23/05/2018, 15:41

Kỹ thuật trồng tiêu

Tiêu là loại cây có thể sống lâu năm và có giá trị kinh tế cao. Một ha tiêu nếu được chăm sóc chu đáo có thể cho năng suất 3-4 lần trong một năm. Tuy nhiên, tiêu là loại cây khá kén đất, nó thích hợp với đất có tầng phong hoá dày như đất đỏ bazan, đất phù sa, đất nâu vàng… Nó cũng có thể ...

Tiêu là loại cây có thể sống lâu năm và có giá trị kinh tế cao. Một ha tiêu nếu được chăm sóc chu đáo có thể cho năng suất 3-4 lần trong một năm. Tuy nhiên, tiêu là loại cây khá kén đất, nó thích hợp với đất có tầng phong hoá dày như đất đỏ bazan, đất phù sa, đất nâu vàng… Nó cũng có thể được trồng ở một số loại đất như đất xám, đất pha cát nhưng phải được chăm sóc tốt hơn, bón phân và tưới nước cũng thường xuyên hơn. Đất trồng tiêu phải ở độ cao lớn, thoát nước tốt và không có sâu đất, trùng đất phá hoại.

gồm rất nhiều khâu từ việc ươm giống đến việc làm nọc tiêu, chữa bệnh chăm sóc cho cây. Dưới đây chúng tôi xin trình bày những bước cơ bản nhất của kỹ thuật trồng tiêu.

Ương cây giống

Tiêu có thể trồng bằng hạt hoặc giâm bằng cành. Để giâm bằng cành người ta lựa chọn những cành bánh tẻ (không non không già) làm mồi ương. Nên chọn những cành mập, các đốt mọc đều nhau. Cắt một đoạn khoảng 35 – 40cm, tỉa bắt lá rồi nhúng vào dung dịch 2,4 D có nổng độ 15 – 20 phần triệu (15 – 20 mg/1 lít nước). Sau khi ngâm 15-20 phút thì đem giâm vào đất đã được làm sẵn. Đất ương cày giống cần bón nhiều phân bao gổm phân chuồng hoai, phân lân, vôi… Ương tiêu giốngƯơng tiêu giống

Sau khi chuẩn bị xong đất, chúng ta tiến hành cắt cành tiêu để giâm. Nên giâm tiêu vào lúc nắng nhẹ hoặc buổi chiều. Đặt cành tiêu đã nhúng vào dung dịch 2,4D xuống đất sao cho đất ngập đến 2 mặt lá. Sau khi giâm, tốt nhất nên làm giàn che, tưới đủ nước để cành giâm bắt rễ nhanh. Một thời gian ngắn sau khi bén rễ, mầm lá sẽ mọc ra, mầm mọc được khoảng 2 cm thì nên tưới bằng nước đạm pha loãng. Cũng có thể tưới bằng dung dịch urê hoặc sunphat… Khi cành tiêu đã mọc mầm mới, nên dỡ bớt dàn che để cây hứng ánh sáng tự nhiên. Sau khoảng 6 tháng cành tiêu sẽ phát triển hoàn toàn, các cây đã trưởng thành thì có thể đem trồng quanh nọc tiêu. Xử lý đất trồng tiêuXử lý đất trồng tiêu

Làm đất trồng tiêu

Đất trồng tiêu gồm có các thành phần sau: Phân chuồng hoai, rác mục, phân bùn đã phơi ải, phân lân nung chảy trộn đều với đất thường. Sau khi trồng tiêu nên tưới nước đều đặn để đất có đủ độ ẩm. Sau khi trồng khoảng 20 – 25 ngày nên hòa phân đạm với nước rồi tưới cho đất, giúp cho cây mọc nhanh.

Nọc tiêu

Nọc tiêu là một cây dược dùng làm chỗ leo cho cây tiêu. Nọc tiêu có 2 loại:

Nọc sống: là những cây gỗ đã được trồng sẵn khi cây cao 5m là có thể chặt bớt cành lá rậm rạp, rồi đem mòi tiêu trồng xung quanh.

Cây làm nọc sống phải là cây mọc khỏe, thân thẳng, ít có cành rậm rạp để không che nhiều nắng. Cây cũng phải khoẻ để có thể chặt tỉa nhiều lần. Vỏ cây phải nhám để rễ tiêu dễ bám và không tróc vỏ thường xuyên để cây tiêu có thể làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây tiêu. Tìm cây làm nọc sống nên chọn cây ít có sâu bệnh…

Chúng ta có thể tham khảo một số cây sau:

Cây Vông: Cây có đặc điểm là phát triển nhanh sức sống tốt, thân thẳng… Đây là cây làm nọc tiêu phổ biến nhất.

Cây Lồng mứt: Cây này mọc nhanh, vỏ nhám không nứt nẻ. Tuy nhiên cây phát triển chậm, khó trồng bằng cành.

Còn có một số cây có thể làm nọc sống như cây gạo, cây gòn, các cây họ Đậu… như keo đậu, muồng đen, keo lá nhỏ.

Nọc khô (Nọc chết):

Cây làm nọc khô có ưu điểm là tiện lợi, không cần phải tỉa cành, có thể trồng tiêu ngay mà không phải chờ lâu. Tuy nhiên do là cây khô nên phải đảm bảo được tính lâu dài của nọc tiêu. Cây phải lâu mục, chống chịu tốt với côn trùng và các loại nấm ký sinh. Cây làm nọc khô cũng phải cao 4,5 – 5m, đường kính khoảng 10 – 15cm. Dưới đây là danh mạc một số loại cây có thể làm nọc khô:

Cây căm xe: chịu được thời tiết xấu, chống côn trùng và nấm mốc. Tuy nhiên đây là loại gỗ quý, cần hạn chế khai thác.

Cây cà nhắc: có tính chất giống gỗ căm xe.

Cây cà duối: chống chịu nấm mốc và côn trùng.

Cây tán, cây viết, cây xoan… cũng có thể dùng làm nọc tiêu.

Ngày nay người ta xây trục tiêu bằng gạch nên có thể trồng được nhiều nọc tiêu.

Chăm sóc nọc tiêu

Sau khi trồng khoảng 3-4 tuần cần phải kiểm tra thường xuyên nọc tiêu. Nếu phát hiện ra cành héo hoặc bị bệnh thì phải trồng lại ngay để cho vườn tiêu mọc đều.

Cây tiêu không thích ánh sáng và nhiệt độ cao vì vậy trong vườn tiêu nên có những cây cao để che bớt nắng. Tốt nhất là trồng xen kẽ theo tỉ lệ một hàng cây thì hai hàng tiêu. Đặc biệt là nên trồng theo hướng Đông Tây để che ánh sáng trực tiếp.

Trong quá trình chăm sóc cây nên chú ý tỉa bớt những cành mọc sà xuống đất. Nọc tiêu cần phải thoáng để cho hoa thụ phấn dễ dàng, cây cho quả sai. Cũng nên tỉa ngọn đúng lúc đổ cây ra nhiều nhánh ôm đều lấy trụ tiêu và sẽ cho hoa, trái đều đặn, cây cho năng suất cao.

Chăm sóc cây cũng phải chú ý đến khâu bón phân. Tiêu cần đất tốt có nhiều phân. Lượng phân tuỳ thuộc vào loại đất và thực trạng của cây. Cứ mỗi bồn tiêu đường kính 1,2 – 1,4m cần bón 20 – 30 kg phân chuồng hoai; 5 – 7 kg phân lân; 0,5 – 1kg phân kali, 1kg sunphát đạm. Có thể tưới hoặc có thể trộn đều các loại phân trên với một ít đất bộl rồi bón vào xung quanh gốc. Trong thời kỳ cây ra hoa có thể thêm phân NPK phun trực tiếp vào cây để hoa đậu được nhiều hoa.

Thu hoạch

Thời gian từ khi tiêu ra hoa cho đến lúc thu hoạch được kéo dài trong vòng 3-5 tháng. Nhìn kỹ chùm trên có vài quả chín màu đỏ là đã đến kỳ thu hoạch tiêu. Người ta hái cả chùm về để ở nhà cho hạt chín đều rồi đem ra phơi. Phơi khoảng 3 nắng là được (độ ẩm còn 12 – 13%).

0