn, tạo luồng nước chuyển động và cho nước tung lên ngoài không khí.

– Ðồng thời các cánh quạt còn tạo ra sự chuyển động của nước trong ao, phân phối đều lượng ôxy.

+ Quạt nước chạy motor điện gắn 2 cánh quạt

+ Quạt nước chạy motor điện gắn 4 cánh quạt

+ Quạt nước chạy motor điện cánh quạt dạng quạt nước lông nhím( Máy Spiral) Sục khí bề mặt dạng quạt nước lông nhím( Máy Spiral)Sục khí bề mặt dạng quạt nước lông nhím( Máy Spiral)

+ Quạt nước chạy máy nổ, có các ống truyền lực gắn nhiều cánh quạt trên đoạn thẳng

Lưu ý:

– Các loại sục khí có hiệu quả chuyển tả i oxy khác nhau , loạ i sục khí theo kiểu đảo tròn như guồng bánh xe quay hay chổi quay cho hiệu quả chuyển tải Ôxy cao hơn rất nhi ề u so với loại sục khí khác.

– Vì vậy, loại sục khí đảo tròn (đặc biệt là loạ i quạt nước) thường được sử dụng trong các ao nuôi thâm canh có diện tích lớn. Trong khi đó, các loại sục khí khác chỉ được sử dụng trong quy mô nhỏ.

Lắp hệ thống quạt nước

– Cách lắp quạt nước trong ao nuôi tôm có sự khác nhau giữa các vùng miền và điều kiện ao nuôi.

– Ao nuôi có diện tích và độ sâu lớn, thường sử dụng giàn quạt nhiều cánh quạt hay kết hợp vừa quạt nước vừa sục khí.

– Một ha ao nuôi tôm cần tối đa tổng công suất máy quạt nước theo bảng sau: Công suất quạt nước và mật độ nuôiCông suất quạt nước và mật độ nuôi

– Loại máy thường sử dụng là:

+ Máy 2 guồng cánh: thường dùng cho các ao có diện tích nhỏ

+ Máy quạt 4 guồng cánh: thường dùng cho những hộ nuôi quy mô lớn.

– Các thông số kỹ thuật chung của máy quạt 2 – 4 guồng cánh:

+ Động cơ điện 1 pha, công suất 550 – 750 W

+ Điện áp 220V – 240 V

+ Số vòng quay từ 2.500 đến 3.000 vòng/phút

– Cách lắp hệ thống quạt nước:

+ Đặt cách bờ 3 – 5m, hay cách chân bờ 1,5m.

+ Khoảng cách giữa hai cách quạt nước là 60 – 80cm và lắp so le.

+ Số lượng cánh quạt nước phụ thuộc vào diện tích và mật độ thả, thông thường bố trí từ 4 – 8 máy trên một ha.

+ Tùy từng dạng ao nuôi, chọn vị trí đặt quạt theo cách 1, cách 2 hay cách 3 để tạo dòng chảy mạnh nhất để tập chung chất thải giữa ao.

– Ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều cải tiến hệ thống quạt nước dùng trong nuôi tôm. Theo hướng dẫn của trung tâm Khuyến Ngư tỉnh Sóc Trăng cách lắp đặt dàn quạt như sau:

* Mặt cắt ngang của một dàn quạt: Mặt cắt ngang của một dàn quạtMặt cắt ngang của một dàn quạt

* Lắp cánh quạt:

+ Kết nối các cánh quạt trên một ống sắt được gọi là dàn quạt.

+ Đặt các cánh quạt so le để giảm lực cho máy, hạn chế hư tổn.

+ Đặt khoảng cách các cánh quạt gần bờ dày hơn, càng xa bờ thì càng thưa.

+ Số lượng cánh quạt: 3.000-3.500 post/cánh quạt

+ Vòng quay: tính toán 70 – 80 vòng phút Lắp cánh quạtLắp cánh quạt

* Lắp hệ thống quạt nước vào ao:

+ Đặt dàn quạt nghiêng vào bờ một góc 15º

+ Đặt ngập cánh quạt trong nước từ 1 – 1,5 lỗ

+ Dàn quạt đặt cách bờ 2 – 4m và mỗi dàn đặt cách nhau không quá 50m.

+ Giá đỡ phao làm bằng gỗ

+ Dàn phao giữ cho cánh quạt khỏi chìm, có thể được làm bằng: Phao chuyên dụng; Tấm xốp; Can nhựa; Cọc tre đóng chéo…

* Máy chạy quạt nước gồm có:

Hệ thống quạt nước sử dụng máy dầu

Hệ thống quạt nước sử dụng máy điện (10 cánh)

Hệ thống quạt nước sử dụng máy xe

Hệ thống quạt nước sử dụng máy dầu điện phối hợp

Lắp hệ thống sục khí

– Là thiết bị thổi khí từ đáy lên, đặt cách đáy 30cm

– Thường sử dụng ở ao có diện tích lớn, mật độ nuôi cao hay sử dụng cho ao nuôi theo qui trình ứng các chế phẩm vi sinh để cung cấp ôxy cho tôm và cho vi sinh vật hiếu khí.

– Nên thận trọng khi sử dụng máy sục khí này trong ao có mực nước thấp vì chúng có thể làm xoáy mòn đáy và tạo nên một lượng chất lơ lửng lớn trong nước ao.

* Hệ thống sục khí:

Hệ thống sục khí bao gồm:

– Một máy nén không khí

– Một đầu máy bơm khí đặt trên bờ ao, có thể bơm khí xuống nước ao thông qua một loạt các ống dẫn khí. Máy nén khíMáy nén khí

– Hệ thống ống: máy nén khí được đưa xuống vùng đáy ao qua hệ thống ống

– Các ống dẫn khí có đường kính 2 cm, đặt nằm ngang cách nhau 1m và cách đáy ao 30cm.

– Các điểm sục khí phân bố đều khắp ao khi máy hoạt động các điểm sục khí

– Nhược điểm của hệ thống sục khí này là:

+ Thường bị hàu, hà bám vào dây ngăn cản khí thoát ra

+ Nên cần thường xuyên kiểm tra để loại bỏ vật bám.

* Máy thổi khí trực tiếp dưới đáy ao:

– Máy sục khí động cơ nổi Máy sục khí động cơ nổiMáy sục khí động cơ nổi

– Máy sục khí động cơ chìm

– Máy sục khí đứng

Những sai sót thường gặp

– Thiết kế quạt không phù hợp với ao nuôi

– Lắp hệ thống quạt, sục khí không đúng kỹ thuật.

0