Đặc điểm của khai thác rừng tre trúc
Khai thác sử dụng hợp lí tre trúc sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, duy trì được rừng tre trúc lâu dài . Khác với rừng cây gỗ, quá trình khai thác lợi dụng tre trúc gắn rất chặt chẽ với quá trình chăm sóc nuôi dưỡng. Khai thác rừng tre trúc có những đặc điểm riêng Tre trúc tái sinh hàng năm, ...
Khai thác sử dụng hợp lí tre trúc sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, duy trì được rừng tre trúc lâu dài. Khác với rừng cây gỗ, quá trình khai thác lợi dụng tre trúc gắn rất chặt chẽ với quá trình chăm sóc nuôi dưỡng.
Khai thác rừng tre trúc có những đặc điểm riêng
Tre trúc tái sinh hàng năm, năm nào cũng có cây non tái sinh, tạo thành một rừng không đồng tuổi, cho nên khai thác chọn (chặt chọn) là phương thức thích hợp nhất. Và ở đây khai thác còn là biện pháp đảm bảo tái sinh, chặt những câv già để cho cây non sinh trướng pháỉ triển thuận iợi, có ý nghĩa cải lão hoàn đổng. Khi chặt cần lấy ta những cây già, cây sâu bệnh, cây cụt ngọn.
Tái sinh của tre trúc chủ yếu dựa vào thân ngầm dưới đấi (hoặc gốc tre) vì vậy cần đảm bảo cho đất tơi xốp, đủ dinh dưỡng để thân ngầm có khả năng sinh măng tốt, nâng cao sản lượng tre trúc. Vì thế trong nuôi dưỡng rừng tre trúc cần làm tốt các khâu chăm sóc, bón phân kể trên.
Mùa chặt tre trúc
Mùa chặt (mùa khai thác) với tre trúc rất quan trọng, ảnh hưởng tới phẩm chất cây tre và ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của rừng. Tuyệt đối không được khai thác tre trúc trong mùa sinh trưởng vì: Thứ nhất là, trong mùa sinh trưởng thì hàm lượng nước trong thân tre nhiều, chất lượng cây tre không tốt. Cây tre trúc chặt xuống nếu không xử lí kịp thời thường rất nhanh bị mọt (lúc này sâu mọt cũng phát triển thuận lợi). Thứ hai là, trong mùa sinh trưởng hoạt động trao đổi chất của cây diễn ra mạnh mẽ. Nếu bị chặt thì dung địch dinh dưỡng của cây chạy qua vết thương hàng ngày tới 1300-1400ml, ở cây trúc non 3-4 tuổi có thể tới 2000ml (Chu Phương Thuần 1998). Dung dịch chảy từ vết thương ra có rất nhiều dinh dưỡng rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập làm thối gốc ảnh hưởng đến sinh trưởng của cả bụi tre trúc. Chặt trong mùa sinh trưởng thường dẫn đến tỉ lệ măng thoái hoá và măng thui cao vì thiếu dinh dưỡng, nên tránh khai thác vào mùa măng.
Nhìn chung mùa chặt thích hợp với tre trúc là vào cuối đông, đầu xuân (tháng 1 tháng 2). Lúc này với loài mọc tản thì chưa ra măng, với loài mọc cụm thì những cây tre non mới sinh đã định hình, không ảnh hưởng đến sinh trưởng. Mặt khác vào mùa đông hoặc đầu xuân, lượng nước trong thân tre trúc thấp, giá trị sử dụng tốt hơn.
Lượng chặt và chu kì chặt
Lượng chặt và chu kì chặt có liên quan đến nhau đồng thời liên quan đến mục đích sử dụng. Thông thường với mục đích lấy tre trúc già để làm nguyên liệu xây dựng thì nên khai thác tre trúc từ 7-8 tuổi trở đi tre mới thật già đanh, ít bị mọt. Như vậy sau khi trồng rừng 7 năm ta có thể khai thác sử dụng. Trong quá trình nuôi rừng từ lúc mới trồng đến lúc trưởng thành cần nuôi dưỡng sao cho có kết cấu tuổi hợp lí. Có thể đưa ra mô hình: tuổi 1 chiếm 20%, tuổi 2 và 3 chiếm 30%. Tuổi 4 và 5 chiếm 30% và tuổi 6 và 7 chiếm 20%. Có thể khai thác vào năm thứ 8 và nếu chu kì 2 năm 1 lần thì có thể chặt cây ở tuổi 7 tuổi 8 với lượng chặt là 20-25%. Nếu chu kì 3 năm 1 lần sẽ phải chặt cả một số cây tuổi 6 nữa, lượng chặt có thể là 25-30%. Tốt nhất là nên chặt hàng năm, chỉ chặt những cây tuổi 7 trở lên, đó là biện pháp kinh doanh cường độ cao nhất, hợp lí với tre trúc, và xí nghiệp có thu nhập đều đặn. Do vậy mà việc nhận biết tuổi tre trúc cần đặt ra.
Cách nhận biết tuổi tre trúc
Có nhiều cách để nhận biết tuổi của tre trúc. Ở nước ngoài nơi kinh doanh cường độ cao đã ghi năm sinh ngay trên thân tre trúc như vậy không thể nhầm lẫn được.
Cách thông thường để nhận biết tuổi tre trúc là căn cứ vào màu sắc vỏ thân khí sinh. Cây 1 tuổi vừa ra trong năm, thân non, cành lá mỡ màng ai cũng nhận biết được.