23/05/2018, 15:27

Bệnh dịch tả lợn (Swine fever “Hog cholera”)

Bệnh dịch tả lợn là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm do vi rút gây ra. Đặc trưng của bệnh là lợn sốt, tốn thương hệ thống mạch máu và cơ quan tạo máu, viêm màng giả niêm mạc ruột già. Bệnh xảy ra khắp nơi, gây chết 80 – 100% số lợn nhiễm bệnh. Triệu chứng Thời gian ủ bệnh trung bình 3 – 5 ...

Bệnh dịch tả lợn là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm do vi rút gây ra. Đặc trưng của bệnh là lợn sốt, tốn thương hệ thống mạch máu và cơ quan tạo máu, viêm màng giả niêm mạc ruột già. Bệnh xảy ra khắp nơi, gây chết 80 – 100% số lợn nhiễm bệnh.

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh trung bình 3 – 5 ngày, đôi khi kéo dài 3 tuần. Bệnh xảy ra với thể cấp tính, á cấp tính và mãn tính.

Trong thể cấp tính lợn bệnh sốt cao (41,5 – 42,0°C), sờ tay vào 2 tai lợn cảm giác nóng rực. Sau 3 – 5 ngày thân nhiệt giảm xuống, lợn bỏ ăn, khát nước nhưng không uống nước đường, chỉ uống nước lã hoặc nước bẩn vì khẩu vị của lợn đã bị thay đổi. Lợn bệnh thường nằm vào một góc chuồng, đi loạng choạng. Lúc đầu trong đàn có một vài con ốm nhưng những con khác vẫn bình thường. Sau 7 – 10 ngày cả đàn biểu hiện ốm. Nái chửa có thể sảy thai. Điểm đặc biệt trong bệnh dịch tả những vùng cơ chuyển động nhiều nhất cua lợn dễ bị xuất huyết. Cho nên vào khoảng ngày thứ 5 – 9 sau khi phát bệnh da gốc tai, 4 chân, phần bẹn, bụng dưới, gốc đuôi, mõm lợn xuất huyết hình đinh ghim, về sau liền với nhau tạo thành mảng tím lớn. Cách nhận biết hiện tượng xuất huyết dưới da là dùng tay ấn vào và bỏ tay ra màu tím của da vẫn không mất đi, còn một lúc sau da mới tím trở lại là hiện tượng sung huyết. Thông thường vùng da 2 bên sườn và lưng bị xuất huyết ít hơn những phần còn lại (xuất huyết chủ yếu tại vùng da mỏng). Lợn bênh sợ ánh sáng, thích nằm chỗ tối và run từng cơn. Khi đổ thức ăn mới vào lợn bệnh đứng dậy ra ăn một vài miếng rồi dùng mõm hất đi. Nếu tiêm kháng sinh lợn bệnh có thể ăn lại một hai bữa rồi lại bỏ ăn, kể cả rau tươi. Một số trường hợp lợn vỗ béo có triệu chứng thần kinh như co giật, liệt 2 chân sau nên dễ nhầm với bệnh Phù đầu. Lợn bệnh có thể chết vào ngày thứ 7 – 10 sau khi phát bệnh.

Bệnh dịch tả heo

Trong thể á cấp tính triệu chứng lâm sàng có thể kéo dài 1 – 3 tuần. Lợn bệnh sốt vừa hoặc sốt cao, nhưng không dưới 40°C, thông thường thân nhiệt trong khoảng 40 – 40,5ºC. Tuy lợn sốt nhưng vào giai đoạn này 2 tai va mõm lạnh, gương mũi khô, mắt có dữ, có khi 1 tai nóng, 1 tai lạnh. Hiện tượng tím da ngày càng nhiều. Lúc này lợn bệnh bắt đầu đi loạng choạng, bỏ ăn hàng tuần nhưng chưa chết. Lợn bệnh yếu, gầy, đi lại rất khó khăn. Phân lợn lúc táo lúc lỏng. Nếu bị táo phân lổn nhổn như phân dê, bên ngoài bọc màng nhầy trắng, có khi 2 – 3 ngày liền lợn không đi ỉa được. Trường hợp này bà con còn gọi là bệnh “Dịch tả khô” nhưng thực ra táo bón là một trong những triệu chứng của bệnh dịch tả. Nếu bị tiêu chảy là lợn sắp chết.

Trong thể mãn tính triệu chứng sốt giảm dần, lợn gậm mút lung tung. Lợn bệnh rất gầy, có thể bị tiêu chảy. Triệu chứng nay có khi kéo dài đến 2 tháng hoặc hơn. Một số lợn bệnh không chết, thể trạng khoẻ dần lên nhưng chậm lớn và nguy hiểm hơn vì chúng trở thành vật mang mầm bệnh. Khi bị ghép với bệnh hoặc bệnh Phó thương hàn bức tranh lâm sàng còn phong phú hơn nhiều.

Bệnh tích

Xuất huyết hình đinh ghim khắp các cơ quan như hạch lâm ba, thận, bàng quang, da, niêm mạc ruột, dạ dày, mật. Lách không sưng, nhưng dọc theo mép lách có nhiều đám nhồi máu tạo hình tam giác màu đen với đỉnh quay vào trong (rìa lách nhồi huyết hình răng cưa). Thận thiếu máu, nhìn bên ngoài nhợt nhạt nhưng trong bể thận máu đọng thành cục. Dưới vỏ thận xuất huyết hình đinh ghim.

Trong trường hợp mãn tính niêm mạc ruột, đặc biệt ở vùng van hồi manh tràng có nhiều nốt loét hình cúc áo hình vòng tròn đồng tâm, bên trên phủ lớp dịch viêm dày. Khi gạt lớp dịch viêm ra thấy mép vết loét cao hơn xung quanh tựa như “hố bom”. Nếu bệnh Dịch tả ghép với bệnh hoặc lợn đang bị bệnh Viêm phổi truyền nhiễm thì phổi tổn thương nhiều mức độ khác nhau.

Chẩn đoán

Dựa vào kết quả nghiên cứu dịch tễ bệnh, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích mổ khám và chẩn đoán tại các cơ quan chuyên ngành. Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh Dịch tả lợn châu Phi, bệnh do Toxoplasma, nhiễm Salmonella, Tụ huyết trùng, nhiễm Streptococcus, Đóng dấu lợn, nhiễm Haemophillus parasuis, ngộ độc thuốc trừ sâu hoặc nấm mốc trong thức ăn. Bệnh Dịch tả lợn châu Phi chưa xảy ra ở nước ta, các bệnh nhiễm Salmonella, Tụ huyết trùng, Đóng dấu lợn được mô tả cụ thể trong các bài sau.

Toxoplasmosis là bệnh ký sinh trùng do nguyên sinh động vật Toxaplasma gondii gây ra. Lợn con bị bệnh sốt cao, viêm phổi, thở khó. Lợn lớn hơn biểu hiện yếu, ho, run rẩy nhưng không sốt. Ty lệ thụ thai thấp. Lợn chửa “dễ sẩy” thai, đẻ thai gỗ và đẻ non. Mổ khám thấy tích nước ở khoang ngực. Viêm bao tim. Hạch lâm ba sưng to. Có con bị tiêu chảy, biểu hiện thần kinh nhưng ít khi bị mù mắt.

Bệnh nhiễm Streptococcus (Liên cầu khuẩn) hay xảy ra ở lợn sơ sinh và lợn cai sữa do tác động của các yếu tố bất lợi. Lợn sốt rất cao, chán ăn, lờ đờ, yếu. Trong trường hợp quá cấp lợn chết rất nhanh. Một số con có triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khó khăn với tư thế ưỡn người ra đằng sau, run rẩy, co giật. Một số bị mù, điếc. Trong trường hợp mãn tính do viêm khớp sinh mủ nên đi lại khó khăn. Do nhiễm trùng máu nên xác chết có màu đỏ, nhu mô và các hạch lâm ba sưng. Phổi bị viêm dạng fibrin, nhục hoá ở nhiều mức độ khác nhau.

Bệnh nhiễm Haemophillus parasuis còn gọi là bệnh Glassefs disease xảy ra lác đác và giới hạn trong một trang trại với tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết không cố định. Bệnh xảy ra do tóc động stress của môi trường, thức ăn và vận chuyển. Bệnh thường xảy ra ở lợn 3 – 8 tháng tuổi. Vật bệnh ủ rũ, hơi sốt hoặc sốt cao, nôn mửa, có biểu hiện thần kinh. Mổ khám thấy viêm màng não có mủ, tràn dịch và viêm dính màng phổi. Viêm phúc mạc và tích nước khoang bụng cho nên mổ khám thấy toàn bộ ruột viêm dính vào nhau thành một khối. Tăng fibrin trên màng hoạt dịch và dịch khớp đục.

Ngộ độc thuốc trừ sâu như các hợp chất thuỷ ngân hữu cơ, asen (thạch tím) hoặc nhiễm độc các loại nấm mốc trong thức ăn như nhiễm độc nấm Penicillium lợn có biểu hiện lâm sàng tím da tai, tím vùng da mỏng (bụng, chân, đuôi) cho nên cần loại trừ để đưa ra phác đồ phòng trị bệnh thích hợp.

Biện pháp xử lý ổ dịch

Bệnh này do vi rút gây ra và hiện nay trên thế giới chưa có thuốc điều trị nên không được bán chạy lợn, những con ốm phải xử lý, lợn chết đem chôn, tiêu độc chuồng trại bằng vôi bột hoặc thuốc sát trùng khác. Nếu có điều kiện đốt xác lợn chết là biện pháp tiêu huỷ tốt nhất.

Trong ổ dịch tả không phải toàn bộ đàn lợn cùng bị nhiễm một lúc mà con bị trước, con bị sau. Điều này phụ thuộc vào mức độ miễn dịch của từng cá thể. Bởi vậy khi chẩn đoán chính xác bệnh do vi rút dịch tả gây ra cần tiêm ngay vacxin vào ổ dịch. Đối với lợn vỗ béo, nai, đực giống có thể tiêm tăng liều gấp đôi, gấp ba (2 – 3 ml/con).

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy ngay trước khi tiêm, cứ một lít dung dịch sinh lý cho vào 500.000 đơn vị Penicillin hoặc 1 g Streptomycin hoặc 10 ml kháng sinh Enroseptyl – L.A hoạc 10 ml Kanamycin 10% sẽ cho kết quả phòng bệnh tốt.

Những cá thể đã nung bệnh hoặc 1 – 2 ngày sau khi tiêm vacxin tiếp tục bị nhiễm sẽ có triệu chứng lâm sàng trong vòng 3 đến 7 ngày sau khi tiêm vacxin, do đó cũng loại thải. 40 ngày sau khi trường hợp cuối cùng chết vì bệnh Dịch tả mà không xuất hiện ca bệnh mới nào có thể nhập đàn mới về nuôi. Bệnh này dùng vacxin phòng rất có hiệu quả.

Trang trại chăn nuôi nái sinh sản bị bệnh Dịch tả lợn thì những con ốm tiêu huỷ như trên, số còn lại được tiêm vacxin dịch tả lợn như sau:

Đối với đàn con sơ sinh: Lợn con theo mẹ hoặc 20 – 30 ngày tuổi đã bị bệnh Dịch tả chứng tỏ hàm lượng kháng thể chống bệnh Dịch tả từ lợn mẹ truyền cho lợn con qua sữa đầu thấp không đủ khả năng phòng bệnh cho đàn con. Bởi vậy, lợn con mới đẻ chưa cho bú sữa đầu lau sạch, bấm nanh, tiêm ngay vacxin dịch tả lợn rồi nhốt riêng, đợi lợn mẹ đẻ xong vệ sinh sạch sẽ mái thả cho bú. 3 – 4 tuần sau tiêm nhắc lại vacxin dịch tả cho đàn con (tốt nhất lúc 25 ngày tuổi). Trường hợp này có thể áp dụng trong vùng an toàn dịch nhưng lợn mẹ không có khả năng truyền kháng thể chống bệnh Dịch tả lợn qua sữa đầu cho đàn con.

Lưu ý sữa đầu chỉ có giá trị cao nhất trong vòng 4 giờ sau khi đẻ, nên không để đàn con bú muộn hơn khoảng thời gian này.

Đối với nái chửa còn chưa đến 20 ngày nữa sẽ đẻ: Tiêm ngay vacxin cho nái chửa. Đàn con đẻ ra áp dụng biện pháp tiêm phòng như trên, 3 – 4 tuần sau tiêm nhắc lại.

Đối với nải chửa còn hơn 20 ngày nữa mới đẻ: Tiêm ngay vacxin cho nái chửa. Đàn con sinh ra không cần tiêm vacxin dịch tả lợn ngay, mà đợi đến 30 – 45 ngày tuổi mới tiêm lần đầu (theo lịch phòng bệnh ghi ở cuối sách).

– Số lợn còn lại trong chuồng cần tiêm ngay vacxin dịch tả lợn. Lưu ý, tiêm phòng cho đàn lợn khỏe trước, đàn lợn ốm tiêm sau.

Trong quá trình xử lý ổ dịch lác đác có lợn con theo mẹ tím tái, những cá thể nay dùng thuốc điều trị có thể có một số con sống nhưng còi cọc, cho nên tốt nhất cần tiêu huỷ để tránh lây lan.

Biện pháp tiêm thẳng vacxin vào ổ dịch như trên thực hiện trong vòng 2 – 3 tháng, sau đó thực hiện lịch tiêm phòng thường qui sẽ cho kết quả tốt. Hiện nay nước ta đã sản xuất được vacxin phòng bệnh Dịch tả lợn cho hiệu quả cao. Lưu ý bảo quản vacxin tại cánh cửa ngăn đá tủ lạnh, không để thẳng vào ngăn đá cũng như ở ngăn đựng rau quả. Chỉ dùng vacxin còn hạn và được bảo quản tốt. Vacxin đã pha chỉ dùng trong vòng 2 giờ.

Phòng bệnh

Phòng bệnh tốt nhất bằng phương pháp tiêm vacxin dịch tả lợn. Lợn con tiêm dưới da sau gốc tai hay phía trong đùi, mỗi con 1ml, thời gian miễn dịch được 6 tháng.

Thời gian tiêm tốt nhất khi lợn con đạt 30 – 45 ngày tuổi. Không tiêm vacxin dịch tả lợn cho lợn con dưới 30 ngày tuổi, trừ vacxin được sản xuất theo công nghệ tái tổ hợp gen hoặc vacxin nhược độc polyme hoá, vì vacxin này không bị tác động cũng như không làm giảm hiệu giá kháng thể thụ động của lợn con nhận từ lợn mẹ thông qua sữa đầu (Phạm Hồng Sơn, 2005). Theo Nguyễn Tiến Dũng và cs (2003), việc tiêm phòng sớm cho lợn con (bằng vacxin thông thường) khi lượng kháng thể mẹ truyền cho đàn con cao (vào 20 ngày tuổi) thì mặc du có tiêm nhắc lại sau đó (ở 40 ngày tuổi), lượng kháng thể tạo ra cũng rất thấp, bệnh vẫn phát ra khi công cường độc, trong khỉ đó chỉ cần tiêm 1 lần vào 40 ngày tuổi trở lên cũng đảm bảo miễn dịch cho đàn lợn. Cho nên, một số bà con trong điều kiện bình thường kết hợp tiêm vacxin Phó thương hàn và vacxin dịch tả cho lợn dưới một tháng tuổi vừa hoàn toàn sai.

Lợn bắt nơi khác về chưa rõ đã được tiêm vacxin dịch tả lợn hay chưa phải tiêm phòng ngay (tiêm cả vacxin Tụ huyết trùng) và nhốt riêng 10 ngày để theo dõi, nếu không phát bệnh mới được nhập đàn.

0