23/05/2018, 17:04

Học hỏi kinh nghiệm trồng cà phê ở Điện Biên

April 17, 2018 | • | Vùng trồng cà phê ở Điện Biên có cà phê Mường Áng được các chuyên gia đánh giá cao, cà phê tại đây có hương vị đặc trưng riêng, ngoài điều kiện ngoại cảnh thì chất lượng cà phê cũng bao gồm các yếu tố kỹ thuật, cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng cà phê tại đây để ...

April 17, 2018 | • |

Vùng trồng cà phê ở Điện Biên có cà phê Mường Áng được các chuyên gia đánh giá cao, cà phê tại đây có hương vị đặc trưng riêng, ngoài điều kiện ngoại cảnh thì chất lượng cà phê cũng bao gồm các yếu tố kỹ thuật, cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng cà phê tại đây để có thêm kinh nghiệm cho vườn cà phê của mình nhé.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng cà phê ở Điện Biên

trồng cà phê ở điện biên

Điện Biên là một tỉnh ở phía Bắc, khí hậu lạnh do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, cùng lượng mưa lớn, mùa khô không rõ rệt, cũng là những lợi thế giúp cây cà phê Arcbica phát triển, sinh trưởng tốt. Nơi đây cũng đã hình thành nên những vùng cà phê có hương vị rất tuyệt được nhiều khách hàng quốc tế đánh giá cao nhờ có thổ nhưỡng tương tự nhưng vùng trồng cà phê ở Brazil đó là vùng Sao Paulo.

Chuẩn bị đất trồng cà phê ở Điện Biên: Cần cày bừa trước để đất tơi xốp thuận lợi để trồng cà phê.

Chuẩn bị giống: Vùng đất này có giống cà phê Arabica nổi tiếng thơm ngon vì thế nên lấy loại giống này với chất lượng cây giống tốt.

Bầu dinh ươm cây: Bạn dùng túi ni lông có kích thước khoảng từ 15x23cm hoặc 17x25cm và đục 8 lỗ cách đáy bầu từ 2 tới 4 cm nhằm để thoát nước.

kinh nghiệm trồng cà phê ở điện biên

Tiêu chuẩn cây giống cần có: Cây 7 tháng tuổi phải có từ 6 tới 7 cặp lá, chiều cao khoảng từ 28 tới 30 cm, thân thẳng, lá màu xanh đậm. Gốc cây có đường kính từ 3 tới 5mm.
Chuẩn bị hố trồng mới: Đào hố kích thước 50x50x50 cm khoảng cách 2x1m, ở vùng đất này được đánh giá là đát tốt và thời tiết thuận lợi nên mật độ trồng khoảng 5000 cây/ ha.
Phân lấp hố: Bạn cần trộn đều phân với đất mặt gồm từ 5 tới 10 kg phân chuồng hoai mục, 0,3kg lân nung chảy, lấp đất kín cao hơn so với mặt đất từ 5 tới 10 cm. Lấp xong dùng chân dẫm nhẹ, cần làm việc này trước khi tiến hành trồng cây 1 tháng.

Kỹ thuật trồng cà phê Arabica ở Điện Biên

Đào 1 hố nhỏ sâu 30cm, rộng 20cm ở chính giữa hố.
Dùng dao xé túi bầu, trồng thẳng cây, thẳng hàng. Mặt bầu đặt thấp dưới mặt đất 5cm, lấp đất từ từ, vừa lấp vừa dùng tay nén chặt không được làm vỡ bầy.
Làm bồn quanh gốc, nén chặt thành để tránh lấp đất cây cà phê.
Thời vụ trồng:
+ Vụ Xuân: Chủ yếu trồng dặm tháng 2, tháng 3.

+ Vụ thu: Trồng từ tháng 8 tới tháng 9.

Cây che bóng: Ở đây thường sử dụng cây che bóng là cây mắc ca để trồng vì điều kiện khí hậu thích hợp.
+ Ở thời kỳ kiến thiết cơ bản: Khoảng cách trồng là 5x5m.

+ Thời kỳ kinh doanh: Khoảng cách 10x10m hoặc 10x12m.

+ Vị trí trồng: Cần trồng ở giữa hàng cây cà phê và được trồng cùng lúc với cây cà phê.

+ Rong tỉa bớt cành ngang, để tán có chiều cao cách tán cà phê 3m ở thời kỳ cơ bản và 4m ở thời kỳ kinh doanh.

Kỹ thuật chăm sóc

kỹ thuật trồng cà phê ở điện biên

Làm cỏ: Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản bạn làm khoảng 5 lần / năm, làm cỏ sạch dọc cà phê, và giảm xuống còn 4 lần/ năm ở giai đoạn kinh doanh.
Tạo bồn: Đắp bờ ở phía ngoài mép tán, nén chặt thanh bờ, tạo bồn vào đầu mùa mưa, hàng năm bồn đều được mở rộng theo tán cà phê cho đến khi giao nhau giữa các bồn cây bên cạnh.
Bón phân:
+ Phân hữu cơ: phân chuồng hoai mục bạn tiến hành bón  2 năm/ lần với số lượng 5kg/ gốc. Bón theo rãnh khoảng 15x20cm xung quanh tán cây.

+ Phân vô cơ: Được tính theo diện tích ha như sau: khi trồng mới N bón khoảng 40kg/ ha, P2O5 bón 150kg/ ha, K2O bón 30k/ha. Với cây chăm sóc năm 1: N bón 45kg/ha, P2O5 khoảng 90 kg/ha, và K2O khoảng 60kg/ha. Với cây chăm sóc năm 2 thì N bón khoảng 160kg/ha, P2O5 bón 90kg kg/ha, và K2O bón 180kg/ha. Đối với cây cà phê ở thời kỳ kinh doanh chu kỳ 1 bạn cần bón 280kg/ha N, 120kg/ha P2O5 và 300kg/ha K2O. Trong thời kỳ cưa đốn phục hồi N cần bón 115kg/ha, P2O5 115kg/ha và K2O bón 120Kg/ha.

Tùy vào từng khu vực, từng chất đất để có thể điều chỉnh mật độ và bón phân cho cây cà phê sao cho phù hợp nhất, tuy nhiên với việc trồng cà phê ở Sơn La, Điện Biên thì những kỹ thuật và kinh nghiệm trồng cà phê ở Điện Biên trên là hợp lý.

0