24/06/2018, 00:42

Bài 10: Nhà Lí đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước – Lịch sử 7

Lí Công Uẩn là một vị vua tài giỏi, anh minh và có tài thao lược thời nhà Lí. Trong thời gian trị vì của mình, Lí Công Uẩn đã có một quyết định vô cùng quan trọng, đó chính là dời đô từ kinh đô Hoa Lư về Thăng Long. Để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh lịc h sử cũng như tính đúng đắn, sáng suốt của quyết ...

Lí Công Uẩn là một vị vua tài giỏi, anh minh và có tài thao lược thời nhà Lí. Trong thời gian trị vì của mình, Lí Công Uẩn đã có một quyết định vô cùng quan trọng, đó chính là dời đô từ kinh đô Hoa Lư về Thăng Long. Để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh lịc h sử cũng như tính đúng đắn, sáng suốt của quyết định chuyển đô, chúng ta cùng tìm hiểu về bài học ngày hôm nay.

A. Lý thuyết

1. Sự thành lập  nhà Lý

– Năm 1009 Lê Long Đĩnh chết, Lý Công Uẩn lên làm vua,nhà Lý thành lập-Lý Thái Tổ.

-Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên , dời đô từ Hoa Lư ra Đại La rồi đổi tên là Thăng Long (rồng bay).

-Thăng Long có vị trí thuận lợi cho việc dời đô . Thăng Long  là đô thị phồn vinh gồm hòang cung và phố chợ .

– Năm 1054 nhà Lý đổi tên là Đại Việt.

– Đứng đầu nhà nước là vua , vua nắm mọi quyền hành. – Giúp vua có các đại thần, bên dưới là các quan văn võ, đây là chính quyền quân chủ Cử con cháu công thần giữ chức vụ quan trọng.

– Hai bên thềm cung điện vua Lý treo chuông lớn, cho phép dân có gì oan ức thì đánh chuông xin vua xét xử.

– Hòang tử được nối ngôi, vua cho ra ngoài thành để tìm hiểu cuộc sống cả nhân dân .

– Cả nưóc chia thành 24 lộ phủ  , có chức tri phủ , tri châu . Dưới lộ phủ có huyện và hương (Đinh-Tiền Lê là 10 lộ). Công việc ở lộ phủ giao cho cho các con cháu nhà vua  hay các đại thần cai quản.

nha li day manh cong cuoc xay dung dat nuoc

Sơ đồ bộ máy nhà nước triều Lý

nha li day manh cong cuoc xay dung dat nuoc Chiếu dời đô

2. Luật pháp  và quân đội

* Luật pháp:

– Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ Hình Thư là bộ luật đầu tiên, nhằm bảo vệ  vua , cung điện ,bảo vệ của công , tài sản của nhân dân, nghiêm cấm mổ trộm trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, người phạm tội xử phạt rất nghiêm khắc

* Quân đội gồm:

     – Cấm quân bảo vệ nhà vua và kinh thành.

    – Quân địa phương canh phòng ở các lộ phủ và tham gia những cuộc chiến trang giữ nước , thay phiên nhau luyện tập gọi là “ngụ binh ư nông “

– Quân đội có quân bộ, quân thủy, kị binh, tượng binh, vũ khí thô sơ gồm giáo mác, dao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá.

– Giảng Võ ở Thăng Long là nơi luyện võ nghệ của binh sĩ .

3. Đoàn kết các dân tộc trong nước, quan hệ hòa hiếu với nước ngoài

– Để củng cố khối đoàn kết các dân tộc , nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.

– Nhà Lý luôn giữ vững độc lập tự chủ, kiên quyết bảo vệ lãnh thổ biên giới

– Năm 1068 nhà Tống xúi Chămpa đánh Đại Việt ,bị nhà Lý đánh tan ..

– Quan hệ bình thường với Nhà Tống, Chăm pa, Chân Lạp.

Nhà Lý tồn tại 200 năm  đã xây dựng bộ máy nhà nước đầy đủ, quy củ hơn, củng cố khối đoàn kết các dân tộc, củng cố sự thống nhất lãnh thổ, tạo điều kiện phát triển  kinh tế, văn hóa, bảo vệ nền độc lập tổ quốc.

B. Bài tập

Câu 1: Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long ?

Trả lời:

Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì :
– Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô).
– Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
– Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.

Câu 2: Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ?

Trả lời:

Nhà Lý giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ vì :
Chính quyền mà nhà Lý xây dựng là chính quyền quân chủ, vua đứng đầu nhà nước, theo chế độ cha truyền con nối. Việc giao chức vụ quan trọng cho người thân cận nắm giữ để đảm bảo quyền lợi của dòng tộc.

Câu 3: Quân đội thời Lý được tổ chức như thế nào ? Em có nhận xét gì về tổ chức quân đội của nhà Lý ?

Trả lời:
— Quân đội thời Lý bao gồm quân bộ và quân thuỷ, có kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo.
+ Vũ khí có giáo mác, dao, kiếm, cung, nỏ, máy bắn đá.
+ Trong quân đội còn chia làm hai loại : cấm quân và quân địa phương.
+ Thực hiện chính sách ”ngụ binh ư nông”.
– Quân đội được tổ chức quy củ, chặt chẽ.
– Nhà Lý thực hiện nhiều chính sách để củng cố và phát triển quân đội

Câu 5: Nhà Lý được thành lập như thế nào ?

Trả lời:

Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đình lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.

Câu 6: Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao ?

Trả lời:
Tổ chức chính quyền trung ương và địa phương thời Lý :
Dựa vào nội dung mục 1 và sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước đê’ trả lời. Lưu ý sự kiện : sau khi Lý Thái Tổ lên ngôi đã ra Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Đại La (1010) và đổi tên nước thành Đại Việt. Nhà Lý đã tổ chức lại chính quyền trung ương và địa phương :
– Ở trung ương : vua là người đứng đầu nhà nước, nắm giữ mọi quyền hành, theo chế độ cha truyền con nối. Giúp việc cho vua có các đại thần, quan văn, quan võ. Các chức vụ quan trọng này đều do nhà vua cử người thân cận nắm giữ.
– Ở địa phương : cả nước được chia thành 24 lộ, phủ do các tri phủ, tri châu đứng đầu ; giao cho các con cháu nhà vua hoặc đại thần cai quản. Dưới lộ, phủ là huyện, hương, xã.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 7:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 7
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 7
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 7
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 7

Với bài học trên, chúng tôi đã khái quát được bối cảnh cho sự ra đời của triều đại nhà Lí, cách tổ chức bộ máy chính quyền, đặc biệt là quyết định chuyển đô của vua Lí Công Uẩn. Chúc các bạn học tập hiệu quả!

0