15/06/2018, 11:09

Rau chân vịt là loại rau gì? Tác dụng của rau chân vịt như thế nào?

Rau chân vịt được các nhà khoa học xếp vào loại thực phẩm chừa nhiều chất dinh dưỡng với lượng vitamin cần thiết và những khoáng chất có lợi cho cơ thể. Rau chân vịt không chỉ được sử dụng như một loại thực phẩm mà nó còn đem lại những tác dụng tuyệt vời trong y học như hạn chế béo phì, bảo vệ tim ...

rau-chan-vit

Rau chân vịt được các nhà khoa học xếp vào loại thực phẩm chừa nhiều chất dinh dưỡng với lượng vitamin cần thiết và những khoáng chất có lợi cho cơ thể. Rau chân vịt không chỉ được sử dụng như một loại thực phẩm mà nó còn đem lại những tác dụng tuyệt vời trong y học như hạn chế béo phì, bảo vệ tim mạch, bảo vệ mắt, giúp xương chắc khỏe,… Vậy bạn đã biết Rau chân vịt là rau gì? Tác dụng của rau chân vịt như thế nào chưa.  Hãy đọc bài viết sau của chúng tôi để rõ hơn nhé!

Rau chân vịt là gì?

Rau chân vịt có cái tên tên khoa học rất hay đó là Spinacia oleracea L.Chenopodiaceae đây là loài thực vật họ Dền (Amaranthaceae) có nguồn gốc ở Trung và Tây Nam Á.  Rau chân vịt được biết đến với những tên gọi là cải bó xôi, rau bina, rau nhà chùa. Loài rau này thường có cuống lá nhỏ và lá có màu xanh đậm, lá mọc hình thìa, chụm lại ở chúng một gốc bé xíu. Thân và lá khá dòn, dễ gãy và dập. Khoa học đã chứng minh rau chân vịt không những là một thực phẩm ngon mà còn có nhiều tác dụng rất “thần kỳ” trong y học giúp phòng và chữa nhiều bệnh.

Tác dụng của rau chân vịt như thế nào?

Theo sách Đông y, loài rau này có tính ngọt, mát, không độc tố và có tính năng bổ ngũ tạng, giải độc rượu, thanh nhiệt trường vị, làm mắt sáng, thúc đẩy sự phát dục bình thường của trẻ em, chữa quáng gà, phòng chống các triệu chứng lở môi, lưỡi, miệng và các triệu chứng viêm khác như viêm bao tinh hoàn, ở loét, trĩ, bệnh đái tháo đường.

Cải bó xôi chứa khá nhiều vitamin quan trọng đối với cơ thể như: vitamin A, C, K, D, E và nhiều những khoáng chất thiết yếu như folate, magie. Ngoài ra, rau chân vịt còn cung cấp nguồn axit béo thực vật và omega 3 dồi dào.

rau-chan-vit

Cải bó xôi chứa nhiều vitamin

Đây cũng là loại thực phẩm thân thiện với tim vì chứa ít calo.

Rau chân vịt còn có tác dụng phòng chống ung thư, chống sưng viêm, các nghiên cứu đã tìm thấy 10 hợp chất flavonoid khác nhau có chứa trong rau chân vịt. Theo một kế quả nghiên cứu gần đây, đàn ông nếu thường xuyên ăn rau chân vịt có thể hạn chế được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt gấp hàng chục lần so với người không ăn rau chân vịt

Rau chân vịt giúp hạn chế béo phì

Các vi chất có chứa trong rau chân vịt tăng cường khả năng kiềm hóa, phân giải tốt những loại thức ăn có hàm lượng axit cao, điều này sẽ giúp hạn chế được nguy cơ béo phì

rau-chan-vit

cải bó xôi có tác dụng tốt trong việc giảm nguy cơ béo phì

Rau chân vịt giúp bảo vệ mắt:

Theo nghiên cứu gần đây của các chuyên gia của Đại học Y khoa Thanh Đảo, Trung Quốc (QUMC) đã hoàn thành nghiên cứu và phát hiện thấy rằng: những người có thói quen ăn rau chân vịt sẽ có thị lực mắt tốt giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt đặc biệt là đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, thiếu vitamin A

Theo đó, nếu chúng ta tăng lượng vitamin E có trong khẩu phần ăn hàng ngày lên 7 đến 12mg từ những nguồn thực phẩm như rau chân vịt hay bông cải xanh, các loại hạt và động vật có vỏ, các loại dầu thực vật hoặc bơ là điều tốt nhất.  Rau chân vịt có chứa rất nhiều carotenoid giúp bạn bảo vệ mắt khỏi các bệnh lývề mắt.

Kết quả, những người có thói quen ăn rau chân vịt và các loại hạt có dầu hay nhóm giàu vitamin C như trái cây họ cam, quýt thì có thể giảm được các bệnh về mắt như bệnh đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi tác ( khoảng 27%) so với nhóm ăn ít hoặc không ăn nhóm rau này.

Rau chân vịt giúp chắc xương:

Lượng vitamin K chứa trong rau chân vịt có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Không những thế, rau chân vịt còn chưa nhiều nguyên tố magie và canxi giúp xương được chắc khỏe.

Rau chân vịt giúp bảo vệ hệ tim mạch:

Rau chân vịt hay còn gọi là cải bó xôi có chứa một hàm lượng vitamin A và C khá lớn, loại vitamin này có khả năng hòa tan nước và chất béo vón cục trong các thành mạch máu giúp chúng ta tránh các bệnh như xơ vữa động mạch.

Vitamin C trong rau chân vịt còn hoạt động như một hợp chất chống oxy hóa. Chúng có thể hòa tan trong nước, và còn có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh kể trên. Theo nghiên cứu phân tích: 1 bát rau chân vịt luộc cung cấp khoảng 294,8% lượng vitamin A và 29.4% lượng vitamin C mà cơ thể bạn cần hàng ngày.

rau-chan-vit

Rau chân vịt hoạt động như một chất chống oxi hóa

Rau chân vịt chống sưng viêm:

Nước ép của rau chân vịt có tác dụng chống sưng, viêm rất tốt cho những người thường mắc các bệnh như viêm khớp hay loãng xương.

Ngoài ra rau chân vịt hay là rau bina còn có nhiều công dụng khác như giảm thiểu hen xuyễn, bệnh quáng gà, viêm gan, đau mắt, đau đầu, viêm đau các khớp, nóng trong người, táo bón, rụng tóc ở người già, mỡ máu cao, viêm đường tiết niệu

Tác dụng phụ của rau chân vịt:

Những người mắc bệnh sỏi thận không nên ăn nhiều loại rau này, vì bản thân rau chứa nhiều axit Oxalic, HOOC-COOH gây tác động xấu đến thận.

Bài thuốc từ rau chân vịt

Rau chân vịt được khá nhiều người biết đến và tìm mua với mong muốn chữa huyết trắng, đau bụng kinh, đau nhức xương khớp hay viêm xoang… Tại nơi bán người bán hàng thường để sẵn một chậu nước sôi để cho rau chân vịt khô vào, sau khoảng 1-2 giờ cây rau sẽ nở to ra như rẻ quạt và có màu xanh tươi rất đẹp.

Bài thuốc trị mắt quáng gà: 500g rau chân vịt tươi rửa sạch, xay nhuyễn lấy nước cốt, mỗi ngày uống 2 lần.

Bài thuốc phòng ngừa cao huyết áp, đi đại tiện khó: 300g rau chân vịt tươi, cho vào ngâm nước sôi trong vòng 3 phút, sau đó thì vớt ra trộn cùng muối, dầu vừng. Mỗi ngày ăn hai lần vào các bữa.

Bài thuốc chữa viêm cấp đường tiêu hóa, táo bón, kiết lị: 100g rau chân vịt tươi + 1/3 thìa cà phê muối, nấu cùng 3 chén nước, còn lại 1 chén. Người lớn uống một lần vào buổi trưa, trẻ em uống sáng và chiều.

0