23/05/2018, 17:03

Sản xuất cà phê chồn như thế nào

April 17, 2018 | • | Cà phê chồn là loại cà phê đặc biệt, đây là thứ uống được xếp vào loại hiếm nhất thể giới, hiện nay có ít nước trồng cà phê chồn nhưng nói về chất lượng thì còn nhiều tranh cãi. Mỗi loại cà phê đều có giá trị khác nhau trong đó có một loại được coi là huyền ...

April 17, 2018 | • |

Cà phê chồn là loại cà phê đặc biệt, đây là thứ uống được xếp vào loại hiếm nhất thể giới, hiện nay có ít nước trồng cà phê chồn nhưng nói về chất lượng thì còn nhiều tranh cãi. Mỗi loại cà phê đều có giá trị khác nhau trong đó có một loại được coi là huyền thoại ai cũng muốn nếm thử đó là cafe chồn, đây không phải là một giống cà phê mà là cà phê được chế biến thông qua sự giúp đỡ của bộ tiêu hóa của loài cầy hương hay còn gọi là chồn.

Kỹ thuật trồng cà phê chồn

cà phê chồn

Trước kia khi nông dân lên rẫy thu hoạch cà phê, người ta phát hiện những con chồn ăn hạt cà phê mà chúng đã lựa chọn kỹ càng bằng bản năng tự nhiên, sau đó để lại những hạt cà phê được tiêu hóa một phần, họ tò mò mang về phơi khô, vệ sinh vả chế biến thành thức uống, loại này có mùi vị khác hẳn với loại cà phê thông thường, thành quả này đã cho ra đời sản phẩm cà phê chồn thơm ngon và hiếm có trong lĩnh vực trồng cây cà phê.

Cách làm cà phê chồn

Chuẩn bị chuồng trại: Chuồng trại xây dựng nên xây hướng đông nam để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào chuồng, không sử dụng mái tôn vì làm chuồng rất nóng vào buổi trưa nên dùng mái lá hoặc mái ngói, chuồng cần cao ráo, thoáng mát và có cửa sổ xung quanh. Chuồng cần thiết kế từ 2 tới 3 tầng tùy theo số lượng nuôi bằng bê tông hay tre nứa chắc chắn, chiều cao một tầng là khoảng 0,7 tới 0,8m nền tầng bê tông cần có độ dốc để thoát nước thải, đáy lồng bằng tre nứa cần có khe hở để phân lọt xuống, bảo đảm vệ sinh. Các lồng gần nhau phải ngăn kín để tránh cho chồn thấy nhau làm chúng bị căng thẳng, lồng được làm bằng lưới sắc B40 để chồn không cắn phá được cửa chuồng có then cài chắc chắn, đối với chuồng nuôi chồn sinh sản cần được đặt ở nơi yên tĩnh, sử dụng lưới sắt ô vuông 1 cm để tránh chồn con bị lọt chân ra ngoài. Mỗi ngày bạn cần vệ sinh chuồng trịa kỹ, dọn sạch thức ăn thừa, phân và nước tiểu, giữ chuồng khô ráo, tránh gây ô nhiễm khu vực nuôi và gây bệnh dịch cho chồn.

sản xuất cà phê chồn

Kỹ thuật nuôi chồn: Cà phê chồn được tạo ra từ phân chồn, có thể là tự nhiên nhưng cũng có thể là nhân tạo nhưng hiện nay trong điều kiện sinh thái bình thường là rất hiếm để thu hoạch được phân chồn tự nhiên do đó người ta tạo mô hình nuôi chồn phục vụ với mục đích kinh doanh.

Loại chồn để sử dụng trong việc tạo ra cà phê chồn là chồn hương có thân hình thon dài, đầu tròn mõm nhọn, đuôi dài lông đen xám, có các vệt xám đen dọc sông lưng, chúng nặng từ 2 tới 5kg, chồn hương còn được nuôi để lấy thịt, xạ hương làm dược liệu quý.

Một ngày cho chồn ăn bữa chính vào lúc 6h tối, gồm cháo cá, cháo thịt các loại, ban ngày cho chồn ăn rau củ quả tuyệt đối không ăn những thức ăn ôi thiu, thay thức ăn thường xuyên đảm bảo vệ sinh chuồng. Chồn được thuần hóa nhạy cảm với những thức ăn lạ nên dễ mắc bệnh tiêu chảy, cầu trùng, thương hàn như những loài gia súc, gia cầm khác.

Những giai đoạn quan trọng của chồn

mô hình cà phê chồn

Trong giai đoạn sinh sản, chồn cái hay phát ra tiếng kêu lạ, phá chuồng, bỏ ăn, cần nhanh chóng bắt ra khỏi chuồng cho chúng giao phối, khi mang bầu thì bắt trở về chuồng cũ và chăm sóc chu đáo để chúng có sức khỏe, vào mùa cà phê tháng 9 tới tháng 12 âm lịch hãy lựa chọn hái những trái cà phê chín, đỏ, trơn, đẹp rửa sạch và để khô cho chồn ăn. Cho ăn vào lúc 6,8,10,12 giờ tối, mỗi lần ăn khoảng nửa chén sau khi chồn ăn xong bỏ hết những trái cà phê dư và đổi cà phê mới không cho ăn lại đồ thừa. 3 giờ sáng bạn dậy cho chồn ăn một phần ba tô cháo để bồi bổ hôm sau ăn tiếp cà phê. Không được cho chồn ăn cà phê liên tục nếu không chồn sẽ chết, nên nhớ những con chồn đang trong quá trình mang thai và nuôi con thì không được cho ăn cà phê.

Những vùng trồng cà phê ở Đà Lạt, Lâm Đồng và một số vùng khác đang thực hiện việc sản xuất cà phê chồn tuy nhiên do điều kiện nên vẫn còn hạn chế về kỹ thuật.

0