24/06/2018, 00:46

Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV – Lịch sử 7

Dưới sự trị vì của vương triều Trần, xã hội Phong kiến Việt Nam đã có những giai đoạn phát triển cực thịnh, đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên,đến cuối thế kỉ VIV, phong kiến nhà Trần bắt đầu bộc lộ những hạn chế, tất yếu dẫn đến sự sụp đổ. A. Lí thuyết I. ...

Dưới sự trị vì của vương triều Trần, xã hội Phong kiến Việt Nam đã có những giai đoạn phát triển cực thịnh, đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên,đến cuối thế kỉ VIV, phong kiến nhà Trần bắt đầu bộc lộ những hạn chế, tất yếu dẫn đến sự sụp đổ.

A. Lí thuyết

I. Tình hình kinh tế- xã hội

1.Tình hình kinh tế

* Tình hình nước ta nửa sau thế kỷ XIV

-Mất mùa ,đói kém , vỡ đê,nông dân phải bán ruộng đất , vợ con  cho quý tộc , địa chủ  và trở thành nô tì.

-Nhà nước không quan tâm đến nông nghiệp, không sửa chữa đê ,mất mùa đói kém.

-Vương hầu,quý tộc,  ăn chơi, địa chủ  chiếm nhiều ruộng đất .

-Ruộng đất công bị xâm lấn nên đời sống của  nông dân, nông nô , nô tì  rất  khổ cực .

-Dân nghèo phải nộp 3 quan tiền thuế đinh .

2. Tình hình xã hội 

-Vua quan nhà Trần  ăn chơi sa đọa

-Quan lại  bắt dân xây dinh thự , chùa chiền . Trong triều bị bọn nịnh thần  lũng đoạn ( Chu văn An dâng sớ xin vua chém 7 tên nịnh thần )

-Nhà Trần bất lực trước sự xâm lược của Champa và sự ngang ngược của nhà Minh .

-Đời sống nhân dân càng khổ cực.

Su sup do cua nha Tran

Lược đồ khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỷ XIV

*Các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì cuối thế kỷ XIV: Do bị áp bức bóc lột nên nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh:

– Khởi nghĩa nông dân Ngô Bệ 1344-1360:  ở Yên Phụ- Hải Dương .

–  Khởi nghĩa nông dân Nguyễn Thanh, Nguyễn Ky ở Thanh Hóa năm 1379.

– Cuộc khởi nghĩa nông dân do nhà sư Phạm Sư Ôn lãnh đạo năm 1390 ở Quốc Oai – Sơn Tây , tiến vào Thăng Long 3  ngày .

–  Khởi nghĩa của Nguyễn Nhữ Cái ở Sơn Tây 1399

* Nhận xét:

-Các  cuộc khởi nghĩa thất bại do  thiếu tổ chức,  cuối cùng bị chính quyền nhà Trần đàn áp.

-Đây là phản ứng mãnh liệt của  của nông dân , của nô tì đối với cuộc sống khổ cực, đó là sự sụp đổ  của nhà Trần, đưa đến Nhà Hồ thành lập năm 1400.

II . Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly

1. Nhà Hồ thành lập ( 1400)  trong hòan cảnh

-Giữa thế kỷ XIV,nhà Trần suy sụp,tình hình kinh tế xấu đi.

-Ngoại xâm đe dọa .

-Năm 1400 Hồ Quý Ly cướp ngôi vua Trần , xưng đế , đổi quốc hiệu là Đại Ngu ( Đại  Hiền ).

2. Những biện pháp cải cách của  Hồ Quý Ly

* Chính trị :

-Cải tổ hàng ngũ võ quan.

-Thay thế võ quan cao cấp không  phải họ Trần .

-Đổi 1 số đơn vị hành chánh cấp trấn , các quan về các lộ thăm dân.

-Cho cho xây dựng kinh thành mới bằng đá kiên cố ở An Tôn (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) gọi là Tây Đô (phân biệt với Thăng Long, được đổi thành Đông Đô) thường gọi là Thành nhà Hồ.

 Su sup do cua nha Tran

Cửa phía đông thành nhà Hồ

 * Kinh tế :

-1396 phát hành tiền giấy cấm dùng tiền bằng đồng.

-1397 ban hành chính sách hạn điền(để hạn chế  hạn chế  ruộng đất của vương hầu, quan lại ,địa chủ; làm suy yếu thế lực Họ Trần )

-Năm 1402 định lại thuế .

Su sup do cua nha Tran

Đồng “Thánh Nguyên thông bảo – Đời Hồ (Hồ Quý Ly – 1400)

 * Xã hội :

-Ban hành chính sách hạn nô(1401)(để quy định số lượng nô tỳ của vương hầu quý tộc quan lại, số thừa sung công.)

-Bắt nhà giàu bán thóc cho dân, chữa bệnh cho dân.

-Người không có ruộng , đàn bà góa , không phải nộp thuế .

* Văn hóa , giáo dục :

-Chấn chỉnh lại việc học tập, thi cử, giảm bớt số sư tăng.

-Dịch chữ Hán sang chữ Nôm .

*  Quân sự :

-Làm lại sổ hộ để tăng quân số , sản xuất vũ khí

-Năm 1397 dời đô vào Thanh Hóa ,cho xây thành Tây Đô ở An Tôn- Vĩnh Lộc – Thanh Hóa  , thành Đa bang ở Hà Tây .

-Sản xuất vũ khí , bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu.

-Thể hiện kiên quyết  bảo vệ  tổ quốc.

3. Ý nghĩa và tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly

*Tiến bộ(tích cực) :

-Cải cách toàn diện, chứng tỏ ông có tài và rất yêu nước

-Hạn chế ruộng đất của quý tộc  ,địa chủ, làm suy yếu tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước, tăng quyền lực  của nhà nước  quân chủ trung   ương tập quyền

-Cải cách văn hóa , giáo dục có tiến bộ .

*Hạn chế:

-Không được nhân dân ủng hộ.

-Do cướp ngôi vua Trần nên lòng người hoang mang, bất bình.

B. Bài tập

Câu 1: Em hãy trình bày tóm tắt tình hình kinh tế – xã hội nước ta ở nửa sau thế kỉ XIV

Trả lời:
* Tình hình kinh tế
– Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đẽ điểu. Các công trình thuỷ lợi không còn được nhà nước chăm lo, tu sửa,
nhiều năm xảy ra mất mùa. Nông dân phải bán ruộng, thậm chí cả vợ con cho quý tộc và địa chủ.
– Quý tộc, địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất công của làng xã. Triều đình bắt phạt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh. Ruộng đất công bị xâm lấn,
thu hẹp, nông dân thiếu ruộng cày, đời sống ngày càng bần cùng, khốn khó.
* Tình hình xã hội
– Vua quan, quý tộc, địa chủ thả sức ăn chơi xa hoa, xây dựng nhiều dinh thự,
chùa chiền…
– Trong triều đình có nhiều kẻ gian tham, nịnh thần, làm rối loạn kỉ cương, phép nước… Chu Văn An dâng sớ đòi chém 7 tên nịnh thần, nhưng nhà vua không nghe.
– Khi vua Trần Dụ Tông mất (1369), Dương Nhật Lễ lên thay, tình hình càng trở nên rối loạn, nỏns dần nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi.
– Đầu năm 1344, Ngô Bệ hô hào nông dân ở Yên Phụ (Hải Dương) đứng lên khởi nghĩa, bị triều đình đàn áp nên thất bại.
– Đầu năm 1390, nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nóng dân ờ Quốc Oai (Sơn Tây, Hà Nội) nổi dậy. Nghĩa quân đã chiếm được kinh thành Thăng Long trong 3 ngày. Cuộc khởi nghĩa sau đó thất bại do triều đình huy động một lực lượng lớn đàn áp…

Câu 2: Em có nhận xét gì về vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV ?

Đáp án:

Nhận xét về Vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV : Dựa vào bảng thống kê đã lập, nêu lên những biểu hiện trên lĩnh vực kinh tế — xã hội bấy giờ để nhận xét về sự suy sụp của nhà Trần, không còn đóng vai trò tích cực, tiến bộ như nửa đầu thế kỉ XIV về trước, bởi vậy sự sụp đổ của nhà Trần là không thể tránh khỏi.

Câu 3: Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì? Tại sao ?

Đáp án:

Cần dựa vào những biểu hiện sự suy sụp của nhà Trần trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và mâu thuẫn xã hội sâu sắc làm bùng nổ khởi nghĩa nông dân, nông nô, nô tì. Từ đó hiểu và nêu lên được cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế, xã hội cuối thế kỉ XIV. Vai trò tích cực của Vương triều Trần không còn. Nhà Trần không còn khả năng đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, cần phải thay thế bằng một vương triều mới.

Câu 4: Em hãy trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly

Đáp án:

Trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly : Dựa vào SGK, lập bảng thống kê niên đại, nội dung cải cách trên từng lĩnh vực : chính trị, kinh tế – tài chính, văn hoá, giáo dục, quân sự. Từ đó, hiểu và nêu lên nhận xét về những cải cách của Hồ Quý Ly khá toàn diện, được thực hiện trong thời gian trước và sau khi nhà Hồ thành lập.

Câu 5: Em có nhận xét, đánh giá như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly ?

Đáp án:

Đánh giá nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly : Cần xem xét về nhân vật Hồ Quý Ly trong bối cảnh lịch sử nước Đại Việt nửa cuối thế kỉ XIV, những biểu hiện về sự suy sụp của nhà Trần, xã hội rối loạn để hiểu và nêu được nhận xét về Hồ Quý Ly (trong tình trạng đất nước khủng hoảng, ông đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành thực hiện cuộc cải cách trên nhiều mặt nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, cuộc cải cách có nhiều mặt tiến bộ) từ đó rút ra nhận xét Hồ Quý Ly là một nhân vật lịch sử có tài năng, có hoài bão, có đóng góp cho xã hội vào nửa cuối thế kỉ XIV. Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 7:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 7
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 7
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 7
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 7

Trên đây, chúng tôi đã trình bày nguyên nhân của sự sụp đổ của Vương triều Trần, sự hình thành của vương triều nhà Hồ, cùng những cải cách của Hồ Quý Li. Hi vọng các bạn có những giờ học tập hiệu quả!

0