Yêu cầu nhiệt độ của các loài hoa
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phân bố của các loài hoa trên thế giới. Các loài hoa có nguồn gốc khác nhau thì yêu cầu nhiệt độ của các loài hoa để sinh trưởng và phát triển khác nhau : Nhóm hoa có nguồn gốc nhiệt đới thường yêu cầu nhiệt độ cao để sinh trưởng và phát triển: các ...
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phân bố của các loài hoa trên thế giới. Các loài hoa có nguồn gốc khác nhau thì yêu cầu nhiệt độ của các loài hoa để sinh trưởng và phát triển khác nhau:
Nhóm hoa có nguồn gốc nhiệt đới thường yêu cầu nhiệt độ cao để sinh trưởng và phát triển: các loài hoa lan, hoa trà mi, hoa đồng tiền.
Nhóm hoa có nguồn gốc ôn đới thường yêu cầu nhiệt độ thấp và mát mẻ để sinh trưởng và phát triển: hoa hồng, cúc, lily, huệ…
Nhiệt độ là yếu tố quyết định đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa: từ sự nẩy mầm của hạt, sự tăng trưởng của cây, sự ra hoa, kết quả và chất lượng hoa. Nhiệt độ có thể ảnh hưởng chung hoặc ảnh hưởng riêng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa. Thông thường tăng trưởng của cây tăng hoặc giảm dần dần theo sự thay đổi nhiệt độ. Đồng thời nhiệt độ có thể có ảnh hưởng riêng đến sự sinh trưởng của cây thông qua sự xuân hoá, hay cảm ứng về sự nở hoa bởi nhiệt độ lạnh. Ví dụ, cây Aconitum yêu cầu sự xuân hoá cho việc nở hoa (Luuwen 1980). Đối với một số loài khác, như hoa hình nón (conenower) (Echinacea purpurea), không yêu cầu quá trình xuân hoá, nhưng sau khi xử lý qua quá trình xuân hoá lại làm cho quá trình ra hoa nhanh hơn và tăng chất lượng hoa (Armitage, 1993). Rất nhiều loài hoa lâu năm yêu cầu quá trình xuân hoá cho việc sản xuất nhanh và hiệu quả kinh tế, trong đó sử dụng phương pháp xử lý lạnh đối với hạt để tăng khả năng nảy mầm là một ví dụ điển hình trong việc xuân hoá hạt giống hoa, nhất là các loài hoa có nguồn gốc ôn đới.
Nhiệt độ tác động chủ yếu đến cây qua con đường quang hợp, quang hợp của cây tăng theo chiều tăng của nhiệt độ. Nhiệt độ của môi trường tăng 10ºC thể cường độ quang hợp tăng 2 dần (Nguyễn Xuân Linh, 2002). Tuy nhiên mỗi loại cây hoa đều có nhiệt độ tối thích và nhiệt độ tối thấp hoặc tối cao ở nhiệt độ tối ưu, cây hoa có thể sinh trưởng tốt và có chất lượng cao ở khoảng nhiệt độ tối thấp và tối cao, cây hoa vẫn sinh trưởng, nhưng thời gian sinh trưởng sẽ dài hơn và phẩm chất sẽ kém hơn. Ví dụ, khoảng nhiệt độ tối ưu vào ban đêm cho cây hoa cúc là 16- 18 ºC, nhưng cây này vẫn có thể sinh trưởng ở nhiệt độ ban đêm từ 4 – 27 ºC (Whealy, 1987 và Wilkins, 1990). Ở khoảng nhiệt độ tối thấp, cây sẽ giảm dần giá trị kinh tế, ở khoảng nhiệt độ tối cao, sự hình thành hoa và sự phát triển bị đình trệ và chất lượng bị giảm. Tóm lại, cây hoa cúc có khoảng nhiệt độ tối ưu rất hẹp và có khoảng nhiệt độ có thể chịu đựng được rất rộng. Đối với một số loài hoa khác, người ta làm giảm nhiệt độ xuống vài độ so với nhiệt độ tối thích trong vòng khoảng 1 đến vài tuần trước khi thu hoạch để làm tăng chất lượng hoa và kéo dài thời gian thu hoạch.
Nhiệt độ trung bình hàng ngày ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa. Nếu nhiệt độ trung bình hàng ngày tăng lên (trong khoảng nhiệt độ có thể chịu đựng được của loài cây đó), hầu hết sẽ sinh trưởng và ra hoa nhanh hơn. Tuy nhiên, sự sinh trưởng nhanh hơn không có nghĩa là làm tăng chất lượng hoa. Nếu nhiệt độ tăng lên sẽ làm chất lượng của hoa kém đi và tăng sự mẫn cảm với bệnh. Quan hệ giữa cường độ chiếu sáng và nhiệt độ thường theo tương quan thuận, cường độ ánh sáng yếu thường đi cùng với nhiệt độ thấp làm cho cây sinh trưởng yếu hoặc ngừng sinh trưởng, hiện tượng này thường xảy ra với các loài hoa trồng trong vụ đông ở miền bắc Việt Nam. Nhưng trong mùa Hè, nhiệt độ lại quá cao, cần phải dùng các biện pháp che nắng để làm nhiệt độ, đặc biệt là các cây hoa trồng trong nhà kính. Đối với một số loài hoa, nhiệt độ trung bình hàng ngày thấp có thể gây ra các phản ứng sinh lý như làm chậm sự ra hoa ở cây hoa cúc, cây trạng nguyên (Grueber, 1985; Whealy 1987), thậm chí nhiệt độ trung bình hàng ngày thấp có thể gây ra sự ra hiện tượng không ra hoa ở hoa Lily, lay ơn.
Trong sản xuất hoa, đặc biệt là hoa cắt cành thường phải quan tâm đến chiều cao của cây hoa, nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của cây hoa rất rõ nét. Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm càng lớn thì thân cây sẽ càng kéo dài. Tăng nhiệt độ ban ngày so với ban đêm sẽ làm tăng chiều dài lóng đối với nhiều loài. Khái niệm DIF là chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi biên độ nhiệt độ ngày/đêm đến chiều cao cây hoa.
Trong trường hợp trên cả 3 nhà kính đều có thời gian chiếu sáng ngày và đêm là 1 2 giờ, có nhiệt độ trung bình ngày là 55º F (13º C). Nhà kính 1 sẽ tạo ra cây có chiều cao lâu nhất, trong trường hợp này DIF có giá trị lớn nhất (+ 10), cây trong nhà kính 3 có chiều cao thấp nhất (DIF = – 10). Các cây ở nhà kính 2 có chiều cao trung bình (DIF = 0). Tất cả các cây (ở cả 3 nhà kính) đều ra hoa cùng thời điểm với số lượng lá tương tự như nhau.
DIF cũng ảnh hưởng đến những phản ứng khác của cây ngoài phản ứng về chiều cao như kích thước hoa và số lượng hoa ở một số loài. Trong trường hợp sự đảo ngược nhiệt độ (nhiệt độ ban đêm lớn hơn nhiệt độ ban ngày) mạnh (ví dụ DIF = – 5) có thể gây ra bệnh úa vàng và lá quăn ở cây hoa Easter lily, những ảnh hưởng này cũng sẽ nhanh biến mất nếu DIF giảm (Werwin 1989). Hàm lượng đường và nitơ trong cây cũng giảm nếu xảy ra hiện tượng trên sẽ gây ra hiện tượng lá vàng sau thu hoạch đối với cây hoa Easter lily và gây ra cháy lá bắc và rụng lá ở cây trạng nguyên (Miller 1997). Một số loài không phản ứng với DIF, gồm hầu hết các cây hoa thuộc họ bầu bí và hành Hà Lan (Erwin 1989). Hoa xương rồng Bát Tiên
Nhiệt độ đất rất quan trọng trong việc nảy mầm và việc ra rễ cho hạt giống, cành giâm của một số loài. Nhìn chung, nhiệt độ tối ưu trong khoảng từ 22 – 24º C. Nếu sử dụng tưới phun trong thời gian nhân giống, làm giảm nhiệt độ môi trường, thì việc bổ sưng thêm nhiệt cho môi trường là cần thiết. Các ống dẫn nhiệt có thể được đặt dưới luống, hoặc sử dụng 1 hệ thống sưởi ấm được bọc bang nhựa để giữ nhiệt đặt dưới hoặc đáy luống. Cũng có thể sử dụng ống polyetylen trực tiếp từ máy sưởi đẩy không khí ở dưới luống, nhưng cần chứ ý không làm cành giâm hoặc cây con quá khô do hiện tượng thoát hơi nước ở cành giâm.
Ở nước ngoài đã có nghiên cứu được tiến hành việc sưởi ấm đất trong quá trình sản xuất. Việc sưởi ấm vùng rễ có thể giúp người trồng hoa giảm các chi phí về nhiên liệu bằng việc sưởi ấm ngay xung quanh vùng rễ cây mà không phải sưởi ấm toàn bộ thể tích không khí của nhà kính. Hơi nóng được tập trung vào vùng rễ bằng việc sử dụng các hệ thống sưởi ấm luống như BiothermTM hoặc thay thế bằng các ống sưởi ấm đặt dưới luống và giữ nhiệt dưới luống bằng lớp plastic. Khí ấm bốc lên, sưởi ấm các phần trên mặt đất của .
Việc sưởi ấm vùng rễ đã chứng minh hiệu quả đối với một số loài như cây hoa anh thảo và có thể làm tăng sinh trưởng phát triển của cây (Stephens và Widmer 1976). Việc làm nóng vùng rễ có hiệu quả nhất trong vòng 6 tuần đầu sau khi cho cây vào chậu. Mặt hạn chế của phương pháp này là có thể làm cây bị thui nụ hoa và chế độ dinh dưỡng, chế độ nước bị thay đổi.
Yêu cầu nhiệt độ của một số loài hoa
Hoa hồng ưa nhiệt độ ôn hoà để sinh trưởng và phát triển, nhiệt độ thích hợp nhất là 18 – 25º C. Nhiệt độ thấp hơn 8º C thì sinh trưởng chậm cây dần dần ở vào trạng thái ngủ nghỉ, khi cây ở trạng thái ngủ nghỉ có thể chịu được ở nhiệt độ – 15º C. Nhiệt độ trên 30º C kéo dài liên tục và trời khô nóng cây sẽ ở trạng thái nửa ngủ nghỉ, cây có thể chịu được nhiệt độ cao tới 35 – 38º C, để duy trì sự sinh trưởng của cây trong mùa hè cần che bởi ánh sáng.
Hoa cúc thích hợp với nhiệt độ ấm, hơi lạnh. Ở những vùng mùa đông không lạnh lắm, mùa Hè không nóng lắm hoa cúc sinh trưởng tốt. Thân cành ở nhiệt độ – 2º C không bị hại, rễ và thân ngầm dưới đất ở nhiệt độ -10º C cũng không bị hại, một số giống hoa cúc chi có khả năng chống rét rất mạnh, rễ và thân ngầm có thể chịu được nhiệt độ từ – 20 – 30º C. Về mùa Hè hoa cúc có thể chịu được nhiệt độ trên 40º C nhưng sinh trưởng chậm, đến mùa Thu mát mẻ cây sinh trưởng rất nhanh, khi nhiệt độ tối thấp 5º C trở lên, nhiệt độ trung bình ngày từ toạc trở lên thì hoa cúc bắt đầu tăng trưởng,nhiệt độ tăng thì sinh trưởng tăng dần, nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng, phát triển là 15 – 20º C, trên 32º C thì cây sinh trưởng chậm lại. Nói chung ở 5º C hoa cúc mùa Thu vẫn có thể nở bình thường; hoa cúc mùa Đông khi bị sương tuyết nhẹ những hoa đã nở cũng không bị hại. Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến màu sắc hoa; các giống hoa thẫm màu gặp nhiệt độ thấp màu càng đẫm; nhiệt độ thấp tới 1 3 – 1 5ºc giống hoa màu trắng có thể trở thành màu trắng hồng hoặc màu tím nhạt. Nhiệt độ ban đêm thấp dưới 17 ºC một số giống sẽ ra hoa không đều. Các tác giả Trương Vỹ, Quách Trí Cương, Lưu Hải Thọ đã nghiên cứu và cho biết: giai đoạn cây con của cây hoa cúc rất mẫn cảm với nhiệt độ, ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển và năng suất, chất lượng hoa ở giai đoạn sau. Kết quả nghiên cứu của Đặng Văn Đông (2005) đã cho thấy việc sử lý lạnh cho cây con đối với hoa cúc vàng Đài Loan đã ảnh hưởng đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa.
Hoa Lily đạt tiêu chuẩn thu háiLayơn ưa khí hậu mát mẻ, không chịu được nắng nóng, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh, trưởng và phát triển là 20 -25º C. Ở Vùng nhiệt đới, nhiệt độ mùa hè cao quá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh trưởng của cây và chất lượng hoa, sâu bệnh thường hại nặng. Trước khi phân hoá hoa và lúc cây có 5, 6 lá cần nhiệt độ mới mẻ (15 – 22º C) nếu nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao hoa sẽ bị mù, tỷ lệ hoa nở hoa thấp hoặc ảnh hưởng lớn đến thời gian sinh trưởng của cây
Hoa Lyli là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20 -25º C ban đêm là 12ºC. Các giống dòng tạp giao phương Đông thời kỳ đầu thích hợp với nhiệt độ ngày 20º C, đêm 15º C, nhiệt độ đất 15º C. Lyli Thơm là dòng ưa nóng, nhiệt độ ngày 25 -28º C, đêm 18-20º C, dưới 12º C sinh trưởng kém, hoa dễ bị thui nụ, thời gian đầu nhiệt độ thấp có lợi cho ra rễ và phân hóa hoa.
Hoa đồng tiền nguồn gốc ở miền Đông Nam Phi, ưa khí hậu ấm áp, ưa ánh sáng và nơi thoáng gió. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là từ 20-25º C, mùa Đông từ 12 – 15º C, dưới 10º C cây ngừng sinh trưởng. Là loại hoa nửa chịu rét, có thể chịu được 0º C thời gian ngắn, ở vùng đồng bằng nước ta cây có thể qua đông ngoài trời, ở miền núi phía Bắc có mùa Đông lạnh cần che phủ nhận hoặc làm nhà có mái che để cây không bị chết.
Hoa lan yêu cầu nhiệt độ ôn hoà, mát mẻ, hầu hết các giống lan đều yêu cầu nhiệt độ ban đêm thấp hơn nhiệt độ ban ngày 3-5º C. Dựa vào nguồn gốc, xuất xứ và yêu cầu nhiệt độ của các loài lan, người ta có thể chia hoa lan thành 3 nhóm:
+ Nhóm lan nhiệt đới: phân bố từ vĩ độ 12 đến vĩ độ 15 . Yêu cầu nhiệt độ ban ngày thích hợp từ 21-23º C, ban đêm từ 18-22º C. Điển hình của nhóm này là các giống thuộc loài Vanda, Phalaenopsis.
+ Nhóm lan cận nhiệt đới phân bố từ vĩ độ 16 đến vĩ độ 28 . Yêu cầu nhiệt độ ban ngày thích hợp từ 18-24º C. Điển hình của nhóm này là các giống thuộc loài Cattleya, Denbrobium, Oncidium.
+ Nhóm lan ôn đới: phân bố từ vĩ độ 28 đến vĩ độ 40 . Yêu cầu nhiệt độ của nhóm này ban ngày về mùa hè thích hợp từ 16-21º C, ban đêm khoảng 13º C, mùa đông ban ngày 13-18º C, ban đêm khoảng 10º C. Điển hình của nhóm này là các giống thuộc loài Cymbidium, Paphiopedilum. . . (Nguyễn Xuân Linh 2002)