24/06/2018, 00:37

Bài 24. Khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài thế kỉ XVIII – Lịch sử 7

Tình trạng đất nước bị chia cắt, đời sống nhân dân đói khổ đã dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nổ ra trong toàn dân, mục đích nhằm lật đổ chế độ phong kiến. Vậy diễn biến của những cuộc khởi nghĩa này như thế nào? Kết quả ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay. A. Lý thuyết ...

Tình trạng đất nước bị chia cắt, đời sống nhân dân đói khổ đã dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nổ ra trong toàn dân, mục đích nhằm lật đổ chế độ phong kiến. Vậy diễn biến của những cuộc khởi nghĩa này như thế nào? Kết quả ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

A. Lý thuyết

1. Tình hình chính trị

Chính quyền phong kiến:

– Mục nát đến cực độ ( vua Lê chỉ là bù nhìn ,phủ chúa quanh năm hội hè, tệ nạn tham ô công khai, cường hào, địa chủ hà hiếp dân ) .

– Tăng thuế, mất mùa xảy ra liên tiếp ,  đời sống nhân  dân  cực khổ .

Nhân dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

Khoi nghia nong dan o dang ngoai

Lược đồ diễn ra các cuộc  khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII

Khoi nghia nong dan o dang ngoai

2. Những cuộc khởi nghĩa lớn

– Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng 1737 – Sơn Tây

– Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738-1770) tại Thanh – Nghệ.

– Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740-1751) tại Tam Đảo, Tây Sơn, Tuyên Quang.

– Khởi nghĩa  của Quân He Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751), xuất phát từ Đồ Sơn , lên Kinh Bắc , uy hiếp kinh thành Thăng Long , xuống Sơn Nam , Thanh Hóa , Nghệ An.

– Khởi nghĩa: Hoàng Công Chất tại Sơn Nam , Tây Bắc (1739-1769).

Địa  bàn hoạt động rộng .

* Thất bại do :khởi nghĩa rời rạc , không liên kết thành phong trào rộng lớn .

* Ý nghĩa:

– Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, cường quyền của nhân dân ta.

– Làm cho chính quyền phong kiến họ Trịnh lung lây tận gốc rễ.

– Dọn  đường cho Tây Sơn tiến ra Bắc.

Khoi nghia nong dan o dang ngoai

Khoi nghia nong dan o dang ngoai

Khoi nghia nong dan o dang ngoai

 Khoi nghia nong dan o dang ngoai

B. Bài tập

Câu 1: Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến những hậu quả gì ?

Trả lời:

Nạn đói khủng khiếp năm 1740 – 1741 ở Đàng Ngoài, “Dân lưu vong bồng bế, dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy đường… Dân phần nhiều sống nhờ rau cỏ, ăn cá chuột, Tắn. Người chết đói ngổn ngang, người sống sót không còn một phần mười. Làng nào có tiếng trù mật cũng chỉ còn năm, ba hộ mà thôi”.

Câu 2: Chính quyền họ Trịnh (Đàng Ngoài) ở thế kỉ XVIII như thế nào ?

Trả lời:

Theo sử cũ, chúa Trịnh Giang cho xây nhiều chùa lớn. Năm 1730, hàng vạn dân ở Hải Dương phải đi đào sông, kéo gỗ và đắp đường, chở gạch để tu sửa hai chùa Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm.
Chúa Trịnh Sâm càng lún sâu hơn vào “vũng bùn” ăn chơi hưởng lạc. Vào dịp Tết Trung thu, “chúa phát gấm làm hàng trăm, hàng ngàn cái đèn lồng tinh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá đến mấy chục lạng vàng”.
Trong phủ chúa có đến bốn, năm trăm hoạn quan, “ngạo mạn, hách dịch…; cả nước căm ghét, ghê tởm, kinh sợ chúng”.
Quan lại xét xử “đục nước béo cò”, “để cho kẻ giảo hoạt lọt lưới pt luật, kẻ điêu toa được múa mép, kể lí ngay dành phải chịu thua”

Câu 3: Hãy kể tên những cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài

Trả lời:

Những cuộc khởi nghĩa lớn là khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737), khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 – 1770), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751), đặc biệt là khởi nghĩa Nguyễn Hữu cầu (1741 – 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 – 1769).

Câu 4: Em có nhận xét gì về phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII ?

Trả lời:

Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII. Dựa vào diễn biến các cuộc khởi nghĩa (các địa phương nổ ra khởi nghĩa, các địa phương có hoạt động của nghĩa quân, thời gian tồn tại các cuộc khởi nghĩa, khẩu hiệu đấu tranh của nghĩa quân) để nêu lên tính chất chống phonq kiến (chính quyền Lê — Trịnh, địa chủ, quan lại) quyết liệt và quy mô rộng lớn của phong trào.

Câu 5: Những nét chính về tình hình xã hội Đàng Ngoài ở nửa đầu thế kỉ XVIII

Trả lời:

Những nét chính về tình hình xã hội Đàng Ngoài ở nửa đầu thế kỉ XVIII. Dựa vào SGK. lập bảng thống kê tình hình xã hội gồm các nội dung như :
– Tình hình đời sống của nông dân và các tầng lớp lao động nghèo khổ khác.
– Tình hình nông dân, bỏ làng mạc phiêu tán khắp nơi.
– Khởi nghĩa nông dân bùng nổ khắp các trấn vùng đồng bằng và vùng Thanh, Nghệ.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 7:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 7
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 7
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 7
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 7

Bài học ngày hôm nay chúng tôi đã cung cấp những nội dung cơ bản về diễn biến các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu để chống lại chế độ phong kiến cũng như kết quả của các cuộc khởi nghĩa ấy. Chúc các bạn lĩnh hội được nhiều kiến thức bổ ích!

0