24/06/2018, 00:40

Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập- Lịch sử 7

Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân Việt Nam phải chịu sự thống trị, bóc lột tàn bạo của người Phương Bắc. Nhưng đến năm 839, với chiến thắng Bạch Đằng, nền độc lập được khôi phục, bắt đầu giai đoạn phát triển của xã hội Việt Nam. Bài học ngày hôm nay trang bị cho các bạn những ...

Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân Việt Nam phải chịu sự thống trị, bóc lột tàn bạo của người Phương Bắc. Nhưng đến năm 839, với chiến thắng Bạch Đằng, nền độc lập được khôi phục, bắt đầu giai đoạn phát triển của xã hội Việt Nam. Bài học ngày hôm nay trang bị cho các bạn những kiến thức về những sự kiện lịch sử tiêu biểu để giành lại và bảo vệ độc lập của nước nhà.

A. Lý thuyết

1. Ngô Quyền dựng nền độc lập tự chủ 

   – Sau chiến thắng Bạch Đằng (938) , Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa.

– Ông bỏ bộ máy cai trị cũ, xây dựng chính quyền mới còn đơn  giản .

– Đứng đầu là vua, nắm quyền chính trị , ngoại giao, quân sự

– Dưới là quan văn võ, cử các tướng coi các châu quan trọng như Châu Hoan, Châu Phong….,đất nưóc yên ổn.

– Chính quyền mang tính chất độc lập tự chủ  ,bộ máy nhà nước còn đơn giản .

2.Tình hình đất nước cuối thời Ngô

– Ngô Quyền mất (944),hai con là Ngô Xương Văn  và Ngô Xương Ngập còn ít tuổi, Dương Tam Kha cướp ngôi vua và xưng là Bình Vương , khiến cho chính quyền trung ương suy yếu.

– Năm 950 Ngô Xương Văn giành lại ngôi vua

– Năm 965, Ngô Xương Văn chết, đầt nước hỗn loạn, các hào trưởng nổi dậy khắp nơi  tranh giành nhau quyết liệt, đó là “Loạn 12 sứ quân”.

* Sứ quân: thế lực phong kiến  nổi dậy chiếm lĩnh một vùng .

nuoc ta buoi dau doc lap

Lược đồ 12 sứ quân

Mô tả : vị trí các sứ quân trên lược đồ .

        -Ngô Nhật Khánh chiếm giữ Đường Lâm.

        -Kiều Công Hãn chiếm Phong Châu.

        -Kiều Thuận chiếm Hồi Hồ.

        -Nguyễn Khoan chiếm Tam Đái.

        -Nguyễn Thủ Tiệp chiếm Tiên Du.

        -Nguyễn Siêu chiếm Tây Phù Liệt.

        -Lý Khuê chiếm Siêu Loại.

        -Lữ Đường chiếm Tế Giang.

        -Phạm Bach Hổ chiếm Đằng Châu.

        -Đỗ Cảnh Thạc chiếm Đỗ Động Giang.

       -Trần Lãm chiếm Bố Hải Khẩu.

       -Ngô Xương Xí chiếm Bình Kiều.

3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước 

– “Loạn 12 Sứ quân” làm chia cắt đất nước,sản xuất đình trệ, nhân dân khổ cực.

– Nhà Tống đe dọa đánh chiếm nước ta

– Từ Hoa Lư, Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ , được nhân dân ủng hộ, và đánh bại các sứ quân khác, được tôn vinh làm Vạn Thắng Vương, đất nước trở lại yên bình thống nhất.

– Ngô Quyền có công đặt nền móng, xây dựng chính quyền. Đinh Bộ Lĩnh có công thống nhất đất nước.

  * Ý nghĩa: Đánh bại thế lực cát cứ, lập lại hòa bình trong cả nước , tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước sau này.

 nuoc ta buoi dau doc lap

B. Bài tập

Câu 1: Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Ngô Quyền ?

Gợi ý:

Dựa vào nội dung mục 1, SGK kết hợp với sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô để trả lời. Cần làm rõ : mặc dù đã có chính quyền từ trung ương đến địa phương, nhưng tổ chức này còn đơn giản (giúp việc cho vua là các quan văn, quan võ và thứ sử ờ các địa phương). Việc xây dựng chính quyền mới của Ngô Quyền đã đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất.

Câu 2: Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào?

Trả lời:

+ Năm 944, Ngô Quyền mất, hai con trai còn nhỏ, chưa đủ uy tín, lại bị Dương Tam Kha tiếm quyền, các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương khắp nơi lần lượt nổi dậy. Đất nước trở nên rối loạn.
+ Nhà Tống đang có mưu đồ xâm lược nước ta.
+ Năm 965, Ngô Xương Văn mất. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn, 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương. Sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân”.

Câu 3: Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để chấm dứt tình trạng cát cứ, đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất ?

Trả lời:

– Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), đóng đỏ ờ Hoa Lư (Ninh Bình).
– Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, phong vương cho các con, cử các tướng thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt ; xây dựng cung điện, đúc tiền… sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.
– Công lao của Đinh Bộ Lĩnh :
+ Dẹp “Loạn 12 sứ quân” : liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác, dẹp tan “Loạn 12 sứ quân”.
+ Xoá bỏ tình trạng phân tán, cát cứ ở các địa phương, đất nước trở nên yên bình, thống nhất.

Câu 4: Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước

Gợi ý:
Dựa vào nội dung mục 1, SGK để trả lời. Trong đó, tập trung làm rõ việc Ngô Quyền xưng vương, chọn đất đóng đô, xây dựng cung điện, xoá bỏ bộ máy cai trị cũ của họ Khúc, thiết lập bộ máy chính quyền mới, cử người tâm phúc trấn giữ các châu quan trọng… là những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước.

Câu 5: Tại sao lại xảy ra Loạn 12 sứ quân ?

Gợi ý:

Các em dựa vào gợi ý trả lời câu hỏi 2 để lí giải. Cần chỉ rõ việc Dương Tam Kha vì mưu lợi riêng, nhân khi các con Ngô Quyền còn nhỏ đã tiếm ngôi. Các quan lại trong triều đình, địa phương phản đối. Sau khi nhà vua giành lại ngôi báu, uy tín triều đình lúc này đã giảm sút, hệ thống cai trị thiếu chặt chẽ, quan hệ trung ương — địa phương lỏng lẻo, các thế lực trong nước nổi dậy… gây ra “Loạn 12 sứ quân”.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 7:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 7
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 7
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 7
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 7

Bài học trên đây chúng tôi đã giúp các bạn có thêm những kiến thức về Việt Nam giai đoạn mới giành được độc lập tự chủ, từ chiến thắng Bạch Đằng giành được độc lập; chiến công của Đinh Bộ Linh góp phần gìn giữ, bảo vệ độc lập nước nhà. Hi vọng bài học có thể giúp ích cho quá trình học tập của các bạn, chúc các bạn học tập hiệu quả.

0