24/06/2018, 00:44

Bài 18. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh (đầu thế kỉ XV) – Lịch sử 7

Năm 1406, quân Minh kéo sang xâm lược nước ta, nhà Hồ đã phải lui về cố thủ ở thành Đa Bang. Quân Minh tăng cường bóc lột nhân dân, trong bối cảnh đó thì quý tộc nhà Trần đã nổi dậy khởi nghĩa. Chi tiết diễn biến cuộc khởi nghĩa này như thế nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay. ...

Năm 1406, quân Minh kéo sang xâm lược nước ta, nhà Hồ đã phải lui về cố thủ ở thành Đa Bang. Quân Minh tăng cường bóc lột nhân dân, trong bối cảnh đó thì quý tộc nhà Trần đã nổi dậy khởi nghĩa. Chi tiết diễn biến cuộc khởi nghĩa này như thế nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

A. Lí thuyết

1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ 

-Tháng 11- 1406 Trương Phụ  chỉ huy 20 vạn quân Minh  và hàng vạn dân phu  chia làm 2 cánh sang xâm lược nước ta.

-Bị đánh bại ở Lạng Sơn, Hồ Quý Ly lui về phóng ngự ở thành Đa Bang(Hà Tây), rồi lại lui về cố thủ ở thành Tây Đô ( Vĩnh Lộc- Thanh Hóa) và bị quân Minh bắt vào cuối tháng 6-1907 ở Hà Tĩnh.

-Kháng chiến của nhà Hồ thất bại do  đường lối sai lầm, không dựa vào dân, làm mất lòng dân, chiến đấu đơn độc .

2. Chính sách cai trị của nhà Minh  

-Nhà Minh xóa bỏ quốc hiệu nước ta , đổi nước ta thành quận Giao Chỉ

-Thi hành chính sách đồng hóa , ngu dân , bóc lột tàn bạo .

-Tăng thuế , bắt người đem về Trung Quốc

-Thiêu hủy sách vở , bắt ta bỏ phong tục tập quán .

-Chế độ thống trị của nhà Minh tàn bạo , đất nước bị tàn phá , nhân dân lầm than

3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần 

a. Khởi nghĩa của Trần Ngỗi  (1407- 1409 ):

-Tháng 10- 1407 ,Trần Ngỗi xưng là hòang đế Giản Định, lập căn cứ ở Nghệ An ( 1408) ; được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng , và thắng trận Bô cô ( Nam Định ).

-Nội bộ nghĩa quân nghi ngờ giết hại lẫn  nhau , khởi nghĩa tan rã .

-1409 Trần Ngỗi bị giặc bắt đưa về Trung Quốc .

b. Khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 –1414) :(Trùng Quang chống quân Ngô)

-Trần Quý Khóang là cháu vua Trần Nghệ Tông được Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị phò tá .

-Trần Quý Khóang  lên ngôi vua , hiệu là Trùng Quang .Cuộc khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hóa đến Quảng Nam .

-Năm 1411 quân Minh xin thêm viện binh tấn công Thanh  Hóa , nghĩa quân rút vào Thuận Hóa .

-Năm 1413 quân Minh đánh Thuận Hóa , khởi nghĩa thất bại .

           Nguyên nhân : do ách thống trị tàn bạo của quân Minh .

           Đặc điểm : nổ ra sớm , liên tục mạnh mẽ .

          Thất bại do : thiếu sự phối hợp, thiếu liên kết , nội bộ mâu thuẫn .

Sự khác nhau giữa cách đánh của nhà Trần chống quân Nguyên và nhà Hồ chống quân Minh :

-Nhà Trần :dựa vào nhân dân, “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”; “đoản binh thắng trường trận”, vừa đánh cản giặc, vứa rút lui để bảo tòan lực lượng , buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta

-Nhà Hồ : không dựa vào dân, không đòan kết được tòan dân, chiến đấu đơn độc .

Cuoc khang chien cua nha Ho va phong trao khoi nghia chong quan Minh

 Một cảnh trong phim Trùng Quang tâm sử

B. Bài tập

Câu 1: Trình bày nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm và nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa (trước khởi nghĩa Lam Sơn) chống quân Minh

Đáp án:

Nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm và nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống xâm lược Minh trước khởi nghĩa Lam Sơn :
– Về nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa, cần liên hệ với chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh và hậu quả của những chính sách đó đưa đến sự bất mãn, căm thù của các quý tộc nhà Trần và lòng yêu nước bất khuất của nhân dân ta bấy giờ.
– Cần chú ý đến thành phần xuất thân của người lãnh đạo, thời gian tồn tại và phạm vi không gian hoạt động để trả lời đặc điểm các cuộc khởi nghĩa.
– Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa, cần nêu được sự thiếu liên kết, phối hợp để tạo nên một phong trào chung, thống nhất, nội bộ những người lãnh đạo mâu thuẫn thiếu đoàn kết với nhau…

Câu 2: Sự khác nhau trong đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ?

Đáp án:

Sự khác nhau trong đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ :

– Nhà Trần tiến hành kháng chiến theo đường lối dựa vào nhân dân để đánh giặc, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc, “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”; “đoản binh thắng trường trận”, vừa đánh cản giặc, vứa rút lui để bảo tòan lực lượng , buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta

– Nhà Hồ lại dựa vào lực lượng quân đội, không dựa vào dân và không đoàn kết huy động được toàn dân đánh giặc, chiến đấu đơn độc

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 7:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 7
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 7
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 7
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 7

Bài học trên đây chúng tôi đã giúp các bạn hiểu được nguyên nhân của sự sụp đổ của nhà Hồ và tái hiện lại không khí lịch sử của Việt Nam cuối thế kỉ XV. Chúc các bạn học tập hiệu quả!

0