24/06/2018, 00:44

Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới – Lịch sử 8

Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lần thứ 2, châu Âu chính là trung tâm của chiến sự, do đó mà đây cũng là trung tâm của mọi diễn biến. Để hiểu rõ hơn về diễn biến cũng như tính chất của cuộc chiến tranh này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay. A. Lý thuyết I. Châu Âu ...

Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lần thứ 2, châu Âu chính là trung tâm của chiến sự, do đó mà đây cũng là trung tâm của mọi diễn biến. Để hiểu rõ hơn về diễn biến cũng như tính chất của cuộc chiến tranh này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

A. Lý thuyết

I. Châu Âu trong những năm 1918-1929
1. Những nét chung: 

-Xuất hiện một số quốc gia mới (Ao, Ba Lan , Tiệp Khắc…)
-1918-1923:Khủng hoảng về kinh tế,chính trị
-1924-1929 ổn định về chính trị , phát triển kinh tế
2.Cao trào cách mạng 1918-1923. quốc tế cộng sản thành lập:

a. Cao trào cách mạng 1918-1923

-Nguyên nhân:
+Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất.
+Anh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga.
-Diễn biến :
+1918-1923. Cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở Pháp châu Âu, tiêu biểu là ở Đức.
-Kết quả : Các đảng cộng sản đước thành lập.

b. Quốc tế cộng sản thành lập:

*Hoàn cảnh:
-Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo.
-Hàng loạt các Đảng cộng sản ra đời.
-2-3-1919 tại Mat-xcơ-va Quốc tế cộng sản thành lập
*Hoạt động :
-Từ 1919-1943 tiến thành 7 lần đại hội
-Đề ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kì. Đã có nhiều đóng góp cho  phong trào cách mạng và giải phóng dân tộc trên thế giới.
Năm 1920 tại Đại hội lần thứ II,Quốc tế cộng sản đã thông qua luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-nin dự thảo.
-1943 quốc tế cộng sản giải tán.

II.Châu Âu trong những năm 1929-1039

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và những hậu quả của nó

-Nguyên nhân:
+Sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận.
+Hàng hoá ế thừa, cung vượt cầu.
+Người dân không có tiền mua sắm.
-Biểu hiện sự khủng hoảng.
+Mức sản xuất toàn thế giới giảm 42%.
+Công nghiệp sa sút thất nghiệp lên tới 50 triệu người.
-Hậu quả:
+Sản xuất đình đốn, nạn thất nghiệp, nhân dân lao động đói khổ.
+Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước.

Chau Au giua hai cuoc chien tranh the gioi
Sơ đồ so sánh  sự phát triển  của sản xuất thép  giữa Anh và Liên Xô  trong những năm 1929-1931

2. Phong trào mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh 1929-1939

*Pháp:
-Đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân đánh lại bọn phát xít.
-5-1963 mặt trận nhân dân Pháp ra đời, thi hành nhiều chính sách tiến bộ.
* Tây Ban Nha:
-Tháng 2-1936 mặt trận nhân dân ra đời.
-Cuộc đấu tranh chống phát xít thất bại.

Chau Au giua hai cuoc chien tranh the gioi
Quảng trương Công-coóc ở Pa – ri ngày 6/2/1934
Chau Au giua hai cuoc chien tranh the gioi

B. Bài tập

Câu 1:Qua bảng thống kê (SGK Trang 88) em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp ở các nước Anh, Pháp, Đức ?

Trả lời:

Nhận xét.

Sản lượng công nghiệp của các nước tăng nhanh, hàng hóa dư thừa

Câu 2: Cách mạng tháng 11- ở Đức mang lại những kết quả và hạn chế gì?

Trả lời:

 Chế độ quân chủ bị lật đổ. Theo gương cách mạng Nga, các xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập ở nhiều nơi.
Cách mạng tháng 11 – 1918 dẫn đến việc thiết lập chế độ cộng hòa tư sản ở Đức. Tháng 12 – 1918, Đảng Cộng sản Đức thành lập, đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng.

Hạn chế :

Nhưng cuối cùng, mọi thành quả cách mạng lại rơi vào tay giai cấp tư sản.

Câu 3: Quốc tế cộng sản thành lập trong hoàn cảnh nào ?

Trả lời:

Trong những năm 1918 – 1923, một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở hầu khắp các nước châu Âu, đặc biệt lên cao ở Đức.

Mùa thu năm 1918, nước Đức bại trận lâm vào tình trạng khủng hoảng về mọi mặt. Ngày 9 – 11 – 1918, tổng bãi công nổ ra ở Béc-lin sau đó chuyển thành khởi nghĩa vũ trang của công nhân và các tầng lớp nhân dân thủ đô. Chế độ quân chủ bị lật đổ. Theo gương cách mạng Nga, các xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập ở nhiều nơi. Nhưng cuối cùng, mọi thành quả cách mạng lại rơi vào tay giai cấp tư sản.
Cách mạng tháng 11 – 1918 dẫn đến việc thiết lập chế độ cộng hòa tư sản ở Đức. Tháng 12 – 1918, Đảng Cộng sản Đức thành lập, đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng. Trong những năm 1919 – 1923. phong trào cách mạng vẫn tiếp diễn ở Đức.

Phong trào cách mạng cũng dâng cao mạnh mẽ ở Hung-ga-ri và các nước châu Âu khác. Qua cao trào cách mạng 1918 – 1923, nhiều đảng cộng sản đã được, thành lập : Đảng Cộng sản Hung-ga-ri (1918), Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Anh (1920). Đảng Cộng sản I-ta-li-a (1921)…
Sự phát triển của phong trào cách mạng ở châu Âu nói riêng, cũng như trên thế giới nói chung, đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng theo đường lối đúng đắn.
Với những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga, ngày 2-3-1919, Đại hội thành lập Quốc tế cộng sản (còn gọi là Quốc tế thứ ba) đã khai mạc tại Mát-xcơ-va. Quốc tế cộng sản trở thành một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Câu 4: Qua sơ đồ (Hình 62 – sgk trang 90) em có nhận xét gì về tình hình sản xuất ở Anh và Liên Xô trong những năm 1929 – 1933 ?

Trả lời:

– Tình hình sản xuất ở Anh bị đình trệ do dư thừa hàng hóa, người dân không có tiền để mua.

– Tình hình sản xuất ở Liên Xô tăng lên do đàg tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Câu 5: Nêu tác động của khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức ?

Trả lời:
Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le – thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức, lên nắm chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30 – 1 – 1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 8:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 8
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 8
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 8
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8

Trong bài học trên, chúng tôi đã cung cấp những kiến thức tổng quát về tình hình chiến sự ở Châu Âu trong hai cuộc chiến tranh thế giới lần 1 và 2. Cùng với đó là những phong trào dân chủ chống phát xít. Chúc các bạn ôn thi hiệu quả!

0