24/06/2018, 00:45

Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI – XVIII) – Lịch sử 7

Cuối thế kỉ XVI, triều đại nhà Lê bắt đầu suy yếu, các phe đối lập tranh giành quyền lực dẫn đến tình trạng chia rẽ hai miền : Đàng Trong và Đàng Ngoài. Để hiểu rõ hơn về sự chia rẽ này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay. A. Lý thuyết I . TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI 1.Triều ...

Cuối thế kỉ XVI, triều đại nhà Lê bắt đầu suy yếu, các phe đối lập tranh giành quyền lực dẫn đến tình trạng chia rẽ  hai miền : Đàng Trong và Đàng Ngoài. Để hiểu rõ hơn về sự chia rẽ này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

A. Lý thuyết

I . TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI 

1.Triều đình nhà Lê mục nát

-Thịnh đạt thời Lê Thánh Tông.

-Lê Uy Mục và Lê Tương Dực ăn chơi trụy lạc, tướng Trịnh Duy sản gây phe phái , đánh nhau liên miên.

-Các phe phái đánh nhau giành quyền lực.

-Cuối thế kỷ XVI , nhà Lê suy yếu.

luoc_do_phong_trao_nong_dan_khoi_nghia_the_ki_xvi_500

Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa đầu thế kỷ XVI.

2. Phong trào khởi nghĩa của  nông dân ở đầu thế kỷ XVI 

*   Nông dân không có ruộng cày, thuế cao, phu dịch nặng nề, nhà nước không chăm lo đến sản xuất nông nghiệp, nạn đói 1517.

*  Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.

*  Mâu thuẫn giữa nhà nước  phong kiến với  nhân dân nên  đấu tranh như:

– Khởi nghĩa Trần Tuân (1511) ở  Hưng Hóa ,Sơn Tây kéo về  Từ Liêm ( Hà Nội ) uy hiếp kinh thành Thăng Long .

– Khởi nghĩa  Trần Cảo  “Quân 3 chỏm”  (1516-1521) tại Đông Triều, nghĩa quân 3 lần  tấn công Thăng Long.

-Các cuộc khởi nghĩa trên thất bại nhưng đã giáng một đòn vào triều đình phong kiến nhà Lê, vì thế càng mau chóng sụp đổ.

 su suy yeu cua nha nuoc phong kien tap quyen

chu_giai_bt_nt_120_02

Lược đồ địa phận Nam triều- Bắc triều

II. CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM–BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH- NGUYỄN 

1. Chiến tranh Nam Triều và Bắc Triều

-1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra Nhà Mạc –Bắc Triều.

-1533 Nguyễn Kim “Phù Lê diệt Mạc” cùng với cựu thần nhà Lê kéo vào Thanh Hóa lập ra Nam Triều .

-Hai tập đoàn phong kiến  đối lập nhau gây chiến tranh liên miên suốt 50 năm tại vùng hạ lưu sông Mã, sông Hồng; đến năm 1592  Nam Triều chiếm Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao bằng , chiến tranh chấm dứt.

-Đây là cuộc nội chiến giữa các  tập đoàn phong kiến, tranh giành quyền lợi và địa vị, đem đến tác hại là kềm hãm sự phát triển kinh tế xã hội.

– Là cuộc chiến tranh phi nghĩa .

su suy yeu cua nha nuoc phong kien tap quyen

    su suy yeu cua nha nuoc phong kien tap quyen

Di tích thành nhà Mạc (Chi Lăng- Lạng Sơn)

su suy yeu cua nha nuoc phong kien tap quyen Lược đồ địa phận   Đàng Trong – Đàng Ngoài 

2Chiến tranh Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong  – Đàng Ngoài  

-Năm 1545  Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm quyền.

-Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa ,  Quảng Nam  đối địch với họ Trịnh , chiến tranh quyết liệt giữa Trịnh và Nguyễn, không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:

+Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh (Trịnh Tùng nắm quyền ) là Đàng Ngoài ( Bắc Hà), biến vua Lê thành bù nhìn.

+ Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng  Trong (Nam Hà)

-Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giựt quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia 2 miền đất nước.

-Sự chia cắt đất nước làm cản trở sự phát triển kinh tế .

su suy yeu cua nha nuoc phong kien tap quyen

su suy yeu cua nha nuoc phong kien tap quyen

Phủ Chúa Trịnh , tranh vẽ thế kỷ XVII

     su suy yeu cua nha nuoc phong kien tap quyen

Triều đình vua Lê thế kỷ XVII

B. Bài tập

Câu 1: Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI

Trả lời:

Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong nước : khởi nghĩa Trần Tuân (cuối năm 1511) ở Sơn Tây (Hà Nội). Nghĩa quân có đến hàng vạn người, đã từng tiến về Từ Liêm (Hà Nội) uy hiếp kinh thành Thăng Long. Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (năm 1512) ở Nghệ An và phát triển ra Thanh Hoá. Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng núi Tam Đảo v.v.

Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến phong trào nông dân khởi nghĩa ở đầu thế kỉ XVI?

Trả lời: Dựa vào những sự kiện trình bày ờ SGK để nắm được từ đầu thế kỉ XVI nhà nước Lê sơ bước vào thời kì suy yếu (thể hiện ở sự ăn chơi xa xỉ của vua, quan, mâu thuẫn nội bộ sâu sắc…) là nguyên nhân dẫn đến phong trào nông dân khởi nghĩa ở đầu thế kỉ XVI.

Câu 3: Chiến tranh Nam – Bắc triều đã gây tai hoạ gì cho nhân dân ta

Trả lời:

Trong trận đánh năm 1570, nhân dân Thanh Hoá già trẻ bồng bế nhau chạy tan tác, kêu khóc đầy đường, chết đói rất nhiều. Hàng vạn người bị Nam triều và Bắc triều bắt đi lính, di phu.
Mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất ìà những năm có thiên tai lớn. Năm 1572, ở Nghệ An “đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa. Nhân dân đói khổ phiêu bạt, tan tác vào Nam ra Bắc, trong cõi Nghệ An đìu hiu, vắng tanh”.
Chế độ binh dịch càng đè nặng lên đời sống nhân dân .
Thời gian họ Mạc rút lên Cao Bằng, nhân dân vẫn tiếp tục phải đi lính, đi phu, gia đình li tán.

Câu 4: Nêu hậu quả của chiến tranh Nam – Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài

Trả lời:

Trả lời cho câu hỏi nêu hậu quả của chiến tranh Nam – Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài. Cần nhìn nhận hậu quả đối với nền kinh tế (nòng, thủ công, thương nghiệp), đời sống của nhân dân, sự trì trệ của đất nước do chiến tranh nhiều năm và đất nước bị chia cắt do các tập đoàn phong kiến gây nên.

Câu 5: Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào ?

Trả lời:

– Hậu quả : Đất nước bị chia cắt. Nhân dân bị đói khổ, li tán.
+ Ở Đàng Ngoài, đến đời Trịnh Tùng thì xưng vương, xây dựng phủ chúa bên cạnh triều Lê ; tuy nắm mọi quyền hành nhưng vẫn phải dựa vào vua Lê? nhân dán gọi là “vua Lê – chúa Trịnh”.
+ Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là “chúa Nguyễn”.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 7:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 7
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 7
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 7
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 7

Bài học hôm nay, chúng tôi đã khái quát bối cảnh lịch sử dẫn đến sự khủng hoảng của triều Lê, tình trạng tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến. Với hệ thống kiến thức này, hi vọng các bạn sẽ có tư liệu tốt để phục vụ cho học tập.

0