23/05/2018, 15:27

Cá Rồng Trân Châu

, còn được gọi là cá Rồng Trân Châu Úc, có tên khoa học là Scleropages Jardini, thuộc họ cá Osteoglossidae, xuất xứ tại miền bắc châu úc và miền Nam trung bộ New Zealand. Nhìn chung, cá Rồng châu úc có hình dáng gần giống với cá Rồng châu Á, chỉ có điều khác biệt thấy rõ là thân mình của chúng ...

, còn được gọi là cá Rồng Trân Châu Úc, có tên khoa học là Scleropages Jardini, thuộc họ cá Osteoglossidae, xuất xứ tại miền bắc châu úc và miền Nam trung bộ New Zealand.

Nhìn chung, cá Rồng châu úc có hình dáng gần giống với cá Rồng châu Á, chỉ có điều khác biệt thấy rõ là thân mình của chúng nhỏ hơn và chiều dài cũng ngắn hơn. Với cá sông hoang dã bên ngoài nhiều con cũng khá lớn, nhưng với cá nuôi nhốt trong hồ từ nhỏ khi trưởng thành cũng chỉ có kích thước tối đa khoảng 60cm mà thôi.

Điểm đặc trưng của cá Rồng Trân Châu là ở phần miệng nó chỉ có duy nhất một chiếc râu ngắn và nhỏ.

Các vảy trên mình nó cũng nhỏ so với cá Rồng các châu lục khác. Vảy cá này có dạng hình bán nguyệt và mình có đến bảy hàng vảy, tính từ bụng trở lên lưng (chứ không phải chỉ có năm hàng như cá Rồng châu Á mà chúng ta đã biết).

Màu sắc của vảy cá Rồng Trân Châu đa số là màu kim loại đồng, trông có ánh sắc vàng kim pha lẫn màu xám xanh. Các vây thường là màu xám đen trông tầm thường, nhưng đó là màu nền của nhiều chấm màu vàng hoặc bạc nên trông cũng dễ nhìn.

Một đặc điểm nữa của cá Rồng Trân Châu úc là tính rất hung dữ. Tuy nó nhỏ con nhưng hiếu chiến có tiếng. Tốt nhất là nên nuôi riêng mỗi con một ngăn hồ khi chúng đã đến tuổi trưởng thành. Có thể nuôi năm ba con chung một hồ khi chúng còn nhỏ, nhưng phải cùng một lứa với nhau, sức vóc ngang nhau mới được. Tuy vậy, cũng nên thường xuyên theo dõi để kịp thời can ngăn khi chúng gây hấn với nhau, cần cách ly ngay những cá thể quá dữ nuôi sang hồ khác.

Nhiều người thích nuôi cá Rồng Trân Châu úc để cho sinh sản, vì giống này rất mắn đẻ và chịu sinh sản ngay trong môi trường nhân tạo.

Điều này đã gây sự thích thú cho người nuôi và cũng là một mối lợi cho họ với mục đích kinh doanh.

Cái khó là làm sao phân biệt được dễ và rõ ràng giới tính của chúng, đâu là con trống, đâu là con mái để cho bắt cặp với nhau.

Được biết, những trại cá giống ở nước ngoài, họ nuôi cá trống mái Rồng Trân Châu chung một hồ độ mươi lăm cặp, rồi để ý theo dõi sự sinh sống của chúng. Khi phát giác có đôi cá nào tự bắt cặp với nhau, thấy chúng đi đâu cũng quấn quýt quyến luyến bên nhau một tấc không rời thì họ cách ly cặp đó ra nuôi riêng cho sinh sản.

Những đôi cá tự bắt cặp với nhau như vậy thường sinh sản tốt. Tốt ở đây có nghĩa là chúng sẽ đẻ lứa trứng đó rất nhanh. Lẽ dễ hiểu là khi con mái chịu cho con trống gạ gẫm là khi ổ trứng trong bụng nó đã “già” rồi.

Trong trường hợp nuôi với số lượng ít, ta có thể chọn cá trống mái ra nuôi riêng hồ, rồi chờ đến tháng cá mái rụng trứng (bụng căng đầy trứng) thì bắt một trống một mái cho ghép cặp với nhau. Cách ghép cặp này tất nhiên không hiệu quả bằng cách để chúng tự bắt cặp với nhau. Trở ngại đầu tiên là phải mất một thời gian dài để chúng…làm quen với nhau. Thực tế cho thấy có nhiều đôi bị sốc, cuối cùng phải bắt ra rồi ghép lại…

Muốn chọn đúng cặp cá trống, mái Rồng Trân Châu ta phải biết rõ giới tính của chúng. Điều này với người có kinh nghiệm thì không khó khăn: Cá trống dài đòn hơn cá mái, vây hậu môn của cá trống cũng dài hơn, hàm dưới thì nhô ra và hước lên.

Khi cá trông mái đã chịu quấn quýt bên nhâu thì cá mái đẻ trứng. Trứng cá Rồng Trân Châu khá lớn và mỗi lứa đẻ như vậy thường được trên dưới một trăm trứng mà thôi.

Cá mái đẻ xong ổ trứng thì cá trống liền lướt đến rưới tinh của nó lên các trứng để trứng được thụ tinh. Cá trống làm xong việc đó thì ta nên cách ly cá mái ra nuôi riêng, như vậy mới bảo vệ được toàn vẹn ổ trứng nó vừa đẻ. Nếu chậm trễ trong việc cách ly này cá mái sẽ quay lại ăn hết số trứng của nó vừa đẻ ra, khi con trống chưa kịp nhặt hết số trứng ngậm vào hốc miệng để ấp.

Hiện tượng cá mái vừa đẻ xong quay lại ăn hết số trứng của nó, không chỉ riêng cá Rồng Trân Châu Úc mà nhiều loài cá khác cũng có thói quen kỳ lạ như vậy.

Thực tế cho thấy dù cá trống Rồng Trân Châu có đủ thời gian để thu nhặt hết số trứng vào hốc miệng để ấp mà cá mái không được cách ly nuôi riêng thì cá mái cũng cố tình tìm đủ mọi cách ăn cho được số trứng này. Việc dễ thấy là cá mái lúc nào cũng cặp kè bên cá trống để chờ có trứng nào rớt ra thì nhặt ăn. Có khi cá mái còn rượt cắn cá trống khiến cá trống phải trốn chạy…Tội nghiệp cho cá trống, vì thời gian ấp ổ trứng đâu phải ngắn ngày: tròn hai tháng.

Bầy cá con được ra đời ngay trong miệng cá trống. Và vài ngày sau đó khi cơ thể cứng cáp chúng mới được cá cha cho thong thả ra ngoài. Mỗi cá con song sinh đều có sẵn một bọc noãn hoàng to ở bụng. Đó là chất dinh dưỡng giúp chúng tự sống được trong tuần lễ đầu đời, không cần phải đi kiếm thức ăn bên ngoài. Khi cá con được hai tháng tuổi, chúng đã biết ăn rành thì mới bắt ra nuôi riêng được.

0