30/05/2018, 16:47

Thử biến tấu với chè chuối trân châu

Trong muôn ngàn món chè đặc sắc ở Việt Nam, chắc chắn chè chuối là dễ làm và dễ ăn nhất. Nguyên liệu sẵn có trong vườn nhà, cách nấu lại vô cùng đơn giản. Không có bà nội trợ nào lại không thủ sẵn trong tay công thức làm chè chuối nhanh chóng cho những bữa ăn nhẹ cuối tuần. Chè chuối truyền thống ...

Trong muôn ngàn món chè đặc sắc ở Việt Nam, chắc chắn chè chuối là dễ làm và dễ ăn nhất. Nguyên liệu sẵn có trong vườn nhà, cách nấu lại vô cùng đơn giản. Không có bà nội trợ nào lại không thủ sẵn trong tay công thức làm chè chuối nhanh chóng cho những bữa ăn nhẹ cuối tuần. Chè chuối truyền thống Việt Nam nấu với bột báng nước cốt dừa, béo ngậy và siêu hợp với những người hảo ngọt. Hôm nay, cùng với bài viết này, hãy thử biến tấu món chè chuối vớ

Trong muôn ngàn món chè đặc sắc ở Việt Nam, chắc chắn chè chuối là dễ làm và dễ ăn nhất. Nguyên liệu sẵn có trong vườn nhà, cách nấu lại vô cùng đơn giản. Không có bà nội trợ nào lại không thủ sẵn trong tay công thức làm chè chuối nhanh chóng cho những bữa ăn nhẹ cuối tuần. Chè chuối truyền thống Việt Nam nấu với bột báng nước cốt dừa, béo ngậy và siêu hợp với những người hảo ngọt. Hôm nay, cùng với bài viết này, hãy thử biến tấu món chè chuối với trân châu – một nguyên liệu quen thuộc với các bạn trẻ nhưng vẫn còn hơi xa lạ với căn bếp Việt – để cảm nhận sự mới mẻ từ món chè chuối quen thuộc nhé!

Nguyên liệu cần có:

  • Chuối: 7 – 10 quả (chọn chuối vừa chín tới, không quá xanh hoặc chín nẫu)
  • Nước cốt dừa: 400ml (khoảng bằng nước cốt 2 trái dừa khô, các bạn cũng có thể thử sử dụng nước dừa đóng hộp nhé!)
  • Đường cát trắng
  • Muối tinh
  • Bột báng: 50gr
  • Trân châu (có thể mua trân châu dẻo hoặc khô): 100gr
  • Đậu phộng rang, giã cho hơi nát

Làm cách nào để nấu món chè chuối?

Bước 1: Chuẩn bị bột báng và trân châu

Bột báng có nhiều loại với hình dáng, màu sắc khác nhau. Đối với món chè chuối này, tốt nhất chúng ta dùng bột báng hạt tròn, nhỏ. Đem rửa qua vài nước cho sạch bụi bám, sau đó ngâm trong nước lạnh khoảng 15 phút cho hạt nở. Khi bột báng hơi nở, bóp thấy dẻo thì vớt ra để ráo.

Trân châu mua về luộc sơ trên lửa vừa. Khi hạt nở đều, dẻo và bề mặt bóng, trong là được. Vớt trân châu ra để ngay vào nước đá lạnh để hạt giòn và không dính bết vào nhau, bị nhão.

Bước 2: Sơ chế chuối

Chuối lựa trái tròn đều, có thể cắt bớt phần bị nẫu đi nhưng không dùng chuối quá nẫu, sẽ khiến món chè có vị chua và dễ hỏng.

Lột sạch vỏ, có thể để nguyên trái hoặc cắt dọc làm đôi, làm 3 hoặc cắt khoanh tròn, dày cỡ đốt ngón tay.

Trộn chuối với đường và một ít muối (khoảng 5 muỗng canh đường và ½ muỗng cà phê muối), để trong vòng 10 – 15 phút.

Bước 3: Nấu chè chuối

Nước cốt dừa nếu dùng dừa tươi thì sau khi vắt lần đầu lấy nước cốt, cho thêm một chén nước vào vắt lấy nước dảo. Lặp lại khoảng 4 – 5 lần.

Nếu dùng nước cốt đóng hộp thì giữ lại khoảng 100ml nước cốt, phần còn lại cũng pha với nước để thành nước dảo.

Cho phần nước đó vào nấu chung với chuối đã ướp. Đậy nắp lại cho chuối mau chín mềm.

Khoảng 10 phút mở vung kiểm tra, khi thấy bề mặt mặt chuối đổi sang màu hơi tái rồi thì cho trân châu và bột báng vào nấu.

Đậy nắp nấu tiếp trong khoảng 5 – 7 phút cho sôi. Kiểm tra thấy viên bột báng trong, trân châu mềm và nổi lên thì nêm nếm lại cho hợp khẩu vị rồi đổ hết nước cốt dừa còn lại vào và tắt bếp.

Bước 4: Bày món chè chuối ra chén

Múc chè chuối ra chén nhỏ vừa ăn, cho thêm đậu phộng rang giã sơ lên trên.

Chè chuối là món tủ của bất cứ bà nội trợ Việt Nam nào. Không chỉ để phục vụ bữa ăn gia đình cuối tuần thêm phong phú mà còn có thể trổ tài trên mâm cơm cúng kiến. Mong là cùng cách biến tấu độc đáo với hạt trân châu, món chè chuối truyền thống sẽ mới lạ và càng thêm hấp dẫn. Chúc các bạn thành công thực hiện món chè chuối trân châu này nhé!

0