Bệnh viêm gan của vịt do virut Hepatilis Anatum
Nguyên nhân sinh bệnh viêm gan của vịt Bệnh viêm gan của vịt do virut là bệnh truyền nhiễm chủ yếu của vịt con với các bệnh tích đặc trưng ở gan. Căn bệnh là 1 ARN virut nhỏ nhất. Theo phân loại hiện nay virut này thuộc nhóm picoma không có khả năng ngưng kết hồng cầu. Căn bệnh dễ nuôi cấy ...
Nguyên nhân sinh bệnh viêm gan của vịt
Bệnh viêm gan của vịt do virut là bệnh truyền nhiễm chủ yếu của vịt con với các bệnh tích đặc trưng ở gan. Căn bệnh là 1 ARN virut nhỏ nhất. Theo phân loại hiện nay virut này thuộc nhóm picoma không có khả năng ngưng kết hồng cầu.
Căn bệnh dễ nuôi cấy trong phôi vịt 13 – 14 ngày tuổi, tuổi phôi càng lớn tính cảm thụ của phôi càng giảm.
Virut viêm gan có sức đề kháng tương đối cao với nhiệt độ và hóa chất, trong đất độn chuồng, thức ăn, nước uống virut có thể tồn tại từ 15 – 40 ngày. Ở nhiệt độ 60°c trong 30 phút virut vẫn chưa bị giết. Muốn tiêu diệt virut bằng focmon với độ đậm đặc là 1% cần phải mất 3 giờ.
Cách truyền bệnh
Bệnh viêm gan của vịt chủ yếu xảy ra ở vịt con từ 1 – 3 tuần tuổi. Cũng có trường hợp bệnh viêm gan ở vịt phát ra ở những vịt con mới nở 12 giờ hoặc ở những vịt lớn 5 – 6 tuần tuổi. Vịt trưởng thành nói chung không mắc bệnh.
Bệnh có thể lây gián tiếp do các nhân tố như con người, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, máy ấp… bị nhiễm trùng và truyền sang cho vịt.
Nhưng nguy hiểm nhất là khi bệnh lây lan trực tiếp. Vịt mắc bệnh bài xuất căn bệnh theo phân và chất dịch nhiễm vào nguồn nước, chuồng trại, bãi chăn… rồi từ đó căn bệnh theo đường tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể vịt lành. Theo Buria Kovxki vịt khỏi bệnh rồi còn có thể mang trùng gây bệnh đến 650 ngày sau.
Gần đây 1 số tác giả đã phân lập được virut trong lòng đỏ trứng vịt, từ đó bệnh viêm gan của vịt có thể xảy ra những đàn vịt chưa bao giờ mắc bệnh nặng.
Virut xâm nhập vào cơ thể vịt chủ yếu qua niệm mặc đường tiêu hóa, hô hâp hoặc vết thương rồi vào máu. Theo máu virut đến các cơ quan và đặc biệt là ở gan, trao đổi chất của gan bị rối loạn, lượng glicogen trong gan giảm, lượng lipit lại tăng do trao đổi mỡ ở gan bị đình trệ. Vì vậy vịt con sau khi nở ra bị thiếu năng lượng do sức đề kháng giảm sút. Sau khi virut trực tiếp phá hoại tế bào gan. Tế bào nội mô huyết quản gan bị phá hoại gây xuất huyết đặc hiệu.
Triệu chứng và bệnh tích
Thời gian nung bệnh từ 2 – 4 ngày, bệnh thường tiến triển nhanh nên ít phát hiện kịp. Thường chỉ thấy 1 vài con không theo kịp đàn. Sau 1 thời gian ngắn vịt mệt mỏi nặng, nằm 1 chỗ, đầu ngoẹo ra đằng sau hay về 1 bên, co giật toàn thân rồi chết, chân dũi thẳng. Bệnh chuyển biến nhanh, từ lúc biểu hiện bệnh đến lúc chết khoảng 2 giờ. Có khi đàn vịt con bị chết hàng loạt mà không thấy có chịu chứng rõ rệt. Có thể thấy kết hợp với bệnh phó thương hàn (do vi khuẩn salmonella), trường hợp này vịt con ủ rủ và ỉa chảy.
Bệnh tích chủ yếu thấy ở gan, toàn bộ gan có nhiều nốt xuất huyết bằng đầu đinh ghim, màu đỏ, ria gọn. Cạnh đó còn có đám tụ máu đỏ hoặc những đám vàng đo gan bị thoái hóa. Lách có thể hơi sưng, thân tụ máu. bệnh viêm gan của vịt
Khi vịt mắc bệnh này cần phân biệt với phó thương hàn vịt. Bệnh phó thương hàn có thể chữa bằng kháng huyết thanh nhưng bệnh viêm gan không chữa được. Cũng cần phân biệt với bệnh dịch tả vịt, ở bệnh này ngoài xuất huyết ở gan còn có thấy ở da, bao tim, màng ngực, niêm mạc, dạ dày và một, bệnh tích viêm gan chỉ thấy ở lứa tuổi 1-2 tuần.
Phòng bệnh viêm gan do virut
có thể gây nhiễm dịch thụ động cho vịt con bằng cách tiêm virut cho vịt mẹ 2 lẫn cách nhau 2 tuần. Thuốc có tác dụng 6-8 tháng, vịt con nở ra sẽ có miễn dịch. Cũng có thể tiêm cho vịt mới nở virut đã giảm độc qua phôi thai.
Biện pháp vệ sinh phòng bệnh là quan trọng nhất, có thể ngăn chặn được vịt lây lan bằng cách ly triệt để giữa đàn vịt mắc bệnh với đàn vịt khỏe, cần tiêu độc nơi nhốt vịt mắc bệnh bằng được focmon 1% trong 3 giờ, xúc 5% hoặc clorua vôi trong 6 giờ.