24/06/2018, 00:39

Bài 14+15: Nước Âu Lạc – Lịch sử 6

Nhà nước Âu Lạc ra đời vào cuối thế kỷ III TCN, sau khi đánh tan quân nhà Tần xâm lược. Đời sống người dân có nhiều thay đổi só với dưới thời Vua Hùng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé! Lược đồ kháng chiến chống xâm lược Tần năm 214-209 TCN A. Tìm hiểu lí thuyết 1. Cuộc kháng chiến chống quân ...

Nhà nước Âu Lạc ra đời vào cuối thế kỷ III TCN, sau khi đánh tan quân nhà Tần xâm lược. Đời sống người dân có nhiều thay đổi só với dưới thời Vua Hùng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

nuoc au lacLược đồ kháng chiến chống xâm lược Tần năm 214-209 TCN

A. Tìm hiểu lí thuyết

1. Cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược.

* Hoàn cảnh :

Vào cuối thế kỷ III TCN, thời vua Hùng Vương thứ 18 , nước Văn Lang không còn yên bình, vua chỉ ham vui chơi, lụt lội xảy ra, nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhà Tần đe dọa xâm lược.

* Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược :

-Năm 218 TCN, quân Tần đánh xuống phương Nam; bốn năm sau, quân Tần chiếm vùng Bắc Văn Lang (nơi cư trú của người Lạc Việt và Tây Âu).

-Thục Phán lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến lâu dài, đánh du kích : ngày trốn vào rừng , đêm đến ra đánh giặc , sáu năm sau giết được Hiệu úy Đồ Thư, nhà Tần bãi binh .

* Nguyên nhân thắng lợi :

Tinh thần đoàn kết và chiến đấu kiên cường của người Âu Việt và Lạc Việt ; tài chỉ huy của Thục Phán.

2. Nước Âu Lạc ra đời :

-Sau khi đánh thắng quân Tần, năm 207 TCN Thục Phán lên ngôi vua  xưng là An Dương Vương , đóng đô ở Phong Khê, và hợp nhất Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc .

-Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương , giúp vua có Lạc Hầu và Lạc Tướng .Cả nước chia thành nhiều bộ  do Lạc Tướng đứng đầu, các chiềng chạ vẫn do Bồ Chính cai quản .

-So sánh với thời Vua Hùng ; quyền hành của An Dương Vương cao hơn và chặt chẽ hơn thời vua Hùng , đã có luật pháp và quân đội.

3. Đất nước thời Âu Lạc có những tiến bộ đáng kể :

* Trong nông nghiệp :

-Lưỡi cày đồng được dùng phổ biến, lúa gạo rau củ nhiều hơn.

-Chăn nuôi, đánh cá săn bắn đều phát triển .

*Nghề thủ công có nhiều tiến bộ như làm đồ gốm, dệt, làm đồ trang sức .

* Đặc biệt phát triển ngành xây dựng và luyện kim như rìu đồng, cuốc sắt, rìu sắt , giáo mác, mũi tên đồng.

* Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo.

nuoc au lac 1Lưỡi cày đồng Cổ Loa

nuoc au lac 2Mũi tên đồng Cổ Loa

 *Tham Khảo :

Cuộc kháng chiến chống Tần (214-208 TCN)

Dồn quân địch vào thế nguy khốn, lúc đó lực lượng kháng chiến của người Việt mới tổ chức phản công lớn “đại phá quân Tần và giết được tướng giặc Đồ Thư, quân Tần phơi thây, máu chảy hàng mấy chục vạn người”. Năm 208 TCN, nhà Tần phải xuống lệnh thu nốt số bại binh về nước.

Sau khi thống trị toàn Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng mở những cuộc chiến tranh bành trướng quy mô lớn xuống phía nam Trường Giang thôn tính các tộc người Việt (Bách Việt).

50 vạn quân Tần do Đồ Thư chỉ huy đánh xuống phía nam. Khoảng năm 214 trước công nguyên, quân Tần tiến vào vùng cư trú của người Âu Việt và Lạc Việt là tổ tiên của dân tộc Việt Nam hiện nay.

Trước sức mạnh của quân Tần, nhiều tộc người Việt bị khuất phục và bị thôn tính. Tổ tiên ta kiên trì cuộc kháng chiến chống quân Tần với cách đánh theo kiểu “vườn không nhà trống” và chiến tranh du kích, ban ngày thì lẩn tránh vào rừng, ban đêm mới tập kích, phục kích. Quân Tần vừa thiếu thốn lương thực vừa bị tiêu hao lực lượng lâm vào cảnh “tiến không được thoái cũng không xong”.

Dồn quân địch vào thế nguy khốn, lúc đó lực lượng kháng chiến của người Việt mới tổ chức phản công lớn “đại phá quân Tần và giết được tướng giặc Đồ Thư, quân Tần phơi thây, máu chảy hàng mấy chục vạn người”. Năm 208 TCN, nhà Tần phải xuống lệnh thu nốt số bại binh về nước.

Bằng cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, nền độc lập mới sơ khai của nước ta đã được giữ gìn và củng cố. Sự “còn lại hiếm hoi” hai tộc người Lạc Việt và Âu Việt đã nói lên sức sống quật cường của dân tộc ta. Và khi các tộc người khác bị người Hán sáp nhập và đồng hóa thì Lạc Việt, Âu Việt đương nhiên trở thành người đại diện và kế tục duy nhất lịch sử Bách Việt.

B. Bài tập

Câu 1: Em nghĩ sao về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu – Lạc Việt ?

– Tổ tiên ta bước đầu tạo dựng được truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

– Thán phục và học tập tinh thần chiến đấu bất khuất của tổ tiên ta trong buổi đầu dựng nước.

 Câu 2: Vì sao Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc ?

Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc vì  Âu Lạc là tên ghép của hai đất của người Tây Âu và Lạc Việt, việc An Dương Vương đặt tên như vậy là nhằm khẳng định tinh thần hợp nhất dân tộc.

Câu 3: Theo em, tại sao có sự tiến bộ nông nghiệp, công nghiệp ?

Có sự tiến bộ này vì :
– Tiếp nối thành tựu cải tiến công cụ từ thời Văn Lang…
– Sau kháng chiến chống xâm lược, đất nước được độc lập.
– Tinh thần cần cù lao động và sáng tạo không ngừng của nhân dân.

Câu 4: Cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Âu – Lạc Việt chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào ?

Cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Âu – Lạc Việt chống quân xâm lược Tần :
– Buổi đầu cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Tây Âu — Lạc Việt gặp nhiều khó khăn, quân thù hung bạo, người thủ lĩnh Tây Âu bị giết…, nhưng nhân dân không chịu hàng mà trốn vào rừng, tiếp tục cuộc kháng chiến.
– Dưới sự lãnh đạo của Thục Phán, nhân dân Tây Âu – Lạc Việt đã kiên cường chiến đấu, đẩy quân Tần vào thế “đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong”, năm 208 TCN thì giành được thắng lợi, nhà Tần phải hạ lệnh bãi binh.

Câu 5: Nhà nước Âu Lạc được thành lập trong hoàn cảnh nào ?

Hoàn cảnh thành lập Nhà nước Âu Lạc :
– Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần thắng lợi.
– Vua Hùng thứ 18 không còn khả năng; làm vua như trước.
– Hợp nhất hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt.

 Câu 6: Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành cổ Loa vào thế kỉ III – II TCN ở nước Âu Lạc ?

Nhận xét việc xây dựng công trình thành cổ Loa ở nước Âu Lạc :
– Thời gian xây, nguyên vật liệu dùng để xây thành.
– Quy mô : ba vòng thành, chu vi, các hào thống các thành, thông với sông Hoàng.
– Bố trí các cửa thành, pháo đài… đây còn là một quân thành.
– Đánh giá : thể hiện trình độ phát triển của nước Âu Lạc (kinh tế, quân sự), một biểu tượng đặc sắc của nền văn minh Việt cổ.

Câu 7: Em thử nêu những điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc ?

Những điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc :
– Giống nhau :
+ Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
+ Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước
(quản lí).
– Khác nhau :
Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.

Câu 8: Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì ?

Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học :
Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn thống nhất để cùng nhau chống giặc… Đây là bài học lớn về tinh thần đoàn kết, nâng cao cảnh giác trước mọi kẻ thù.

Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 6:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 6
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 6
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 6
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 6

Bài học này chúng tôi mang đến những kiến thức về cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc chống quân xâm lược nhà Tần và sự hình thành Nhà nước Âu Lạc ở thế kỷ III TCN. Chúc các bạn học tập tốt!

0