Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử – Lịch sử 6
Muốn tìm hiểu và dựng lại bất cứ một sự kiện gì chúng ta cũng tính toán sắp xếp theo trình tự thời gian. Bài học này, chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn cách tính thời gian mà các nhà nghiên cứu lịch sử ngày nay vẫn thường dùng. Và cách tính thời gian độc đáo của người xưa khi chưa có lịch. A. ...
Muốn tìm hiểu và dựng lại bất cứ một sự kiện gì chúng ta cũng tính toán sắp xếp theo trình tự thời gian. Bài học này, chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn cách tính thời gian mà các nhà nghiên cứu lịch sử ngày nay vẫn thường dùng. Và cách tính thời gian độc đáo của người xưa khi chưa có lịch.
A. Tìm hiểu lí thuyết
1. Tại sao phải xác định thời gian?
– Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp tất cả các sự kiện theo thứ tự thời gian. Như vậy việc xác định thời gian là rất cần thiết.
– Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.
2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
– Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính được thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng và làm ra lịch.
Ví dụ:
Những ngày lịch sử và kỉ niệm
(Theo thứ tự ngày- tháng – năm âm lịch)
– Ngày 2-1 Mậu Tuất (7-2-1418): Khởi nghĩa Lam Sơn.
– Ngày 5-1 Kỉ Dậu (30-1-1789): Chiến thắng Đống Đa, Quang Trung đại phá quân Thanh.
-Ngày 8-3 Mậu Tý (9-4-1288): Chiến thắng Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên.
– Ngày 20-9 Đinh Mùi (10-10-1427): Chiến thắng Chi Lăng, Lê Lợi đại phá quân Minh.
Hãy xem trên bảng ghi “Những ngày lịch sử và kỉ niệm” có những đơn vị thời gian nào và có những loại lịch nào?
Trả lời:
Có những đơn vị thời gian là ngày, tháng, năm và có âm lịch và dương lịch.
Âm lịch được tính như thế nào?
+ Âm lịch được tính theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
Dương lịch được tính như thế nào?
+ Dương lịch được tính theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt trời.
3. Thế giới cần có một thứ lịch chung hay không?
Vì sao phải có một thứ lịch chung? Đó là lịch gì?
– Dựa vào thành tựu khoa học, dương lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch.
– Công lịch lấy năm tương truyền chúa Giê-xu ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN).
– Theo Công lịch:
+ 1 năm có 12 tháng hay 365 ngày (năm nhuận có 366 ngày).
+ 100 năm là thế kỉ.
+ 1000 năm là thiên niên kỉ.
SƠ ĐỒ CÁCH TÍNH THỜI GIAN
Trước công nguyên:
-Năm 179 TCN cách năm 40: 179 + 40 = 219 năm
Sau công nguyên:
-Năm 542 cách năm 40: 542 – 40 = 502 năm
B. Bài tập
Câu 1: Xem lại hình 1 và 2 của bài 1, em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm ?
Bia tiến sĩKhông phải các bia tiến sĩ lập cùng một năm. Có người đỗ trước, người đỗ sau cho nên có người được dựng bia trước, người dựng bia sau khá lâu. Như vậy, người ta đã có cách tính và ghi thời gian. Việc tính thời gian rất quan trọng, nó giúp ta hiểu nhiều điều. Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong lịch sử.
Câu 2: Hãy xem trên bảng ghi “Những ngày lịch sử và kỉ niệm” có những đơn vị thời gian nào và có những loại lịch nào ?
Bảng ghi “Những ngày lịch sử và kỉ niệm” :
+ Có 6 đơn vị thời gian (cột bên trái).
+ Có 2 loại lịch : âm lịch và dương lịch.
Câu 3: Theo em, vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch ?
Trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch :
Cơ sở tính âm lịch dựa vào sự di chuyển Mặt Trăng quanh Trái Đất, cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất theo đúng thời vụ.
Câu 4: Tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện ghi trên bảng ở trang 6 so với năm nay.
Khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện ghi trên bảng ở trang 6 so với năm nay (2011):
Đơn vị thời gian |
Sự kiện |
Khoảng cách thời gian So với năm 2011 | |
Thê kỉ |
Năm |
||
Ngày 2-1 Mậu Tuất
(7-2-1418) |
Khởi nghĩa Lam Sơn | 6 | 593 |
Ngày 5-1 Kỉ Dậu (30-1-1789) | Chiến thắng Đống Đa | 3 | 222 |
Tháng 2 Canh Tí
(3-40) |
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng | 20 | 1971 |
Ngày 8-3 Mậu Tí
(9-4-1288) |
Chiến thắng Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên | 8 | 723 |
Ngày 10-3 | Giỗ Tổ Hùng Vương | ||
Ngày 20-9 Đinh Mùi (10-10-1427) | Chiến thắng Chi Lăng Lê Lợi đại phá quản Minh | 6 | 584 |
Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 6:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 6
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 6
- Đáp án môn Lịch sử lớp 6
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 6
Bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu về cách tính âm lịch và dương lịch của người xưa. Đồng thời hướng dẫn cách tính thời gian trong lịch sử một cách đơn giản nhất để các bạn học sinh có thể tham khảo thêm. Chúc các bạn học tập hiệu quả!