05/02/2018, 12:43

Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 10 Các nguyên lí của nhiệt động lực học

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 Các nguyên lí của nhiệt động lực học Câu 1: Công thức mô tả đúng nguyên lí I của nhiệt động lực học là A. ΔU = A + Q. B. Q = ΔU + A C. ΔU = A – Q. D. Q = A – ΔU. Câu 2: Trường hợp nội năng của vật bị ...

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 Các nguyên lí của nhiệt động lực học Câu 1: Công thức mô tả đúng nguyên lí I của nhiệt động lực học là A. ΔU = A + Q. B. Q = ΔU + A C. ΔU = A – Q. D. Q = A – ΔU. Câu 2: Trường hợp nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt là A. chậu nước để ngoài nắng một lúc thì nóng lên. B. gió mùa đông bắc tràn về làm cho không khí lạnh đi. C. khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm lên. D. cho cơm nóng vào bát thì bưng bát cũng thấy nóng. Câu 3: Phát biểu không đúng với nguyên lí I nhiệt động lực học là A. Nhiệt lượng mà hệ nhận được sẽ chuyển hóa thành độ biến thiên nội năng của hệ và công mà hệ sinh ra. B. Công mà hệ nhận được bằng tổng đại số của độ biến thiên nội năng của hệ với nhiệt lượng mà hệ truyền cho môi trường xung quanh. C. Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng đại số nhiệt lượng và công mà hệ nhận được. D. Nhiệt lượng mà hệ truyền cho môi trường xung quanh bằng tổng của công mà hệ sinh ra và độ biến thieen nội năng của hệ. Câu 4: Biểu thức diễn tả đúng quá trình chất khí vừa nhận nhiệt vừa nhận công là: A. ΔU = Q + A; Q > 0; A < 0. B. ΔU = Q; Q > 0. C. ΔU = Q + A; Q < 0; A > 0. D. ΔU = Q + A; Q > 0; A > 0. Câu 5: Công A và nhiệt lượng Q trái dấu với nhau trong trường hợp hệ A. tỏa nhiệt và nhận công. B. tỏa nhiệt và sinh công. C. nhận nhiệt và nhận công. D. nhận công và biến đổi đoạn nhiệt. Câu 6: ΔU = 0 trong trường hợp hệ A. biến đổi theo chu trình. B. biến đổi đẳng tích. C. biến đổi đẳng áp D. biến đổi đoạn nhiệt. Câu 7: ΔU = Q là hệ thức của nguyên lí I áp dụng cho A. quá trình đẳng áp. B. quá trình đẳng nhiệt. C. quá trình đẳng tích. D. cả ba quá trình nói trên. Câu 8: Một viên đạn bằng chì khối lượng m, bay với vận tốc v = 195 m/s, va chạm mềm vào một quả cầu bằng chì cùng khối lượng m đang đứng yên. Nhiệt dung riêng của chì là c = 130 J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu của viên đạn và quả cầu bằng nhay. Coi nhiệt lượng truyền ra môi trường là không đáng kể. Độ tăng nhiệt độ của viên đạn và quả cầu là A. 146oC. B. 73oC. C. 37oC. D. 14,6oC. Câu 9: Một lượng khí lí tưởng thực hiện quá trình đẳng áp 1 – 2 rồi đẳng nhiệt 2 – 3 (Hình 33.1). Trong mỗi đoạn, khí nhận công hay sinh công? A. 1 – 2 nhận công; 2 – 3 sinh công. B. 1 – 2 nhận công; 2 – 3 nhận công. C. 1 – 2 sinh công; 2 – 3 sinh công. D. 1 – 2 sinh công; 2 – 3 nhận công. Câu 10: Một khí lí tưởng thực hiện quá trình đẳng tích 1 – 2 rồi đẳng áp 2 – 3 (Hình 33.2) Trong mỗi đoạn, khí nhận nhiệt hay tỏa nhiệt? A. 1 – 2 nhận nhiệt; 2 – 3 nhận nhiệt. B. 1 – 2 nhận nhiệt; 2 – 3 tỏa nhiệt. C. 1 – 2 tỏa nhiệt; 2 – 3 nhận nhiệt. D. 1 – 2 tỏa nhiệt; 2 – 3 tỏa nhiệt. Câu 11: Người ta cung cấp nhiệt lượng cho chất khí đựng trong một xilanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pit-tông đi một đoạn 5 cm và nội năng của chất khí tăng 0,5 J. Biết lực ma sát giữa pit-tông và xilanh là 20 N. Nhiệt lượng đã cung cấp cho chất khí là A. 1,5 J. B. 25 J. C. 40 J. D. 100 J. Hướng dẫn giải và đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đáp án A C D D A A C B A C A Câu 8: B Theo định luật bảo toàn động lượng: mv = (m + m’)v’ ⇒ v’ = v/2 Độ hao hụt cơ năng: Câu 11: A Độ lớn của công chất khí thực hiện để thắng lực ma sát: A = Fs = 20.0,05 = 1J. Do chất khí nhận nhiệt và thực hiện công nên: A < 0. Q = ΔU – A = 0,5 + 1 = 1,5 J. Bài viết liên quanBài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) (phần 1)Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 12 Bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ (tiếp theo)Đề kiểm tra số 1 (tiếp theo)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 8: Điều chế, tính chất hóa học của este và cacbohidratKể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em – Bài tập làm văn số 1 lớp 6Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp (tiếp theo)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (phần 1)Bài tập trắc nghiệm GDCD lớp 12 Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (phần 3)

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 Các nguyên lí của nhiệt động lực học

Câu 1: Công thức mô tả đúng nguyên lí I của nhiệt động lực học là

    A. ΔU = A + Q.      B. Q = ΔU + A

    C. ΔU = A – Q.      D. Q = A – ΔU.

Câu 2: Trường hợp nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt là

    A. chậu nước để ngoài nắng một lúc thì nóng lên.

    B. gió mùa đông bắc tràn về làm cho không khí lạnh đi.

    C. khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm lên.

    D. cho cơm nóng vào bát thì bưng bát cũng thấy nóng.

Câu 3: Phát biểu không đúng với nguyên lí I nhiệt động lực học là

    A. Nhiệt lượng mà hệ nhận được sẽ chuyển hóa thành độ biến thiên nội năng của hệ và công mà hệ sinh ra.

    B. Công mà hệ nhận được bằng tổng đại số của độ biến thiên nội năng của hệ với nhiệt lượng mà hệ truyền cho môi trường xung quanh.

    C. Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng đại số nhiệt lượng và công mà hệ nhận được.

    D. Nhiệt lượng mà hệ truyền cho môi trường xung quanh bằng tổng của công mà hệ sinh ra và độ biến thieen nội năng của hệ.

Câu 4: Biểu thức diễn tả đúng quá trình chất khí vừa nhận nhiệt vừa nhận công là:

    A. ΔU = Q + A; Q > 0; A < 0.      B. ΔU = Q; Q > 0.

    C. ΔU = Q + A; Q < 0; A > 0.      D. ΔU = Q + A; Q > 0; A > 0.

Câu 5: Công A và nhiệt lượng Q trái dấu với nhau trong trường hợp hệ

    A. tỏa nhiệt và nhận công.

    B. tỏa nhiệt và sinh công.

    C. nhận nhiệt và nhận công.

    D. nhận công và biến đổi đoạn nhiệt.

Câu 6: ΔU = 0 trong trường hợp hệ

    A. biến đổi theo chu trình.

    B. biến đổi đẳng tích.

    C. biến đổi đẳng áp

    D. biến đổi đoạn nhiệt.

Câu 7: ΔU = Q là hệ thức của nguyên lí I áp dụng cho

    A. quá trình đẳng áp.

    B. quá trình đẳng nhiệt.

    C. quá trình đẳng tích.

    D. cả ba quá trình nói trên.

Câu 8: Một viên đạn bằng chì khối lượng m, bay với vận tốc v = 195 m/s, va chạm mềm vào một quả cầu bằng chì cùng khối lượng m đang đứng yên. Nhiệt dung riêng của chì là c = 130 J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu của viên đạn và quả cầu bằng nhay. Coi nhiệt lượng truyền ra môi trường là không đáng kể. Độ tăng nhiệt độ của viên đạn và quả cầu là

    A. 146oC.      B. 73oC.

    C. 37oC.      D. 14,6oC.

Câu 9: Một lượng khí lí tưởng thực hiện quá trình đẳng áp 1 – 2 rồi đẳng nhiệt 2 – 3 (Hình 33.1). Trong mỗi đoạn, khí nhận công hay sinh công?

    A. 1 – 2 nhận công; 2 – 3 sinh công.

    B. 1 – 2 nhận công; 2 – 3 nhận công.

    C. 1 – 2 sinh công; 2 – 3 sinh công.

    D. 1 – 2 sinh công; 2 – 3 nhận công.

Câu 10: Một khí lí tưởng thực hiện quá trình đẳng tích 1 – 2 rồi đẳng áp 2 – 3 (Hình 33.2) Trong mỗi đoạn, khí nhận nhiệt hay tỏa nhiệt?

    A. 1 – 2 nhận nhiệt; 2 – 3 nhận nhiệt.

    B. 1 – 2 nhận nhiệt; 2 – 3 tỏa nhiệt.

    C. 1 – 2 tỏa nhiệt; 2 – 3 nhận nhiệt.

    D. 1 – 2 tỏa nhiệt; 2 – 3 tỏa nhiệt.

Câu 11: Người ta cung cấp nhiệt lượng cho chất khí đựng trong một xilanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pit-tông đi một đoạn 5 cm và nội năng của chất khí tăng 0,5 J. Biết lực ma sát giữa pit-tông và xilanh là 20 N. Nhiệt lượng đã cung cấp cho chất khí là

    A. 1,5 J.      B. 25 J.

    C. 40 J.      D. 100 J.

Hướng dẫn giải và đáp án

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Đáp án A C D D A A C B A C A

Câu 8: B

Theo định luật bảo toàn động lượng: mv = (m + m’)v’ ⇒ v’ = v/2

Độ hao hụt cơ năng:

Câu 11: A

Độ lớn của công chất khí thực hiện để thắng lực ma sát:

A = Fs = 20.0,05 = 1J.

Do chất khí nhận nhiệt và thực hiện công nên: A < 0.

Q = ΔU – A = 0,5 + 1 = 1,5 J.

0