Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII – Lịch sử 8
Nước Pháp là một trong những nước có chế độ tư sản phát triển sớm và mạnh mẽ nhất. Cùng với sự phát triển này là các cuộc cách mạng của tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. Trong bài học ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể về nội dung của cuộc cách mạng này. A. Lý thuyết I/Nước Pháp trước CM ...
Nước Pháp là một trong những nước có chế độ tư sản phát triển sớm và mạnh mẽ nhất. Cùng với sự phát triển này là các cuộc cách mạng của tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. Trong bài học ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể về nội dung của cuộc cách mạng này.
A. Lý thuyết
I/Nước Pháp trước CM
1.Tình hình kinh tế
a/ Nông nghiệp :
– Nền nông nghiệp lạc hậu, đói kém thường xuyên xảy ra .
b/ Công thương nghiệp:
–Công thương nghiệp phát triển nhưng lại bị chế độ PK cản trở, kìm hãm.
2. Tình hình chính trị – xã hội
a/ Chính trị:
– Là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu. (một nước phong kiến)
b/ Xã hội:
-Xã hội tồn tại ba đẳng cấp là Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba (tư sản ,nông dân và bình dân thành thị ).
3.Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
-Trào lưu triết học Ánh sáng Pháp tiêu biểu là
Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô đã ủng hộ những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản,
*Nội dung:
– Phê phán ,đả kích chế độ phong kiến và giáo hội .
– Đề cao quyền tự do của con người .
II /Cách mạng bùng nổ
1/Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế
-Vua Lu-I thứ XVI tăng nhiều loại thuế
-Kinh tế công thương nghiệp đình đốn, dân thất nghiệp.
=>Đời sống nông dân khốn khổ, nổi dậy đấu tranh .
2/ Mở đầu thắng lợi của cách mạng
-5.5.1789 Vua Lu –I XVI triệu tập hội nghị ba đẳng cấp để giải quyết vấn đề về tài chính .
-17.6: đại biểu đảng cấp thứ 3 họp riêng và thành lập Quốc hội lập hiến .
-14/7/1789 nhân dân Pari chiếm ngục Ba-xti => cách mạng bùng nổ .
III/ Sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp diễn ra qua ba giai đoạn chính
1-Giai đoạn phái Lập hiến thiết lập chế độ quân chủ lập hiến (từ ngày 14 – 7 – 1789 đến ngày 10 – 8 – 1792)
- HS nắm 2 sự kiện chính)
-Ngày 14 – 7 – 1789, dưới sự lãnh đạo của phái Lập hiến, quần chúng nhân dân kéo đến tấn công và chiếm pháo đài – nhà ngục Ba-xti. . Mở đầu thắng lợi của CM.
– 8/1789 Quốc hội thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền .
-9/1791: Hiếp pháp được công bố , xác lập chế độ quân chủ lập hiến
(HS đọc thêm trong SGK)
2-Giai đoạn phái Gi-rông-đanh tiếp tục làm cách mạng, lật đổ phái Lập hiến và thiết lập nền cộng hòa (từ ngày 21 – 9 – 1792 đến ngày 2 – 6 – 1793)
(HS đọc thêm trong SGK)
3- Giai đoạn phái Gia-cô-banh lãnh đạo nhân dân lật đổ phái Gi-rông-đanh và thiết lập nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. (2/6/1793 đến 27/7/1794)
*Phái Gia cô banh lên cầm quyền ,lập ra ủy ban cứu nước .
a/ Những biện pháp cách mạng của phái Gia –Cô- banh :
+ Đối với bọn phản cách mạng :
- Thẳng tay trừng trị .
+ Đối với quần chúng nhân dân :
-Giải quyết ruộng đất cho nông dân .
– Quy định giá bán tối đa , trưng thu lương thực để cứu dân nghèo .
+Đối với nạn ngoại xâm :
-Nhờ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân , nạn ngoại xâm bị chặn đứng (26.6.1794)
b/ Phái Gia –cô –banh bị lật đổ , cách mạng kết thúc
- Do nội bộ chia rẽ .
- Những biện pháp cách mạng không còn hợp thời , mất đi sự ủng hộ của quần chúng .
- Ngày 27.7.1794 phái Gia –cô –banh bị lật đổ. cách mạng kết thúc
4. Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
-Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ PK, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền mở đường cho CNTB phát triển .
– Là một cuộc cách mạng tư sản triệt để .
B. Bài tập
Câu 1: Xã hội Pháp trước cách mạng phân ra những đẳng cấp nào?
Trả lời:
Xã hội Pháp trước cách mạng phân ra những đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba
Câu 2: Quan sát hình 5, hãy miêu tả tình cảnh của người nông dân trong xã hội Pháp thời bấy giờ?
Trả lời:
Hình ảnh 5, miêu tả người nông dân trong tình cảnh một cổ hai chòng.Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp, phần đông là nông dân- giai cấp nghèo khổ nhất vì không có ruộng đất, bị nhiều tầng lớp áp bức bóc lột.
Câu 3: Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế thể hiện ở những điểm nào?
Trả lời:
Vua Lu-i XVI lên ngôi năm 1774, chế độ phong kiến ngày càng suy yếu. Do số nợ Nhà nước vay của tư sản không thể trả được (đến năm 1789 lên tới 5 tỉ livrơ(1)) nên nhà vua phải thu nhiều thuế. Công, thương nghiệp đình đốn làm nhiều công nhân và thợ thủ công thất nghiệp.
Tình hình này đã thôi thúc nhân dân đấu tranh mạnh mẽ chống chế độ phong kiến. Năm 1788, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, riêng mùa xuân năm 1789 đã có hàng trăm cuộc nổi dậy của nông dán và bình dân thành thị.
Câu 4: Vì sao cách mạng nổ ra?
Trả lời:
+ Do ăn chơi xa xỉ, vua Lu-i XVI phải vay của tư sản 5 tỉ livrơ. Số tiền nợ này vua không có khả năng trả nên đã liên tiếp tăng thuế. Màu thuẫn giữa các tầng lớp nhãn dàn với chế độ phong kiến vì thế càng trởnên sâu sắc.
+ Ngày 5 – 5 – 1789, Lu-i XVI lại triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế. Đại diện của Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối và họ đã tự họp Hội đồng dân tộc, tuyên bố Quốc hội lập hiến, tự soạn thảo Hiến pháp, thông qua đạo luật mới về tài chính. Nhà vua và quý tộc dùng quân đội để uy hiếp.
Câu 5: Những nguyên nhân nào dẫn tới Cách mạng tư sản Pháp ?
Trả lời:
Sự sụp đổ của chế độ cũ (Ancien Régime) ở Pháp có thể xuất phát một phần từ bộ máy điều khiển. Nhóm quý tộc đã phải đối mặt với tham vọng đang tăng cao của con buôn, thương gia hay những nông dân giàu có, những người đã liên minh với những nông dân bị đói, công nhân ăn lương và trí thức chịu ảnh hưởng bởi những ý tưởng của các nhà triết học Khai sáng. Khi cuộc cách mạng được tiến hành, sức mạnh phân cấp từ chế độ quân chủ đại diện nhiều cơ quan chính trị, như hội đồng lập pháp, những mâu thuẫn giữa nhóm tiền cộng hòa là đồng minh đã trở thành nguồn gốc cho một mối bất hòa to tát cùng những cuộc đổ máu sau này.
Số lượng người Pháp thấm nhuần tư tưởng “bình đẳng” và “tự do cá nhân” như trình bày của Voltaire, Denis Diderot, Turgot, và các triết gia khác và các nhà lý thuyết xã hội của thời Khai sáng ngày càng tăng. Cách mạng Mỹ đã chứng minh rằng điều này thực sự chính đáng cho những ý tưởng giác ngộ về việc làm thế nào một chính phủ nên được tổ chức thực sự có thể được đưa vào thực tế.[1] Một số nhà ngoại giao Mỹ, như Benjamin Franklin và Thomas Jefferson, đã từng sống tại Paris, nơi họ đã kết giao với những tầng lớp trí thức tự do Pháp. Hơn nữa, liên hệ giữa Hoa Kỳ và quân đội Pháp trong cuộc cách mạng, những người từng là lính đánh thuê chống Anh ở Bắc Mỹ đã giúp truyền bá lý tưởng cách mạng cho người dân Pháp. Sau một thời gian, nhiều người Pháp bắt đầu lao vào tính chất phi dân chủ trong chính quyền riêng của mình thúc đẩy tự do ngôn luận, thách thức Giáo hội Công giáo Rôma, và chê bai những đặc quyền của quý tộc.
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 8:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 8
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 8
- Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 8
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8
Bài học trên đã trình bày về tình hình của nước Pháp trước cách mạng và khi cách mạng nổ ra. Với những kiến thức này, chúng tôi hi vọng các bạn sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức có ích cho quá trình học tập của mình.