23/05/2018, 14:48

Nguyên tắc chung phòng trị bệnh ong

Phòng trị bệnh ong là việc làm thường xuyên của người nhằm giảm thiểu tối đa khả năng gây bệnh cho đàn ong dẫn đến ong chết nhiều, giảm năng suất 1/ Chọn nơi đặt ong thích hợp: khô ráo, tránh gió mạnh, đông ấm hè mát, ở xa chuồng trâu, bò, xa nơi bùn lầy, nước đọng. Mỗi điểm không nên đặt ...

Phòng trị bệnh ong là việc làm thường xuyên của người nhằm giảm thiểu tối đa khả năng gây bệnh cho đàn ong dẫn đến ong chết nhiều, giảm năng suất

1/ Chọn nơi đặt ong thích hợp: khô ráo, tránh gió mạnh, đông ấm hè mát, ở xa chuồng trâu, bò, xa nơi bùn lầy, nước đọng. Mỗi điểm không nên đặt nhiều ong, cự li giữa các đàn ong không quá dày, thùng kê cao 20-30 cm.

2/ Thùng nuôi ong phải đúng quy cách, đủ ấm, thùng kín tránh các loại còn trùng xâm nhập, cửa ong ra vào mở vừa phải để tránh ong ăn cướp mật, khi cho ong ăn không ncn dể đường mật vương vãi, không nên cho ong ăn ban ngày.

3/ Thường xuyên tham khảo lịch phun thuốc sâu, tìm hiểu cây nguồn mật có thổ gây ngộ độc cho ong để chủ động phòng tránh.

Hạn chế người ra vào các điểm đặt ong, không nhập ong, dụng cụ nuôi ong, tầng chân…. nếu không biết nguồn gốc, ong nhập phải được nuôi cách li. Việc di chuyển đàn ong phải chú ý khi ong bị bệnh, không chuyển đến nơi dã có ong hoặc không đưa ong đến vùng ong đang bị bệnh.

4/Thực hiện tốt các biện pháp kĩ thuật liên hoàn trong nuôi ong.

Tạo đàn mạnh là đàn ong có trên 4 cầu, ong đông, đầy đủ nhộng – trứng – ấu trùng, đầy đủ thức ăn (phấn và mật).

Thực hiện tốt lịch thay chúa, không chia đàn quá mỏng, không để đẻ trứng, tránh tình trạng ong ăn cướp mật.

5/ Thực hiện phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Khi nghi đàn ong có bệnh cần lấy mẫu gửi cơ quan chuyên môn để chẩn đoán và cho phương pháp diều trị. Cần kết hợp chặt chẽ công tác vệ sinh thú y (thay thùng, thay mật trong bánh tổ) với việc phòng trị bệnh ong bằng sinh học (thay chúa, nhốt chúa) và phòng trị bệnh bằng các loại thuốc. Coi trọng cả thuốc kháng sinh, thuốc khử trùng với các loại thuốc nam. Cần di chuyển đàn ong đến nguồn hoa tốt để có điều kiện chữa bệnh.

6/ Coi trọng công tác chọn giống ong: tạo những đàn ong có khả năng chống bệnh và tránh thoái hoá giống.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc cho ong:

Xác định nồng độ :

Nồng độ là lượng thuốc pha vào 1000ml xirô đường. Lượng thuốc thường được tính theo đơn vị miligam (mg) hoặc gam (g) dựa theo cách quy định của y tế.

Ví dụ: nồng độ 500đv/1000ml xiro đường nồng độ 0.5 g/1000ml xirô đường…

Có thể sử dụng các loại cốc vại 500ml, 350ml, 150ml, … để đong xi rô đường pha thuốc. Cần xem kĩ hướng dẫn in trên bao bì lượng thuốc pha là hao nhiêu đơn vị để khỏi lầm. Nếu dùng không hết một lọ cho một tối thì có thể dùng cách chia phần ước lượng.

Hòa thuốc: không nên hoà thuốc trực tiếp vào xi rô đường mà pha bằng nước ấm cho tan hết, sau đó mới đổ vào xtrô đường, khuấy thật đều.

Cách đưa thuốc vào đàn ong:

Cho ong ăn: rót xiro thuốc theo liều lượng đã định vào máng cho ong ăn. Tốt nhất là cho ăn vào ban đêm, nhưng nếu có ít ong và trong mùa không quá thiếu thức ăn có thể cho ong ăn ban ngày.

Phun thuốc nước:sử dụng bình bơm tay bàng nhựa dung tích 0,5-1 lít (có bán ở các chợ và các trạm bảo vệ thực vật). Rót xirô thuốc theo liều lượng đã đựng vào bình và phun lên mật cầu có ong bám.

Cách lấy mẫu và gửi mẫu bệnh:

Khi không tự xác định dược bệnh qua lâm sàng, cẩn gửi mẫu bệnh đến phòng thí nghiệm thú y thì làm như sau:

Lấy khoảng 100 ong thợ chết (trong thùng, trước cửa tổ) cho vào lọ thuỷ tinh, bao diêm hoặc túi nilông.

Cắt bánh tổ có ấu trùng nghi là bị bệnh, hoặc có phần thức ăn (mật, lương ong) nghi là bị nhiễm độc bỏ vào trong lọ thuỷ tinh hoặc hộp cứng để không bị giập nát.

Dán nhãn vào lọ hay hộp, trên nhãn ghi rõ: ngày, nơi và người lấy mẫu, nghi là bệnh gì. kèm theo một tờ giấy miêu tả càng kĩ càng tốt về các triệu chứng bệnh đã quan sát được, tình hình chung trong khu vực (tình hình đàn ong các trại khác, tình hình phun thuốc trừ sâu ở khu vực,…)

Trực tiếp mang mẫu bệnh đến nơi phân tích càng nhanh càng tốt. Nếu ở quá xa có thể gửi qua bưu điện nhưng cần ghi rõ là: “mầu ong, xin cẩn thận, tránh giập nát”.

Nơi gửi: Trung tâm nghiên cứu ong Láng Hạ – Đông Đa – Hà Nội

Hoặc các cơ quan chẩn đoán thú y ở các tỉnh hoặc trung ương.

0