23/05/2018, 15:41

Gây trồng loại tre trúc có thân ngầm mọc tản (phân tán)

Yêu cầu khí hậu, đất đai Về mặt khí hậu, nhìn chung các loại tre trúc có thân ngầm mọc tản (phân tán) có phạm vi phân bố tương đối hẹp hơn loại có thân ngầm mọc cụm , phần lớn loài tre trúc mọc tản thích hợp với khí hậu á nhiệt đới, ở những nơi có nhiệt độ bình quân năm trên 14°c, nhiệt độ bình ...

Yêu cầu khí hậu, đất đai

Về mặt khí hậu, nhìn chung các loại tre trúc có thân ngầm mọc tản (phân tán) có phạm vi phân bố tương đối hẹp hơn loại có thân ngầm mọc cụm, phần lớn loài tre trúc mọc tản thích hợp với khí hậu á nhiệt đới, ở những nơi có nhiệt độ bình quân năm trên 14°c, nhiệt độ bình quân mùa đông trên 4°c, lượng mưa từ 1000mm trở lên và phân bố đều, nhất là về mùa xuân. Điển hình cho loại này là Phyllostachys pubescens. p.edulis. Tuy vậy ở ta các loài như vầu, dui (rui) lại sinh trưởng ở nhiệt độ cao hơn: Vầu sinh trưởng ở những nơi có nhiệt độ bình quân năm 21-23°c, nhiệt độ cao nhất 41°c, thấp nhất l°c, lượng mưa từ 1100mm đến 3260mm thích hợp nhất từ 1700mm trở lên.

Về đất, các loại tre trúc mọc phân tán yêu cầu đất tốt hơn loại có thân mọc cụm: yêu cầu đất sâu, ẩm, nhiều mùn và thoát nước tốt, đất còn có tính chất đất rùng. Trúc, vầu thường mọc ở nơi đất tốt, phát triển trên phiến thạch, sa phiến thạch, phiến thạch sét hoặc phiến thạch mi ca, yêu cầu độ pH trong đất 5-7.

Kĩ thuật ươm trồng

Với loại tre trúc có thân mọc phân tán có đặc điểm là thân khí sinh rất khó sinh sản vô tính. Cho đến nay ngưòi ta mới chỉ sử dụng thành công thân ngầm để nhân giống. Tương tự như loại tre có thán mọc cụm, loại mọc phân tán này cung có thể trồng bằng gốc hoặc qua ươm cây ở vườn ươm.

Ươm cây

Chọn đất vườn ươm và kĩ thuật làm đất, lên luống giống như với loại tre có thân mọc cụm. Thân ngầm là bộ phận sinh măng chủ yếu của loại mọc tản (trúc, vầu) mà trong điều kiện bình thường thì thân ngầm 1 tuổi trở lên đến 3 tuổi mới có khả năng đẻ măng mạnh mẽ, cho nên cần chú ý tránh lấy giống quá non hoặc quá già. Chọn thân ngầm mập khoẻ, màu sáng và mầm mắt đầy đặn để làm giống. Nhiều nơi trước đây đã trồng trúc, vầu không qua ươm, tuy tỉ lệ sống nếu trồng bằng thân ngầm có thể thấp hơn nhưng quá trình sản xuất giản đơn hơn.

Trồng bằng cây mẹ có mang thân ngầm

Chọn cây mẹ cao to, thân thẳng, không bị sâu bệnh, khổng ra hoa, khoảng 1-3 tuổi làm cây giống. Sau khi chọn được cây mẹ, thì đào cả cây lẫn thân ngầm, lấy hướng đi tới của thân 40-50cm. Độ dài của đoạn thân ngầm dự định lấy phụ thuộc vào kích thước và số lượng đốt trên thân ngầm. Thân ngầm lớn, số đốt thưa, đoạn thân ngầm cần phải dài. Khi đào cần chú ý tránh làm xây xát rễ, thân ngầm và mắt, cần chặt bỏ bớt ngọn cây, chỉ cần giữ lại 4-5 đốt có cành phát triển đầy dù. Khi trồng cần bón phân, mỗi rạch (gốc) cần bón lót khoảng 10kg phân chuồng hoai, lấp đất kín gốc và kín thân ngầm, nén chặt và tưới nước giữ ẩm.

Trồng và chăm sóc treTrồng và chăm sóc tre

Trồng theo cách này tốn công, thao tác khó khăn song rất chóng thành rừng, ở ta nhân dân một số vùng ở Cao Bằng cũng thường trồng trúc theo cách này nhưng thường trồng cây nhỏ (trống cả cây, không phát ngọn) với tiêu chuẩn cây cao 70-100cm, đường kính gốc 1cm, thao tác dễ dàng nhưng lâu thành công.

Trồng bằng gốc có mang thân ngầm

Kĩ thuật trồng và đánh gốc cũng giống như phương pháp trồng cả cây. Gốc để cao 30cm, có mang thân ngầm, khi trồng lấp đất để hở 10-15cm, phương pháp này thích hợp trồng ở nơi gió nhiều (hạn chế gió thổi lay gốc) hoặc nơi xa nguồn giống, vận chuyển khó khăn, phuơng pháp này cũng có tỉ lệ sống cao, giá thành hạ, sau khi lấy gốc đem trồng thì thân khí sinh có thể dùng vào việc khác được. Song nhược điểm là lâu thành rừng hơn cách trồng cả cây. Phương pháp này được trồng phổ biến ở nuớc ta với trúc, vầu, V.V..

Trồng bằng thân ngầm

Chọn thân ngầm như trên, khi đào lấy thân ngầm cần chú ý tránh làm dập mầm mắt. Thân ngầm đào lên được cắt ra từng đoạn dài 1-l,2m, có khoảng 5-6 mắt rồi đem trồng. Hố đào dài theo thân ngầm, sâu khoảng 30cm, khi trồng phủ vào hố một lớp đất mịn hoặc một lớp phân chuồng hoai mỏng, đặt thân ngầm rồi lấp đất, nén chặt, nếu thời tiết khô hạn cần tưới nước.

Trồng bằng thân ngầm là phương pháp tương đối tốt, cũng đạt tỉ lệ sống cao, thuận tiện cho việc trồng rừng trên diện rộng nhưng lâu thành rừng. Mặt khác việc chọn thân và đào thân ngầm gặp nhiều khó khăn, thân ngầm quá già thì không còn khả năng sinh măng, thân ngầm quá non thi dễ bị khô hoặc thối cũng không đẻ măng được, nếu lấy thân ngầm quá mức có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của rừng. Trồng tre lấy măngTrồng tre lấy măng

Trần Đức Hậu (1985) đã thực nghiệm trồng trúc cần câu bằng thân khí sinh. Cách tiến hành như sau: Chọn cây mẹ 1 tuổi (cây mới sinh), mùa thu chặt bỏ 1/3 thân cây phía trên ngọn, đến mùa xuân năm sau đào lên thấy hình mầm ở gốc cây (mầm này sau này có thể thành cây trúc hoặc thân ngầm mới). Sau đó đào cây trúc lên, tỉa bới rễ rồi đem trồng, thí nghiệm 70 cây thì đạt 64 cây phát triển và mọc thân ngầm. Thực chất đây là cách trồng trúc cả cây có mang thân ngầm, nhưng là thân ngầm mới sinh trong năm.

Các phương pháp trồng loại tre trúc có thân ngầm mọc tản kể trên, bất kể là phương pháp nào, gốc thân đều phải mang thân ngầm thì mới thành rừng. Do thân ngầm có tác dụng quyết định đến việc sinh măng và thành rừng, nên cần đặc biệt bảo vệ thân ngầm.

Trong kĩ thuật trồng trúc, ngoài việc đảm bảo các biện pháp kĩ thuật liên hoàn để nâng cao tỉ lệ sống (chọn cây mẹ, kĩ thuật bứng cây, trồng, chăm sóc, v.v.) thì cần chu ý chọn địa hình thích hợp. Theo tài liệu nước ngoài thì trồng ở chân núi có tỉ lệ sống cao hơn ở đỉnh núi, ở sườn núi kín gió có tỉ lệ sống cao hơn sườn núi đón gió. Sở dĩ như vậy là do địa hình khác nhau dẫn đến tiểu khí hậu khác nhau mà chủ yếu là độ ẩm của đất và độ ẩm không khí khác nhau.

Thời vụ trồng tốt nhất là vào vụ đông xuân hoặc đầu xuân. Nếu trồng vào cuối xuân thì đúng vào lúc cây bắt đầu ra măng, có thể ảnh hưởng sinh trưởng.

0