23/05/2018, 15:27

Các trường hợp đẻ khó của lợn

Rặn đẻ yếu Nguyên nhân và triệu chứng: Rặn đẻ yếu đặc trưng các cơn co thắt cơ tử cung và thành bụng của gia súc mẹ vừa yếu vừa ngắn. Có 3 dạng cơn co thắt và rặn đẻ yếu: 1/ Cơ co thắt yếu nguyên phát bắt đầu từ khi mở cổ tử cung và xảy ra trùng với cơn rặn đẻ yếu nguyên phát. 2/ Cơn co ...

Rặn đẻ yếu

Nguyên nhân và triệu chứng: Rặn đẻ yếu đặc trưng các cơn co thắt cơ tử cung và thành bụng của gia súc mẹ vừa yếu vừa ngắn. Có 3 dạng cơn co thắt và rặn đẻ yếu:

1/ Cơ co thắt yếu nguyên phát bắt đầu từ khi mở cổ tử cung và xảy ra trùng với cơn rặn đẻ yếu nguyên phát.

2/ Cơn co thắt và rặn đẻ yếu thứ phát xảy ra sau khi co thắt và rặn đẻ mạnh nhưng không có kết quả.

3/ Cơn co thắt và rặn đẻ yếu thứ phát xảy ra do bào thai không di chuyển được.

Các cơn co thắt và rặn đẻ yếu nguyên phát, thông thường, quan sát thấy khi vi phạm chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gia súc chửa và thiếu vận động, cũng như khi bị bệnh làm suy yếu cơ thể gia súc mẹ.

Hỗ trợ khi co thắt đẻ yếu. Khi co thắt và rặn đẻ yếu nguyên phát cần matxoa bụng và tử cung qua thành bụng bmg cách dùng tay thoa, vuốt theo hướng từ ngực xuống khung chậu. Tiêm dưới da Phartocin (Oxytocin) để kích đẻ.

Trong thực tế, một số lợn nái rặn đẻ yếu nên đẻ lâu, cho tay tử cung không thấy bào thai đâu. Để hỗ trợ đẻ tôi đã để lợn ở tư thế nằm nghiêng, dùng hai cùi tay để vào phần bụng sát hai chân trước, khi lợn rặn đẻ thì đè mạnh, lợn ngừng rặn thì ngừng đè. Trong quá trình dùng tay đè hỗ trợ đẻ, thỉnh thoảng cho tay vào tử cung kiểm tra xem bào thai đã ra chưa và có to quá hay có nằm sai ngôi không. Nếu bào thai đã ra gần ngoài và bình thường thì dùng tay túm lấy bào thai và kéo ra từ từ (chỉ kéo khi lợn rặn đẻ). Nếu sai ngôi thì đẩy ngược bào thai vào bên trong rồi tự nó sẽ xoay thuận ngôi (bào thai còn sống).

lon nai de

Trong trường hợp co thắt và rặn đẻ yếu cần giải quyết nguyên nhân bào thai không di chuyển được do thai to quá, thai sai ngôi. Trong phần lớn các trường hợp cần mổ lấy thai.

Nếu trong trường hợp co thắt và rặn đẻ yếu do nguyên nhân nguyên phát và bào thai chỉ mới nhô ra khe âm môn cần dùng tay nhẹ nhàng kéo bào thai ra.

Khô âm đạo

Nguyên nhân: Đẻ kéo dài do co thắt và rặn đẻ yếu nguyên phát hoặc thứ phát, mà trước đó dịch ối và nước tiểu đã chảy ra hết hoặc do nhân tạo làm vỡ bao thai trước khi cổ tử cung mở hết, thường dẫn đến khô đường sinh dục.

Hỗ trợ: Qua ống cao su (dây truyền dịch) sạch cho vào âm đạo và tử cung dầu vasơlin hoặc dầu ăn sạch với liều 100 – 500ml/con/lần, phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể gia súc.

Không được dùng nước xà phòng, vì nó là chất kích thích mạnh và phá vỡ chất nhầy Mucopolicaccarit (Muxin), vì đây là chất giúp cơ thể chống chọi lại với vi khuẩn, tham gia vào các hoạt động của các men, hocmon. Bởi vậy, nước xà phòng còn gây biến chứng nặng hơn.

Hẹp khe âm môn và tiền đình âm đạo, âm đạo và hẹp cổ tử cung.

Bệnh lý này xảy ra do bẩm sinh hoặc ở gia súc đẻ lần đầu do co thắt sẹo hình thành từ chấn thương hoặc viêm, do phát triển màng sẹo liên kết của vết loét, ung bướu. Đôi khi gặp trường hợp đẻ khó ở gia súc đẻ lần đầu do phì đại màng trinh bẩm sinh hoặc mắc phải (tăng sinh vân niệu đạo nằm ở thành dưới âm đạo sát mép tiền đình âm đạo).

Triệu chứng: Các cơn rặn đẻ mạnh trong khi đã có các cơn tiền triệu chứng đẻ nhưng gia súc không đẻ được, chứng tỏ hẹp đường sinh dục hoặc thai to quá.

Hỗ trợ: Trường hợp do màng trinh to quá, dùng dao rạch ra; do sẹo hoặc chỗ dính thì dùng kéo cắt.

Cho vào âm đạo vasơlin hoặc dầu ăn sạch. Nếu bào thai đã nhô ra nhưng vẫn không đẻ được, lúc đó dùng panh, móc sản khoa đẽ kéo ra. Trong một số trường hợp có thể dùng tay móc thai nhưng sẽ khó khăn. Trong các trường hợp đẻ khó do bệnh lý (thai to, hẹp âm đạo, co thắt và rặn đẻ yếu nguyên phát, thai sai ngôi), cần hỗ trợ các phương pháp phù hợp và đợi cho đến khi gia súc đẻ xong.

Nếu lợn vẫn không đẻ được và từ âm môn chảy dịch hơi xanh, chứng tỏ nhau thai đã phân huỷ và đã chết một hoặc vài bào thai. Trong trường hợp này cần mổ lấy thai qua thành bụng.

0