Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến- Lịch sử 7
Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền văn minh ra đời sớm nhất trên thế giới, bài học của chúng tôi ngày hôm nay nhằm giới thiệu cho các bạn về sự hình thành cũng như sự phát triển mạnh mẽ của chế độ phong kiến ở Trung Quốc. A. Lí thuyết 1.Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung ...
Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền văn minh ra đời sớm nhất trên thế giới, bài học của chúng tôi ngày hôm nay nhằm giới thiệu cho các bạn về sự hình thành cũng như sự phát triển mạnh mẽ của chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
A. Lí thuyết
1.Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc :
– Trung Quốc xây dựng nhà nước đầu tiên ở Châu thổ sông Hòang Hà từ 2.000 năm tr CN, và mở rộng xuống phía Nam, có nền văn minh cổ đại rực rỡ (Hạ-Chu-Thương)
– Xuất hiện công cụ sắt , năng xuất lao động tăng .
-Hình thành giai cấp địa chủ , nông dân lĩnh canh ( tá điền ) nhận ruộng của địa chủ và nộp tô cho địa chủ .
– Hình thành quan hệ sản xuất phong kiến Trung Quốc
+ Địa chủ .
+ Nông dân tá điền.
2. Xã hội Trung Quốc thời Tần , Hán ( 221 tr CN – 220 )
* Tần Thủy Hòang (221 tr CN – 206 tr CN ) :
– Chia nước thành quận huyện , cử quan cai trị .
– Thống nhất đo lường và tiền tệ.
– Bắt lao dịch .
– Xây Vạn Lý Trường Thành , lăng Ly Sơn, cung A Phòng ..
– Gây chiến tranh , mở rộng lãnh thổ vế phía bắc và nam .
Tượng gốm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
* Hán 206 tr CN – 220 :
– Xóa bỏ pháp luật hà khắc.
– Giảm nhẹ tô thuế , sưu dịch .
– Khuyến khích phát triển nông nghiệp, nên kinh tế phát triển , xã hội ổn định
– Xâm lược Triều Tiên , chiếm Nam Việt ( Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ).
3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường 618- 907
* Đối nội :
– Cử người thân tín cai quản địa phương
-Mở khoa thi chọn nhân tài.
-Giảm tô thuế .
-Phép quân điền , chia ruộng cho nông dân cày cấy , xã hội phồn vinh cường thịnh .
* Đối ngoại :
– Xâm lược Nội Mông , Tây Vực , Triều Tiên , Củng cố đô hộ ở An Nam ( khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng ).
– Trở thành đất nước cường thịnh nhất Châu Á.
Con đường tơ lụa .
4. Trung Quốc thời Tống- Nguyên
* Nhà Tống thống nhất Trung Quốc : 960 – 1279
– Xóa bỏ thuế và sưu dịch nặng nề .
– Mở mang thủy lợi .
– Phát triển thủ công nghiệp như khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa , đúc vũ khí
– Có nhiều phát minh
– Đời sống nhân dân ổn định.
*Năm 1271 Hốt Tất Liệt tiêu diệt nhà Tống lập ra nhà Nguyên: (1271 – 1368
– Phân biệt đối xử giữa người Mông và người Hán .
– Nhân dân nổi dậy chống Nguyên , do nhà Nguyên là người ngọai bang .
Bản đồ Trung Quốc thời nhà Minh
5. Trung Quốc thời Minh ( 1368 – 1644) ; Thanh ( 1644—1911) .
* Năm 1368 Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh .
* 1644 quân Mãn Thanh từ phương Bắc tràn xuống lập ra nhà Thanh :
– Xã hội Trung Quốc bị suy thóai , vua quan sa đọa , nông dân đói khổ
– Công thương nghiệp phát triển như xưởng dệt lớn được chuyên môn hóa và có nhiều nhân công như ở Tô Châu , Tùng giang
– Quảng Châu là thương cảng .
– Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện, xã phong kiến suy yếu
6. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến :
* Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức thống trị xã hội Trung Quốc thời phong kiến – Khổng Tử, Mạnh Tử .
* Văn học:
+ Thơ có Lý Bạch , Đỗ Phủ ,Thơ Đường.
+ Văn học có Thủy Hử của Thị Nại Am , Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân , Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung .
* Sử ký của Tư Mã Thiên , bộ Đường Thư , bộ Minh sử .
* Khoa học kỹ thuật : giấy viết có Thái Luân , nghề in, la bàn, thuốc súng , dệt vải , làm đồ sứ , đóng tàu , luyện sắt …
* Kiến trúc nhiều cung điện như Cố cung ở Bắc Kinh
Tử cấm thành
Bộ đĩa sứ hoa lam sản xuất vào thế kỷ 16, thời Minh, Trung quốc
Vạn lý trường thành
B. Bài tập
Câu 1: Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền đã được hình thành như thế nào ở Trung Quốc ?
Trả lời:
– Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiểu ruộng, có quyền lực trở thành địa chủ.
– Nhiều nông dân mất ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ trở thành tá điền, phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là địa tô. Xã hội phong kiến Trung Quốc được xác lập.
Câu 2: Nêu các chính sách đối nội của các vua thời Tần – HánTrả lời
Thời Tần : chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị; thi hành chế độ cai trị rất hà khắc.
– Nhà Hán lên thay thì chế độ pháp luật hà khắc được bãi bỏ.
– Kinh tế thời Tần – Hán : ban hành chế độ đo lường thống nhất, giảm tô thuế, khuyến khích nông dân nhận ruộng cày và khẩn hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp.
Câu 3: Xã hội phong kiến ở Trung Quốc đã được hình thành như thế nào ?
Gợi ý:
Cần tập trung làm rõ chế độ phong kiến Trung Quốc ra đời sớm so với các quốc gia khác trên thế giới (khoảng thế kỉ III TCN), tồn tại kéo dài đến đầu thế kỉ XX.
Câu 4: Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào ?
Gợi ý:
Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường :
Những biểu hiện sự phát triển thịnh vượng của nhà Đường về : tổ chức nhà nước, kinh tế, đối ngoại. Đồng thời, giải thích được vì sao đến thời Đường, xã hội Trung Quốc phát triển thịnh vượng (đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế,…).
Câu 5: Sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh – Thanh được biểu hiện như thế nào ?
Trả lời:
Cuối thời Minh – Thanh, xã hội phong kiến Trung Quốc đã dần lâm vào tình trạng suy thoái. Vua quan chỉ biết đục khoét nhân dân để sống xa hoa, truỵ lạc. Còn những người nông dân và ửtỢ ửiủ công thì không những phải nộp tô, thuế nặng nề, mà còn bị bắt đi lính, đi phu xây dựng nhiều công trình đồ sộ, tốn kém như Cố cung ở kinh đô Bắc Kinh.
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 7:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 7
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 7
- Đáp án môn Lịch sử lớp 7
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 7
Qua bài Trung Quốc thời phong kiến, chúng tôi đã giúp các bạn khái quát những nội dung sơ lược nhất về sự hình thành cũng như những giai đoạn phát triển của chế độ phong kiến trong xã hội Trung Quốc. Chúc các bạn học tập hiệu quả!