24/06/2018, 00:41

Bài 9. Ấn Độ thế kỉ XVIII- Đầu thế kỉ XX – Lịch sử 8

Ở những bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các nước phương Tây. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ phân tích để thấy được những nét phát triển đặc thù của các nước phương Đông, mà cụ thể là Ấn Độ. A. Lí thuyết I. SỰ XÂM LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH THỐNG TRỊ CỦA ANH ...

Ở những bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các nước phương Tây. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ phân tích để thấy được những nét phát triển đặc thù của các nước phương Đông, mà cụ thể là Ấn Độ.

A. Lí thuyết

I. SỰ XÂM LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH THỐNG TRỊ CỦA ANH

a/ Quá trình xâm lược :

-Anh xâm lược và thống trị Ấn Độ vào thế kỉ XVIII

b/ Chính trị :

-Sự thống trị của thực dân Anh đã dẫn đến những hậu quả đau thương cho xã hội và nhân  dân Ấn Độ

II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CỦA NHÂN DÂN ẤN ĐỘ

1/ Những cuộc đấu tranh tiêu biểu

+ Khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859)

a/ Nguyên nhân :

-Do sự thống trị tàn bạo của thực dân Anh, binh lính lính Xi bay bất mãn .

b/ Diễn biến :

-10/5/1857 binh lính Xi-Pay nổi dậy. Được nhân dân ủng hộ

c/ Ý nghĩa :

-Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn  Độ

2/ Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

-1885 : Đảng Quốc Đại được thành lập , phát động phong trào đấu tranh chống Anh do Ti Lắc lãnh đạo .

-1905: nhân dân biều tình chống chính sách “ Chia để trị ” của thực dân Anh .

-7/1908 Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Bombay .

3/ Kết quả và ý nghĩa 

-Đều thất bại , nhưng phong trào yêu nước chống thực dân Anh không bị dập tắt .

B. Bài tập

Câu 1:Trình bày diến biến cuộc khởi nghĩa Xi-Pay (1857-1859)

Trả lời:

– Nguyên nhân sâu xa : chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách “chia để trị”, tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
– Duyên cớ : binh lính Xi-pay bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam nhiều người lính có tư tưởng chống đối.
– Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Xi-pay : ngày 10 – 5 – 1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh. Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân,nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ân Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được một số thành phố lớn. Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm ( ] 857 – 1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu.
– Ý nghĩa : cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc. Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập.

Câu 2: Nêu những hậu quả của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ?

Trả lời:

Hậu quả sự thống trị của Anh ở Ấn Độ : kinh tế giảm sút, đời sống nhân dân bị bần cùng, mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh hết sức sâu sắc.

Câu 3: Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục tiêu đấu tranh gì?

Trả lời:

Đảng Quốc đại : thành lập năm 1885, là chính đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ.
Mục tiêu đấu tranh :
– Từ năm 1885 đến 1905, Đảng quốc đại theo đường lối ôn hòa, dựa vào Anh I để phát triển đất nước.
Từ năm 1905. xuất hiện phái cấp tiến do Ti-lắc lãnh đạo chủ trương đấu tranh vũ trang lật đổ sự thống trị của Anh.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 8:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 8
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 8
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 8
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8

Trong bài viết trên, chúng tôi đã trình bày tình hình xã hội Ấn Độ khi bị thực dân Anh đặt ách thống trị, cùng những phong trào đấu tranh tiêu biểu. Chúc các bạn học tập hiệu quả!

0