24/06/2018, 00:41

Bài 11: Những chuyển biến về đời sống xã hội – Lịch sử 6

Bài trước chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn những sự chuyển biến trong đời sống kinh tế thời nguyên thủy, bài học này sẽ tiếp tục mang đến kiến thức về chuyển biến đời sống xã hội với những sự đổi mới, nảy sinh các công cụ, chế độ mới. A. Tìm hiểu lí thuyết Dao găm đồng Đông Sơn 1. Sự ...

Bài trước chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn những sự chuyển biến trong đời sống kinh tế thời nguyên thủy, bài học này sẽ tiếp tục mang đến kiến thức về chuyển biến đời sống xã hội với những sự đổi mới, nảy sinh các công cụ, chế độ mới.

A. Tìm hiểu lí thuyết

chuyen bien xa hoiDao găm đồng  Đông Sơn

1. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?

– Sản xuất  phát triển,lao động  ngày càng phức tạp, dẫn đến sự phân công lao động.

–  Phân công theo nghề nghiệp : nông nghiệp và thủ công nghiệp.

– Nam giới: làm công việc nặng nhọc, lo việc ngoài đồng, săn bắt, chế tác công cụ…

– Phụ nữ: công việc nhẹ nhàng, tỉ mỉ, công việc nhà, làm đồ gốm, dệt vải…

2. Xã hội có gì đổi mới:

– Hình thành làng bản (chiềng chạ), đứng đầu là già làng.

– Nhiều chiềng, chạ họp thành bộ lạc, đứng đầu là tù trưởng .

– Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.

– Xã hội  đã có sự phân biệt giàu nghèo.

3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?

– Công cụ bằng đồng: Phong phú, đa dạng, gần như thay thế đồ đá.

–  Thế kỷ VIII đến thế kỷ I TCN trên đất nước ta đã hình thành các trung tâm văn hóa lớn: Óc Eo ( An Giang ) ở Tây Nam Bộ ; Sa Huỳnh ( Quảng Ngãi ),ở Nam Trung Bộ ; Đông Sơn ( Thanh Hóa ) ở Bắc bộ và Bắc Trung Bộ.

– Cuộc sống có phần ổn định.

chuyen bien xa hoi 1                                           Lưỡi liềm Đông Sơn chuyen bien xa hoi 2                                   Văn hóa Óc Eo chuyen bien xa hoi 3Văn hóa Sa Huỳnh

B. Bài tập

Câu 1: Em có nhận xét gì về việc đúc một đồ dùng bằng đồng hay làm một bình bằng đất nung, so với việc làm một công cụ đá ?

+ Một số công đoạn đúc đồng : lọc quặng – làm khuôn – nấu quặng – đổ vào đế khuôn (công việc nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe và công sức của nhiều người).

+ Làm một bình đất nung : tìm đất sét – nhào nặn – nung (công việc nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe và công sức của nhiều người, tuy có đơn giản và nhẹ hơn so với đúc đồng).

+ Làm một công cụ đá : tìm đá – ghè đẽo hoặc mài (đơn giản, chỉ một người là làm được).

Câu 2: Em nghĩ gì về sự khác nhau giữa các ngôi mộ này ?

Sự khác nhau về số lượng công cụ, đồ trang sức chôn theo giữa các ngôi mộ chứng tỏ xã hội bắt đầu có sự phân hóa giàu – nghèo tuy chưa rõ nét.

 Câu 3: Theo em, những công cụ nào góp phần tạo nên bước biến chuyển trong xã hội ?

Những công cụ góp phần tạo nên bước biến chuyển trong xã hội : Lưỡi cuốc, lưỡi cày, lưỡi liềm, lưỡi rìu… bằng đồng.

 Câu 4: Em hãy điểm lại các biến chuyển chính về mặt xã hội ?

Các biến chuyển chính về mặt xã hội :

– Sự phân công lao động hình thành.
– Sự xuất hiện làng, bản (chiềng, chạ) và bộ lạc.
– Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.
– Bắt đầu có sự phân hóa giàu – nghèo.

Câu 5: Hãy nêu những nét mới về tình hình kinh tế, xã hội của cư dân Lạc Việt?

Những nét mới về tình hình kinh tế, xã hội của cư dân Lạc Việt :

– Kinh tế:

+ Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.

+ Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.

– Xã hội :

+ Sự phân công lao động hình thành

+ Sự xuất hiện làng, bản (chiềng, chạ) và bộ lạc.

+ Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.

+ Bắt đầu có sự phân hóa giàu – nghèo.

 Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 6:
  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 6
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 6
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 6
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 6

Chuyển biến kinh tế tất yếu dẫn đến chuyển biến đời sống xã hội. Bài viết trên chúng tôi tổng hợp những thông tin chuyển biến cơ bản của xã hội nguyên thủy như công cụ lao động mới, các chế độ mới sinh ra và thống trị… Mong các bạn học tập hiệu quả!

0