23/05/2018, 15:52

Các phương pháp chọn tạo giống hoa hồng mới

Phương pháp lai hữu tính Đây là phương pháp thường dùng nhất, tuy là phương pháp cổ điển nhưng rất có hiệu quả, đại bộ phận các giống hiện nay được tạo ra từ phương pháp này. Đặc tính di truyền của loài Tầm xuân cũng giống như thực vật 2 lá mầm khác, quá trình hình thành tê bào sinh thực trải ...

Phương pháp lai hữu tính

Đây là phương pháp thường dùng nhất, tuy là phương pháp cổ điển nhưng rất có hiệu quả, đại bộ phận các giống hiện nay được tạo ra từ phương pháp này.

Đặc tính di truyền của loài

Tầm xuân cũng giống như thực vật 2 lá mầm khác, quá trình hình thành tê bào sinh thực trải qua sự phân bào giảm nhiễm, đại bộ phận là nhị bội thể, số nhiễm sắc thể là 7,2n=14. Ngoài ra còn có đa bội thể, số nhiễm sắc thể là 21,  28, 35, 42, 49, 56. Có một số giống khi phân bào giảm nhiễm có hiện tượng dị thường, một số có hiện tượng bất dục đực, không có hiện tượng xung thực (không xung hợp) khi lai khó thành công. Đa số tính trạng phù hợp với quy luật di truyền Menđen.

Tuyển chọn bố mẹ

Tính trạng của đời sau là từ bố mẹ đem lại. Vì vậy, việc tuyển chọn bố mẹ phải phù hợp với mục tiêu chọn giống đề ra, bố mẹ cũng phải có sẵn những tính trạng theo yêu cầu, ưu khuyết điểm được bổ sung cho nhau, con lai đời sau có thể có tính trạng vượt trội bốmẹ, nhưng không được hy vọng trông chờ vào đặc điểm vượt trội ấy, phải chọn kỹ bố mẹ, thiết kế tổ hợp lai và kỹ thuật lai thích hợp.

Kỹ thuật lai

Cấu tạo của hoa: Hoa hồng là loại hoa lưỡng tính, nói chung đài có 5 cánh, số cánh biến động lớn, cánh hoa mọc quanh ống đài hoa, nhị đực nhiều, đính quanh trục đài hoa, nhị cái cũng nhiều, nuốm nhị rời nhau mọc ở cuống của đài, đầu nhụy vươn ra, khi chín tiết ra chất dịch có lợi cho sự thụ phấn.

Dụng cụ lai: panh, đĩa, kính lúp, nhãn, túi.

Quá trình lai giống gồm:

* Khử đực: Tháng 4, 5 chọn trước một số hoa nở ngay trên cây mẹ, bóc vỏ cánh hoa lần lượt từ ngoài vào trong, dùng panh gắp hết nhị đực. Chú ý: không đụng vào túi phấn để phòng túi phấn bị vỡ vỏ, phấn bay ra. Sau đó chụp túi giấy lại để cách ly. Khi khử đực thường làm vào 4-5h chiều, không muộn quá 8h sáng hôm sau.

* Thụ phấn hoa: Chọn những bông hôm sau nở trên cây bố: bóc cánh hoa dùng panh gắp lấy túi phân bỏ vào đĩa, đánh dấu tên giống bố, đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh phơi ra nắng, Sau khi khô, túi phân vỡ tung phấn ra. Phấn hoa có thể bảo quản 1 tuần nơi râm mát, tốt nhất là dùng ngay.

* Thụ phấn: Hoa cái trên cây mẹ sau khi khử đực, sáng hôm sau từ 8-10h có thể thụ phấn, khi đó nhị cái đã rất thành thục và nhụy vươn ra có chất nhày. Dùng bút lông chấm lấy phấn hoa trong đĩa, bôi nhẹ lên đầu vòi nhụy. Khi thụ phấn số lượng ít có thể trực tiếp dùng hoa đực rũ phấn lên vòi nhụy hoa cái.

Thụ phấn cần nhắc lại vài lần để đảm bảo chắc chắn, sau khi thụ phấn cần treo bảng ghi rõ tên bố, mẹ của hoa.

Chăm sóc cây sau khi thụ phấn: Tử phòng to dần tức là thụ phấn có kết quả, có thể rút bỏ túi bao, tăng cường chăm bón cho cây mẹ, bón thêm kali, khống chế cây mẹ ra lộc mới và các cành ở gốc, ngắt bỏ các hoa và nụ còn lại để tập trung dinh dưỡng nuôi quả, đồng thời phòng chống sâu bệnh, khi quả chuyển sang màu đỏ thì thu hái được.

Xử lý hạt: Tách vỏ quả đã chín lấy hạt ra, dùng nước lọc bỏ hạt lép, hạt đẫy trộn với cát bảo quản trong tủ lạnh 0-5°C, ít nhất sau 2-3 tháng mới nảy mầm được và nảy mầm rất không đều, có giống phải xử lý thời gian dài, cần định kỳ kiểm tra, cũng có thể dùng axịt chlohydric (HC1) xử lý phá ngủ vì vỏ hạt hoa hồng dày hơn vỏ hạt tầm xuân rất nhiều nên phải xử lý dài hơn.hat hoa hong nay mam

* Bồi dục cây con: Sau khi hạt nứt vỏ hoặc nhú mầm, ươm cây vào giàn hoặc đĩa ươm cây, đợi cho cây con cao 20cm, hoá gỗ rồi mới đem ra trồng ngoài ruộng.

* Sơ tuyển: Sau khi trồng 3-5 tháng cây mọc được 5-7 lá thật, đã có nụ và hoa, có thể sơ tuyển. Tiêu chuẩn chủ yếu là: sinh trưởng khoẻ, ra hoa liên tục (không chọn cây không ra hoa ngay trong năm), hoa nhiều, màu sắc tươi, dáng hoa đẹp, cánh hoa từ 10-25 cái, cành có độ dài vừa phải, cứng và thẳng, gai ít và không có lông gai, lá có hình dáng đẹp, mặt lá nhẵn, có tính chống chịu cao (mặt lá có sáp thường là giống có tính kháng bệnh tốt).

Chọn lai: Cây con phải chọn nhiều lần, năm thứ nhất chú trọng cây có sức sinh trưởng khoẻ, chọn hình dáng, màu sắc hoa, cây chọn được lần đầu mang ghép hoặc giâm cành để nhân ra 6 – 7 cây. Năm thứ 3 ghép những cây đã chọn được ở năm thứ 2 để nhân ra 70 – 90 cây và đánh giá tính chống chịu. Năm thứ 4 nhân ra 1,000 cây, tiến hành bình chọn năng suất,chất lượng hoa và tính chống chịu. Hiện nay tỉ lệ lai, chọn thành công thường từ 0,05- 0,1% vì vậy phải có số lượng con lai đời sau tương đối lớn mối có hy vọng chọn lọc thành công.

Phương pháp chọn giống bằng biến dị chồi

Là bồi dục giống từ các chồi đột biến tự nhiên hoặc nhân tạo, các giống được tạo ra theo phượng pháp này có rất nhiều tính trạng giống mẹ, tức là giữ được phần lớn các ưu điểm của cây gốc và có một số cải thiện khuyết điểm tốt hơn. Phương pháp này còn có ưu điểm là đơn giản, dễ làm.

Biến dị chồi tự nhiên là sự tạo thành những tính trạng thay đổi do sự đột biến gen trong điều kiện tự nhiên. Đột biến nhân tạo là dùng các tác nhân dẫn đến đột biến để xử lý cây, nhằm tăng tần xuất biến dị người ta thường dùng chiếu xạ Coban 60, hoặc tia gama. Theo báo cáo của lykov (1989) dùng tia gama gây đột biến với hoa hồng rất hiệu quả, có thể cho hoa đẹp 4 mùa, tạo ra tính kháng bệnh cao. Có tác giả dùng tia gama và hoá chất EMS gây đột biến vái giống Folklore tạo ra được 12 màu hoa khác nhau.

Tạo giống bằng kỹ thuật mới

Chủ yếu dùng công nghệ gen để tạo ra giống mới. Phương pháp này đời hỏi trang thiết bị phức tạp đắt tiền, kỹ thuật cao chỉ ở một số nước tiên tiến hoặc những cơ sở được đầu tư trang thiết bị hiện đại mới có điều kiện áp dụng.

0