23/05/2018, 15:27

Bệnh Lepto ở lợn (Leptospirosis)

Bệnh Lepto là một bệnh truyền nhiễm mang tính ổ dịch thiên nhiên, đặc trưng của bệnh là triệu chứng không rõ ràng, chỉ khi mổ thịt mới phát hiện được bệnh. Trong trường hợp điển hình lợn bệnh sốt từng cơn, vàng da, nước tiểu vàng lẫn máu, nái chửa dễ sẩy thai ở kỳ II. Tỷ lệ chết của lợn ốm có ...

Bệnh Lepto là một bệnh truyền nhiễm mang tính ổ dịch thiên nhiên, đặc trưng của bệnh là triệu chứng không rõ ràng, chỉ khi mổ thịt mới phát hiện được bệnh. Trong trường hợp điển hình lợn bệnh sốt từng cơn, vàng da, nước tiểu vàng lẫn máu, nái chửa dễ sẩy thai ở kỳ II. Tỷ lệ chết của lợn ốm có triệu chứng lâm sàng từ 20 – 30%. Bệnh này còn gọi là bệnh nghệ, bệnh xoắn khuẩn, bệnh khét, bệnh vàng da lợn.

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh kéo dài 2 – 20 ngày hoặc hơn. Bệnh có thể xảy ra ở thể cấp tính, á cấp tính, mãn tính và mang trùng (ẩn tính).

Thể cấp tính thường xảy ra ở lợn con dưới 3 tháng tuổi vói triệu chứng thân nhiệt tăng cao (40 – 41°C), viêm kết mạc, yếu, ỉa chảy, đôi khi xuất hiện vàng da (nhiễm bilirubin). Lợn trưởng thành trong thể cấp tính ít bị nhiễm bilirubin huyết. Thể cấp tính kéo dài 4 – 10 ngày và gây chết 20 – 30%, có khi đến 90% số lợn mắc bệnh.

Thể á cấp tính thường xảy ra ở đàn lợn vỗ béo. Đặc trưng của bệnh là sốt từng cơn. Điều này liên quan đến khi xoắn khuẩn Leptospira theo máu lan toả khắp cơ thể lợn bệnh gây sốt, khi khu trú ở gan và thận không gây sốt. Lợn bệnh tiêu chảy trong vòng 2 – 3 ngày nên dễ bị bỏ qua do không được theo dõi. Đôi khi xuất hiện triệu chứng vàng da, hoại tử từng đám nên có hiện tượng da tróc vẩy. Do tổn thương các mao mạch thượng bì nên dịch tiết ra ngoài bề mặt da khô thành vẩy từng đám màu nâu, đặc biệt ở phần da 4 chân và mõm. Trong trường hợp này, trước hết trên da nổi nhiều đám đỏ như vết chàm, ở ranh giới da tổn thương và da lành nổi bờ như hắc lào. Nếu không điều trị kịp thời, các vết loét lan dần ra khắp cơ thể lợn ốm. Sau khi điều trị khỏi, các vết loét đóng vẩy và bong dần ra. Bệnh có thể kéo dài đến 20 ngày nhưng ít gây chết như thể cấp tính. Bệnh LeptoBệnh Lepto

Thể mãn tính thường xảy ra ở lợn trưởng thành, lợn nái, lợn đực. Lợn bệnh biểu hiện hơi sốt, bỏ ăn tạm thời, hoại tử da. Hiện tượng sảy thai thường rơi vào nái chửa lứa một và lứa hai, nái cơ bản ít bị mắc hơn. Trong trường hợp này, bào thai phát triển bình thường nhưng da trắng bạch điểm những đám vàng. Trong số đó có một số thai thối rữa hoặc thai gỗ. Nái chửa có thể đẻ đúng hạn, nhưng một số thai chết yểu, số còn lại sức sống yếu và một vài ngày sau thì chết. Nái đẻ ngoài sốt còn bị mất sữa và vàng da. Nước đái lợn lẫn máu nên có màu hồng, nếu để qua đêm chuyển thành màu nâu thẫm.

Một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh Lepto là lúc đầu lợn bệnh giảm hoặc bỏ cám nhưng vẫn ăn nhiều rau xanh, do vậy phân hơi táo và có màu đen, phần cuối bãi phân hơi nhão. Thân nhiệt lúc sốt lúc không. Lợn bệnh vẫn nhanh nhẹn, sụt cân chậm. Trong trường hợp mãn tính lợn bệnh có mùi khét. Da khô ánh vàng, lông gáy dễ nhổ.

Thể mang trùng đặc trưng không biểu hiện lâm sàng nhưng xét nghiệm huyết thanh cho kết quả dương tính, nhất là ở lợn trên 1 năm tuổi (30 – 80%). Bệnh có thể xảy ra ở dạng ghép vói một số bệnh khác như bệnh Viêm phổi truyền nhiễm, Giả dại, sẩy thai truyền nhiễm, , Ngộ độc thức ăn, Dịch tả lợn nên việc chẩn đoán và điều trị càng khó khăn hơn.

Bệnh tích

Xác lợn chết gầy, lông rụng từng đám, da hoại tử từng vùng. Lợn nái hoại tử vú, thiếu máu da, mô dưới da, các lớp niêm mạc và thanh mạc. Nếu bệnh xảy ra với triệu chứng vàng da thì các cơ quan nội tạng và mỡ cũng vàng. Gan sưng nhũn, màu hơi vàng hay màu đất sét, có nhiều điểm xuất huyết và các vùng hoại tử màu xám. Trong trường hợp mãn tính mỡ, gan bị vàng, đặc biệt để gan tiếp xúc với không khí càng lâu càng vàng, bởi vậy bệnh còn có tên là “Bệnh nghệ”. Tế bào gan thoái hoá dạng hạt và thoái hoá mỡ, ở giữa chúng dễ tìm thấy xoắn khuẩn Leptospira. Dịch mật teo, đặc hoặc vón lại thành cục với kích thước khác nhau (có thể to bằng đầu ngón tay cái). Thận hơi sưng, nhợt nhạt, vỏ thận de bóc, dưới vỏ thận xuất huyết hình đinh ghim. Lách gần như bình thường. Thịt luộc có mùi khét đặc trưng nên một số vùng bà con gọi là “Bệnh khét”. Phổi có thể phù thũng. Gơ tim mềm, thoái hoá, màng trong và màng ngoài tim xuất huyết hình đinh ghim hoặc từng đám. ở lợn con ruột và dạ dày bị viêm. Thận, gan xuất huyết hình đinh ghim. Bàng quang xuất huyết, chứa ít nước tiểu màu đỏ.

Bào thai bị sẩy thiếu máu, đôi khi vàng, có những điểm hoại tử như đầu đinh ghim trên gan, dịch ổ bụng và màng phổi có màu vàng.

Chẩn đoán

Dựa vào kết quả nghiên cứu dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích mổ khám và xét nghiệm của cơ sở chẩn đoán. Bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm là mẫu huyết thanh, cơ quan nội tạng, bào thai bị sẩy hoặc nước tiểu của lợn bệnh chưa được điều trị bằng kháng sinh.

Lưu ý triệu chứng lâm sàng đặc trưng trong bệnh Lepto là lợn bệnh giảm hoặc bỏ ăn cám nhưng ăn nhiều rau. Bệnh tích đặc trưng là mỡ, gan vàng, càng để lâu ngoại không khí càng vàng. Thịt luộc có mùi khét rất đặc trưng như mùi thịt lợn đực giống, không thể ăn được.

Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sẩy thai truyền nhiễm, bệnh Nhiễm Parvovirus (2 bệnh này còn gọi là bệnh SMEDI vi rút), bệnh Giả dại, bệnh bịch tả lợn, bệnh do vi khuẩn Eperythrozoa suis, Ngộ độc thức ăn và thiếu vitamin. Bệnh Dịch tả lợn được mô tả ở trên. Một điểm cần lưu ý, bệnh Dịch tả xảy ra quanh năm, lợn bệnh sốt liên tục. Khi bị Dịch tả, lợn đã giảm hoặc bỏ cám thì cũng giảm và bỏ không ăn rau, dung kháng sinh điều trị không có hiệu quả. Bệnh Giả dại được mô tả trong phần chẩn đoán phân biệt của bệnh Viêm phổi truyền nhiễm.

Bệnh Sẩy thai truyền nhiễm hay gây sảy thai ở tháng chửa thứ 2 – 3. Lưu nhau thai 1 – 2 ngày, sau đẻ bị viêm tử cung rất khó điều trị. Sau sảy thai 3 – 9 ngày lợn nái thường động dục trở lại và hiếm khi bị sẩy thai lần thứ hai. Ngoài ra, lợn nái còn bị viêm khớp, đau chân, apxe ở mô liên kết dưới da và cơ quan nội tạng, viêm vú, tổn thương hộ thần kinh. Đực giống thường bị viêm tinh hoàn, tình hoàn phụ, tuyến tiền liệt và bìu tinh hoàn.

Bệnh nhiễm Parvovirus (Porcine parvovirus infection – bệnh Thai gỗ) chỉ xảy ra ở trên lợn. Triệu chứng đặc trưng là phối nhiều lần không chửa, tiêu thai, thai gỗ, sảy thai, thai chết lưu, chết yểu, giảm tỷ lệ sống sau khi sinh, đặc biệt ở nái đẻ lứa một và lứa hai.

Bệnh do vi khuẩn Eperythrozoa suis gây ra cũng có triệu chứng lâm sàng và bệnh tích gần giống bệnh do xoắn khuẩn Leptospira gây ra. Điểm khác biệt, trong bệnh do Epeiythrozoa suis thận lợn sưng to (như thận bò), lách cũng có thể sưng hoặc nhăn nheo. Chẩn đoán cuối cùng phải phân lập vi khuẩn trong các cơ sở chẩn đoán chuyên ngành.

Ngộ độc thức ănthiếu vitamin xảy ra không thường xuyên, hiện tượng này liên quan đến thức ăn và nước uống.

Ví dụ trong cám lợn phối trộn sản phẩm Carophylỉ Yellow có chứa chất Apo – Ester cung cấp sắc tố màu vang cho da và thịt gia cầm thì không những da, mà cả mỡ, thự lợn cũng vàng nên dễ nhầm với bệnh Lepto. Tất nhiên loại thịt này luộc không có mùi khét và vẫn sử dụng làm thực phẩm được nhưng bán chắc chắn mất giá.

Khi ngộ độc Aflatoxin da, gan lợn cũng có thể bị vàng. Điểm khác biệt trong trường hợp mãn tính trên bề mặt gan nổi rất nhiều u tăng sinh (mặt gan gồ ghề). Bệnh này liên quan đến cho lợn ăn ngô, khô dầu lạc,… bị mốc.

Miễn dịch

Lợn khỏi bệnh có miễn dịch bền vững trong thời gian dài. Tuy nhiên, một số khỏi bệnh trở thành vật mang trùng, bởi thế trong bệnh Lepto người ta chia thành miên dịch vô trùng và miễn dịch mang trùng. Để gây miễn dịch nhâirtạo cần tiêm vacxin định ky. Nếu tiêm lúc 30 ngày tuổi, miễn dịch kéo dài 6 tháng. Miễn dịch của đàn con sinh ra từ nái được tiêm phòng vào thời gian chửa 35 – 75 ngày kéo dài 1 – 1,5 tháng. Cho nên sau đó cần tiêm nhắc lại cho đàn con.

Điều trị

Có thể dùng kháng huyết thanh đặc trị để điều trị bệnh lepto, nhưng kháng huyết thanh không ngăn được hiện tượng sẩy thai và trong trường hợp bị nặng hiệu quả của kháng huyết thanh không cao. Mặt khác trên thị trường sản phẩm này không thông dụng.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh Lepto. Khi lợn đang sốt dùng kháng sinh cho hiệu quả cao, nhưng ở thể mãn tính, đặc biệt thể mang trùng dùng kháng sinh điều trị kéo dài 7 – 10 ngày hoặc hơn mà chưa chắc đã khỏi. Để rút ngắn thời gian điều trị, giảm chi phí cũng như dập nhanh dịch cần phối hợp kháng sinh diệt xoắn khuẩn Leptospira, thuốc bổ gan lợi mật và vacxin phòng bệnh xoắn khuẩn tuỳ theo từng trường hợp.

A/ Thể cấp tính: Phối hợp dùng thuốc điều trị và tiêm vacxin theo 2 bước sau:

Bước 1: Dùng kháng sinh điều trị (liên tục 4 – 5 ngày). Trường hợp nhẹ (biểu hiện lợn vẫn ăn hoặc giảm ăn cám nhưng vẫn ăn rau):

Cách 1:

– Tiêm bắp kháng sinh Doxytyl – F, 1ml/7kgP, 1 lần/ngày. – Phối hợp tiêm bắp Calci – Mg – B6 với Phar – nalgin C theo tỷ lệ 1/1, 10 – 20 ml/con, 1 lần/ngày.

Cách 2:

Tiêm bắp kháng sinh Supermotic hoặc Doxyvet – L.A, 1ml/5kgP/lần, 1 lần/ngày.

– Tiêm bắp Pharcalci – B12, 10 – 20ml/con, 1 lần/ngày. Trường hợp nặng (lợn bệnh giảm ăn cám và giảm cả ăn rau, nước tiểu vàng, có mùi khét. Trong trường hợp này tích cực tiêm cả buổi sáng và buổi chiều)

Cách 3:

+ Buổi sáng:

– Tiêm bắp kháng sinh Lincoseptin (lmi/5kgP) hoặc L.S – pharm (1ml/10kgP).

– Phối hợp tiêm bắp Calci – Mg – B6 với Phar – nalgin c theo tỷ lệ 1/1, 10 – 20ml/con.

+ Buổi chiểu: Tiêm bắp kháng sinh Supermotic hoặc Doxyvet – L.A, 1ml/5 kgP.

Cách 4:

+ Buổi sáng:

– Tiêm bắp kháng sinh Pharsulin, 1,5ml/10kgP.

– Phối hợp tiêm bắp Pharcalci – B12 vói Phar – nalgin c theo tỷ lệ 1/1, 10 – 20ml/con.

+ Buổi chiều: Tiêm bắp kháng sinh Doxytyl – F, 1ml/10kgP.

Bước 2: Dùng vacxin

Sau khi điều trị khỏi khoảng 10 ngày cần tiêm ngay vacxin phòng bệnh Lepto cho đàn lợn, có như thế mới dập được ổ dịch.

B/ Thể mãn tính: Kinh nghiệm cho thấy khi bị bệnh mãn tính kết hợp vừa dùng thuốc điều trị như trên, vừa tiêm ngay vacxin phòng bệnh Lepto hiệu quả sẽ cao.

c/ Thể mang trùng: Trong trường hợp đàn lợn vẫn ăn uống bình thường nhưng kiểm tra huyết thanh cho kết quả dương tính bệnh Lepto cần thực hiện 2 bước như sau:

Bước 1: Tiêm ngay vacxin Lepto cho lợn bệnh.

Bước 2: Vào ngày thứ 10 sau khi tiêm xong mũi vacxin thứ 2, áp dụng một trong các cách điều trị kể trên sẽ cho kết quả tốt.

Chú ý:

– Nếu lợn chỉ bị mỗi bệnh Lepto, có thể 1 – 2 ngày sau khi tiêm kháng sinh lợn vẫn chưa ăn cám trở lại, nhưng cứ tiếp tục tiêm trong vòng 3 – 4 ngày sau lợn sẽ ăn uống bình thường.

– Trong trường hợp mang trùng tiêm vacxin chưa được 10 ngày nhưng lợn có biểu hiện ốm, thì dùng kháng sinh điều trị ngay.

– Nếu đàn lợn chưa được tiêm vacxin phòng bệnh Dịch tả hoặc có nguy cơ bị bệnh cần tiêm ngay vacxin dịch tả lợn cho toàn đàn.

– Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, tẩy uế chuồng trại, tích cực diệt chuột, tiêm phòng vacxin, đặc biệt đối với đàn giống sinh sản.

– Trong trường hợp đàn lợn nuôi giết thịt bị bệnh Lepto chỉ cần dùng kháng sinh và thuốc bổ như trên, không cần tiêm vacxin sẽ kinh tế hơn.

Phòng bệnh

Hiện nay ở Việt Nam đã sản xuất được vacxin phòng bệnh Lepto. Lợn nái và đực giống tiêm đại trà năm 2 đợt vào dịp tháng 3 – 4 và tháng 9 – 10. Một điểm lưu ý là cần diệt chuột, đảm bảo chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Lợn ốm chết phải đào hố, rắc vôi bột chôn kỹ, tốt nhất là đốt xác chết. Không được mổ thịt ăn vì bệnh lây sang người và thịt khét không ăn được. Không được bán lợn ốm ra ngoài hoặc vứt xuống sông ngòi làm dịch bệnh càng phát triển. Vì xoắn khuẩn Leptospira sống được trong ếch nhái, ba ba nên vì sao lợn nuôi đầu nguồn bị bệnh thì sớm muộn đàn lợn nuôi ở dọc 2 bên sông phía dưới cũng sẽ bị bệnh.

0