05/02/2018, 12:42

Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 10 Công và công suất (phần 1)

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 Công và công suất (phần 1) Câu 1: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi A. lực vuông góc với gia tốc của vật. B. lực ngược chiều với gia tốc của vật. C. lực hợp với ...

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 Công và công suất (phần 1) Câu 1: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi A. lực vuông góc với gia tốc của vật. B. lực ngược chiều với gia tốc của vật. C. lực hợp với phương của vận tốc với góc α. D. lực cùng phương với phương chuyển động của vật. Câu 2: Đơn vị không phải đơn vị của công suất là A. N.m/s. B. W. C. J.s. D. HP. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao. B. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1. C. Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn. D. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh. Câu 4: Một lực F = 50 N tạo với phương ngang một góc α=30o, kéo một vật và làm chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 6 m là A. 260 J. B. 150 J. C. 0 J. D. 300 J. Câu 5: Thả rơi một hòn sỏi khối lượng 50 g từ độ cao 1,2 m xuống một giếng sâu 3 m. Công của trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng là (Lấy g = 10 m/s2) A. 60 J. B. 1,5 J. C. 210 J. D. 2,1 J. Câu 6: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 9,8 m/s2. Trong thời gian 1,2 s kể từ lúc bắt đầu thả vật, trọng lực thực hiện một công bằng A. 196 J. B. 138,3 J. C. 69,15 J. D. 34,75J. Câu 7: Một vật 5 kg được đặt trên mặt phẳng ngiêng. Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng bằng 0,2 lần trọng lượng của vật. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10 m. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng bằng A. – 95 J. B. – 100 J. C. – 105 J. D. – 98 J. Câu 8: Một vật 5 kg được đặt trên mặt phẳng ngiêng. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10 m, chiều cao 5 m. Lấy g = 10 m/s2. Công của trọng lực khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng có độ lớn là A. 220 J. B. 270 J. C. 250 J. D. 260 J. Câu 9: Một thang máy khối lượng 1 tấn chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc 2 m/s2. Lấy g = 10 m/s2. Công của động cơ thực hiện trong 5s đầu tiên là A. 250 kJ. B. 50 kJ. C. 200 kJ. D. 300 kJ. Câu 10: Một vật khối lượng 1500 kg được cần cẩu nâng đều lên độ cao 20 m trong khoảng thời gian 15 s. Lấy g = 10 m/s2. Công suất trung bình của lực nâng của cần cẩu là A. 15000 W. B. 22500 W. C. 20000 W. D. 1000 W. Hướng dẫn giải và đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C D A D B B C D C Câu 5: D A = Fs.cosα = Ps.cos0o = mg(h + d) = 2,1 J. Câu 6: B Nhận thấy thời gian để vật rơi xuống đất bằng √2 s > 1,2 s nên Câu 7: B Độ lớn của lực ma sát: Fms = 0,2P = 0,2mg. A = Fmsl.cos180o = -0,2.5.10.10 = – 100J. Câu 8: C Câu 9: D Do vật chuyển động có gia tốc nên theo định luât II Niu-tơn: F – P = ma Câu 10: C Do nâng đều nên F = P = mg Bài viết liên quanBài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh (tiếp theo)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 32: AnkinBài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 30Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 10 Bài 38Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 10 Chuyển động tròn đều (phần 2)Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (tiếp theo)Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 12 Bài 6:: Đất nước nhiều đồi núiNghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập – Bài tập làm văn số 2 lớp 12

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 Công và công suất (phần 1)

Câu 1: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi

    A. lực vuông góc với gia tốc của vật.

    B. lực ngược chiều với gia tốc của vật.

    C. lực hợp với phương của vận tốc với góc α.

    D. lực cùng phương với phương chuyển động của vật.

Câu 2: Đơn vị không phải đơn vị của công suất là

    A. N.m/s.

    B. W.

    C. J.s.

    D. HP.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

    A. Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao.

    B. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1.

    C. Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn.

    D. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh.

Câu 4: Một lực F = 50 N tạo với phương ngang một góc α=30o, kéo một vật và làm chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 6 m là

    A. 260 J.

    B. 150 J.

    C. 0 J.

    D. 300 J.

Câu 5: Thả rơi một hòn sỏi khối lượng 50 g từ độ cao 1,2 m xuống một giếng sâu 3 m. Công của trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng là (Lấy g = 10 m/s2)

    A. 60 J.

    B. 1,5 J.

    C. 210 J.

    D. 2,1 J.

Câu 6: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 9,8 m/s2. Trong thời gian 1,2 s kể từ lúc bắt đầu thả vật, trọng lực thực hiện một công bằng

    A. 196 J.

    B. 138,3 J.

    C. 69,15 J.

    D. 34,75J.

Câu 7: Một vật 5 kg được đặt trên mặt phẳng ngiêng. Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng bằng 0,2 lần trọng lượng của vật. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10 m. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng bằng

    A. – 95 J.

    B. – 100 J.

    C. – 105 J.

    D. – 98 J.

Câu 8: Một vật 5 kg được đặt trên mặt phẳng ngiêng. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10 m, chiều cao 5 m. Lấy g = 10 m/s2. Công của trọng lực khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng có độ lớn là

    A. 220 J.

    B. 270 J.

    C. 250 J.

    D. 260 J.

Câu 9: Một thang máy khối lượng 1 tấn chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc 2 m/s2. Lấy g = 10 m/s2. Công của động cơ thực hiện trong 5s đầu tiên là

    A. 250 kJ.

    B. 50 kJ.

    C. 200 kJ.

    D. 300 kJ.

Câu 10: Một vật khối lượng 1500 kg được cần cẩu nâng đều lên độ cao 20 m trong khoảng thời gian 15 s. Lấy g = 10 m/s2. Công suất trung bình của lực nâng của cần cẩu là

    A. 15000 W.

    B. 22500 W.

    C. 20000 W.

    D. 1000 W.

Hướng dẫn giải và đáp án

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A C D A D B B C D C

Câu 5: D

A = Fs.cosα = Ps.cos0o = mg(h + d) = 2,1 J.

Câu 6: B

Nhận thấy thời gian để vật rơi xuống đất bằng √2 s > 1,2 s nên

Câu 7: B

Độ lớn của lực ma sát: Fms = 0,2P = 0,2mg.

A = Fmsl.cos180o = -0,2.5.10.10 = – 100J.

Câu 8: C

Câu 9: D

Do vật chuyển động có gia tốc nên theo định luât II Niu-tơn: F – P = ma

Câu 10: C

Do nâng đều nên F = P = mg

0