24/06/2018, 00:44

Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á- Lịch sử 7

Đông Nam Á là khu vực địa lí gồm có 11 quốc gia, trong thời kì phong kiến, ở những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng có những vận động, phát triển chung về kinh tế, xã hội, mặt khác ở từng đặc thù riêng, xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử, xã hội của từng nước. Bài học ngày hôm nay, chúng tôi sẽ ...

Đông Nam Á là khu vực địa lí gồm có 11 quốc gia, trong thời kì phong kiến, ở những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng có những vận động, phát triển chung về kinh tế, xã hội, mặt khác ở từng đặc thù riêng, xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử, xã hội của từng nước. Bài học ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn nhận biết về sự phát triển chung cũng như những đặc thù của từng nước trong khu vực Đông Nam Á.

A. Lý thuyết

1. Sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á 

* Điều kiện tự nhiên :

– Hiện nay Đông Nam Á có 11 nước là Việt nam , Lào , Cam-pu-chia . Thái Lan , Mi-an-ma, Ma –lai- xi -a , Xin-ga-po,In- đô -nê –xi- a , Phi -lip -pin , Bru- nây  và Đông Ti -mo .

– Có khí hậu gió mùa : mùa khô và mùa mưa , trồng cây lúa nước, cây ăn củ, ăn quả …..

– Thuận lợi: có khí hậu nóng ẩm , nên thuận lợi cho hoạt động nông  nghiệp.

– Khó khăn : có nhiều thiên tai.

* Sự hình thành các vương quốc cổ :

– Thời đồ đá  có dấu vết  người  tối cổ khắp Đông Nam Á .

– Thế kỷ  đầu  Công Nguyên biết dùng đồ sắt và bắt đầu xuất hiện các quốc gia đầu tiên .

– 10 thế kỷ đầu sau Công Nguyên xuất hiện các quốc gia nhỏ  như: Champa , Phù Nam ở  hạ lưu sông Mê Kông , vương  quốc hạ lưu sông Mê nam , đảo In đô nê xi a .

cac quoc gia phong kien dong nam a

Lược đồ các  vương quốc cổ  Đông Nam Á đến thế kỷ XV

2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á 

 * Từ thế kỷ Xà XVIII  phát triển và thịnh đạt :

– In đô nê xi a: vương triều Mô giô pa hít (1213-1527)

– X- XV:Đại Việt ,Champa .

– IX –XV :Campuchia thời kỳ Ang-co huy hòang

– XI :  vương quốc Pa-gan  (Mianma)

– XIII :người Thái ở thượng nguồn sông Mê  Kông  di cư xuống phía  nam  (do Mông Cổ tấn công lập ra Su-khô-thay (Thái lan) ; và Lan xang  ( Lào )

– Sau thế kỷ XV  Đông Nam Á cổ suy yếu nhưng xã hội phong kiến vẫn tồn tại.

– Giữa thế kỷ XIX bị phương Tây  xâm chiếm .

 cac quoc gia phong kien dong nam a

Đền   Bô rô bu đua  ở In đô nê xi a 

cac quoc gia phong kien dong nam a

Toàn cảnh đô thị cổ Pa gan (Mianma )

cac quoc gia phong kien dong nam a  Lược đồ vương quốc Cam pu chia

3. Vương quốc Cam pu chia 

– Thời  tiền sử ( đồ đá )  cư dân cổ lập nước Phù Nam  ( I- VI ) .

– Người  Khơ me  ( VI – VIII   744 ) lập nước Chân Lạp ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ  .Theo đạo Ba La Môn và đạo Phật .Từ chữ Phạn tạo nện chữ viết riêng  ( Chữ Khơ me cổ ) ; biết khắc bia bằng chữ Phạn

– Năm 774 – 802  bị Gia Va xâm chiếm .

– Thế kỷ IX à XV  là thời kỳ Ang co , nông nghiệp phát triển . Quân đội hùng mạnh ,xâm chiếm Thái Lan , Lào .Xây dựng  kinh đô Ang co , đền Ang -co -vát

– Thế kỷ XV suy thoái kéo dài đến năm 1863  bị Pháp xâm lược .

cac quoc gia phong kien dong nam aChữ Khơ me

cac quoc gia phong kien dong nam a Đền Ang -co –vát

cac quoc gia phong kien dong nam a Đền Ang -co Thom

4. Vương quốc Lào

– Người Lào Thơng tạo ra cánh đồng Chum  tại Xiêng  Khoảng .

– Thế kỷ XIII người Thái di cư đến gọi là  người Lào Lùm , bộ tôc chính của Lào .

– Năm 1353 Pha Ngừm  lập nước Lạn  Xạng  – Triệu Voi   .

– Vua Lan Xang  (XV – XVII) : chia đất nước thành các mường ;  đặt quan cai trị ,xây dựng quân đội ; quan hệ hòa hiếu với các nước láng  giềng ; chống quân xâm lược Miến Điện .

– Thế kỷ XVIII Lan Xang suy yếu  bị Xiêm chiếm .

– Thế kỷ XIX là thuộc địa của Pháp

cac quoc gia phong kien dong nam a

Người Lào Thơng

cac quoc gia phong kien dong nam a

Người Lào Lùm

Cánh đồng Chum 

Thát  Luổng

B. Bài tập

Câu 1: Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á ?

Trả lời:
– Thuận lợi : khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, đất đai phì nhiêu, màu mỡ ; mưa nhiều là nguồn cung cấp nước để tưới tiêu cho đồng ruộng, nên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước.
– Khó khăn : thường xuyên xảy ra lũ lụt, hạn hán, thiên tai, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Câu 2: Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm những nước nào ?

Trả lời:

Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, ngày nay gồm 11 nước :
Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây, Đông Ti-mo, Malaysia

Câu 3: Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX.

Trả lời:

nien bieu cac giai doan phat trien o dong nam a

Câu 4: Sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:
– Thời kì Ăng-co (từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV) là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Cam-pu-chia. Biểu hiện : nông nghiệp phát triển, lãnh thổ mở rộng, văn hoá độc đáo, tiêu biểu nhất là kiến trúc đền tháp (Ăng-co Vát, Ăng-co Thom).

Câu 5: Em hãy nêu các chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lan Xang

Trả lời:

Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy. Vương quốc Lan Xang luôn chú ý giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng như Cam-pu-chia và Đại Việt, nhưng đồng thời cũng cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược Miến Điện vào nửa sau thế kỉ XVI để bảo vệ lãnh thổ và nền độc lập của mình.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 7:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 7
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 7
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 7
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 7

Bài 7 Các quốc gia Đông Nam Á đã khái quát được những nét tiêu biểu về sự phát triển kinh tế, xã hội của mười một nước Đông Nam Á trong xã hội phong kiến. Chúc các bạn học tập hiệu quả!

0