Bài 17: Cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng (năm 40) – Lịch sử 6
Âm mưu nhà Hán ngày một rõ ràng khi muốn xâm chiếm hoàn toàn nước ta. Đến thế kỷ thứ I, Tô Định đem quân sang xâm lược, với lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc Hai Bà Trưng đã đứng lên khởi nghĩa đánh quân Hán. Lược đồ Âu Lạc thế kỷ I-III (Nhà Hán chia Âu Lạc thành ba quận là Giao Chỉ,Cửu ...
Âm mưu nhà Hán ngày một rõ ràng khi muốn xâm chiếm hoàn toàn nước ta. Đến thế kỷ thứ I, Tô Định đem quân sang xâm lược, với lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc Hai Bà Trưng đã đứng lên khởi nghĩa đánh quân Hán.
Lược đồ Âu Lạc thế kỷ I-III (Nhà Hán chia Âu Lạc thành ba quận là Giao Chỉ,Cửu Chân và Nhật Nam )1. Nước Âu Lạc từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ I có gì thay đổi?
* Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành 2 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.
* Năm 111 TCN nhà Hán Chia Âu Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam gộp 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao ( thủ phủ Luy Lâu).
* Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô úy coi việc quân sự – tất cả đều là người Hán .Dưới quận là huyện, do Lạc tướng người Việt cai trị.
* Âm mưu của nhà Hán:
-Chiếm đóng lâu dài và xóa tên nước ta, biến nước ta thành bộ phận lãnh thổ Trung Quốc.
-Nhà Hán bắt dân ta nộp nhiều thứ thuế.
-Cống nạp nặng nề.
-Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của người Hán, để đồng hóa dân tộc ta.
-Năm 34, Tô Định làm thái thú quận Giao Chỉ.
2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ:
Lược đồ khởi nghĩa Hai bà Trưng* Nguyên nhân:
– Do chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
– Thi Sách chồng Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại. Để trả nợ nước, thù nhà Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa.
*Diễn biến:
– Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa làm lễ tế cờ ở Hát Môn (Hà Tây)
– Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.
– Nghĩa quân từ Hát Môn–> Mê Linh –>Cổ Loa–>Luy Lâu.
– Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
*Nguyên nhân thắng lợi :
-Tinh thần yêu nước và đoàn kết của quân dân.
-Được nhân dân ủng hộ và tài chỉ huy của Hai Bà Trưng.
* Ý nghĩa:
– Độc lập dân tộc được khôi phục.
-Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc, của phụ nữ Việt Nam .
Đường tiến quân của Hai Bà TrưngB. Bài tập
Câu 1: Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm âm mưu gì ? Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán ?
Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao nhằm : âm mưu xâm chiếm lâu dài nước ta, xoá bỏ tên nước ta…
– Để tiến hành chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo và ép nhân dân ta phải theo phong tục, tập quán của người phương Bắc, thi hành chính sách đồng hóa…
– Nhận xét về cách đặt quan lại cai trị : chứng tỏ phong kiến phương Bắc không đủ sức vươn tới cai trị cấp huyện, làng, chạ.
Câu 2: Nhân dân châu Giao bị nhà Hán bóc lột như thế nào? Nhà Hán đưa người Hán sang ở châu Giao nhằm mục đích gì ?
Nhân dân châu Giao bị nhà Hán bóc lột bằng các thứ thuế : nộp rất nhiều loại thuế nặng nề nhất là thuế muối, thuế suất và cống nộp những sản vật quý hiếm như ngà voi, sừng tê…
– Nhà Hán đưa người Hán sang ờ châu Giao nhằm mục đích đồng hoá dân ta về mọi mặt…
Câu 3: Việc khắp nơi đều kéo quân về Mê Linh nói lên điều gì?
Câu 4: Qua 4 câu thơ bà Trưng Trắc đọc lời thề, em hãy cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng?
Câu 5: Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi?
Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 6:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 6
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 6
- Đáp án môn Lịch sử lớp 6
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 6
Bài viết trên chúng tôi khái quát kiến thức về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40 với tinh thần sục sôi rửa sạch nợ nước, thù nhà quả cảm đến hơi thở cuối cùng. Mong các bạn có thêm những thông tin hữu ích phục vụ học tập!