Bài 21. Ôn tập chương IV – Lịch sử 7
Ở những bài học trước, các bạn đã được trang bị những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X- thế kỉ XV. Để củng cố thêm phần kiến thức trọng tâm cũng nhằm kiểm tra khả năng nắm bắt bài của các bạn, chúng tôi đưa ra hệ thống các bài tập sau: Bài tập củng cố Câu 1: Bộ máy nhà nước ...
Ở những bài học trước, các bạn đã được trang bị những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X- thế kỉ XV. Để củng cố thêm phần kiến thức trọng tâm cũng nhằm kiểm tra khả năng nắm bắt bài của các bạn, chúng tôi đưa ra hệ thống các bài tập sau:
Bài tập củng cố
Câu 1: Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm nào ?
Trả lời:
a) Bộ máy Nhà nước thời Lê Thánh Tông : tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ờ những điểm nào. Để nắm được sự khác nhau đó, cần vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền các cấp thời Lý – Trần và thời Lê Thánh Tông.
– Chú ý ở triều đình, vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc, kể cả quyền của tể tướng, tổng chỉ huy quân đội và sáu bộ. Các chức quan cao cấp nhất như tể tướng, tổng chỉ huy quân đội. Một số chức quan trung gian bị bãi bỏ. Ở cấp hành chính trung gian lớn nhất là 5 đạo được chia thành 13 đạo thừa tuyên. Các cơ quan quản lí cấp này không tập trung quyền hành vào một người như thời Lý — Trần.
– Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại : Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục (các trường học, các đối tượng được đi học…). Đưa chế độ thi cử vào nề nếp và có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại (thi Hương ờ các đạo, thi Hội, thi Đình
ờ kinh đô), nhiều kì thi hơn, số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên nhiều hơn. Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học văn, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.
Câu 2: Đặc điểm khác nhau giữa nhà nước Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần?
Trả lời:
Đặc điểm khác nhau giữa nhà nước Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần:
– Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý – Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
– Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lẽ Thánh Tông hoàn chinh hom, chặt chẽ hơn. Tính tập quyền cao hơn. Nhà nước Lý – Trần được gọi là nhà nước quân chủ quý tộc, nhà nước Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.
Câu 3: Những điểm giống và khác nhau giữa luật pháp thời Lê sơ và thời Lý – Trần
Trả lời:
Những điểm giống và khác nhau giữa luật pháp thời Lê sơ và thời Lý – Trần :
– Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
– Khác nhau, luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).
Câu 4: Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý – Trần ?
Trả lời:
Những điểm giống và khác nhau về tình hình kinh tế thời Lê sơ và thời Lý – Trần :
Lập bảng thống kê về tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) thời Lý, Trần, Lê sơ để so sánh, rút ra nhận xét ở các thời kì này kinh tế đều phát triển, có nhiều thành tựu. Còn điểm khác nhau là thời Lê sơ nền kinh tế Đại Việt phát triển mạnh mẽ hơn.
Câu 5: Xã hội thời Lý -Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào ? Có gì khác nhau và giống nhau ?
Trả lời:
– Giống nhau : Dựa vào nội dung bài 20, SGK (tr. 98) để nắm được ờ các thời kì này xã hội đều có hai giai cấp chính : giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với các tầng lớp quý tộc, địa chủ tư hữu (giai cấp thống trị), nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.
– Khác nhau : Thời Lý – Trần, tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội. Thời Lê sơ, tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh.
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 7:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 7
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 7
- Đáp án môn Lịch sử lớp 7
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 7
Trên đây là hệ thống những bài tập bao quát được những nội dung mà các bạn đã học ở buổi trước. Chúc các bạn học tập hiệu quả!