23/05/2018, 15:27

Bệnh lở mồm long móng (Aphthae epizooticae)

Lở mồm long móng (LMLM) là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất có tính lây lan lớn, xảy ra cấp tính ở động vật guốc chẵn, đặc trưng sốt và xuất hiện nhiều mụn nước trên niêm mạc lưỡi và xoang miệng, gót chân, da chân. Bệnh do vi rút gây ra. Triệu chứng Thời gian ủ bệnh kéo dài 2 ...

Lở mồm long móng (LMLM) là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất có tính lây lan lớn, xảy ra cấp tính ở động vật guốc chẵn, đặc trưng sốt và xuất hiện nhiều mụn nước trên niêm mạc lưỡi và xoang miệng, gót chân, da chân. Bệnh do vi rút gây ra.

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh kéo dài 2 – 3, hiếm khi đến 5 – 12 ngày; ở lợn đã được tiêm phòng – dài hơn 20 ngày. Ngay sau khi kết thúc thời gian ủ bệnh lợn sốt (trong khoảng 41°C) trong thời gian ngắn, giảm ăn. Trong 2 – 3 ngày lợn sụt cân nhanh. Trên chân phần lớn lợn bệnh xuất hiện các mụn nước. Thông thường mụn nước phát triển đầu tiên tại vùng da vành móng, về sau ở kẽ móng chân. Lợn bệnh đi khập khiễng. Trong nhiều trường hợp phát hiện thấy các mụn nước ở gót chân, rất hiếm khi thấy ở niêm mạc môi và lưỡi, ở lợn nái đẻ – ở bầu vú. Bởi vậy vì sao lợn bị bệnh lở mồm long móng ít bị chảy nước bọt hơn trâu bò bị bệnh này, nhưng lại hay bị tụt móng hơn. Lợn con thường bị bệnh nặng hơn với tỷ lệ chết đến 20%, chủ yếu do tổn thương tim. Bệnh có thể bội nhiễm các vi khuẩn cơ hội sau khi mụn nước vỡ và thoái hoá cơ (chủ yếu là cơ tim).

Lợn con theo mẹ bị bệnh LMLM không có mụn nước, có triệu chứng viêm cata cấp tính đường dạ dày ruột và rối loạn hoạt động tim.

Ghi nhận trường hợp bệnh LMLM ác tính, khi bệnh xảy ra nặng với tỷ lệ chết cao, thậm chí cả đối với lợn trưởng thành. Cũng có trường hợp bệnh xảy ra dạng cận lâm sàng – thường ở đàn có miễn dịch yếu đối với vi rút LMLM và ở đàn lợn thường xuyên ăn thức ăn chua.

Lở mồm long móng

Bệnh tích

Phát hiện nhiều tổn thương mụn nước trên da vành móng, kẽ móng, ở nái đẻ – bầu vú. Rất hiếm khi thấy mụn nước ở niêm mạc miệng và lưỡi. Trong cơ tim đôi lúc phát hiện xuất huyết và ổ hoại tử màu xám vàng, trong phổi – phù và đám viêm thanh dịch. Các biến đổi khác trọng cơ quan phủ tạng không thường xuyên và không đặc trưng đối với bệnh LMLM.

Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng lâm sàng điển hình và kết quả nghiên cứu dịch tễ bệnh. Điểm lưu ý là dịch LMLM ở lợn xảy ra sau khi dịch LMLM xảy ra ở trâu bò. Chẩn đoán cuối cùng là kết quả nghiên cứu trong labo.

Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh Viêm mụn nước miệng. Bệnh viêm mụn nước (Exanthema vesicularis) có các tnệu chứng giống bệnh LMLM, điểm khác biệt là bệnh này chỉ xảy ra ở lợn và ở ngựa, không xảy ra ở các loài động vật khác. Lưu ý rằng ngựa lại không bị bệnh LMLM.

Miễn dịch

Lợn sau khi ốm khỏi bệnh LMLM có miễn dịch nhưng không dài bằng miễn dịch ở trâu bò, nó kéo dài trong khoảng 22 – 56 tuần. Lợn con sinh ra từ lợn mẹ đã bị ốm bệnh LMLM sẽ thu được kháng thể tự nhiên thụ động từ sữa đầu.

Phòng trị bệnh

Bệnh không có thuốc đặc trị. Một trong những triệu chứng thường gặp trong bệnh LMLM là lợn bị tụt móng không đi lại được, cho nên cần loại lợn bệnh ngay, không được bán chạy lợn cũng như không được điều trị. Thực hiện chặt chẽ quy định khi dịch xảy ra như:

– Cấm xuất nhập lợn trong thời gian bệnh xảy ra.

– Không cho người ngoài, xe chở lợn, chở thức ăn tiếp cận khu vực chăn nuôi.

– Tất cả người là việc trong khu vực chăn nuôi đều phải thay bảo hộ lao động (áo quần, giày dép…) sát trùng trước và sau khi ra khỏi khu vực chăn nuôi.

– Phun sát trùng toàn bộ cơ sở chăn nuôi.

Cơ sở được công bố hết dịch qua 21 ngày sau ca bệnh cuối cùng không xuất hiện ca bệnh mới.

Định kỳ một năm 2 đợt tiêm phòng vacxin cho đàn lợn, đặc biệt cho đàn lợn sinh sản và ở vùng có nguy cơ dịch xẩy ra.

0