23/05/2018, 15:48

Xương rồng kiểng lạ và đẹp

Kiểng Xương rồng là loại kiểng quí, càng ngày càng được đông đảo nghệ nhân hoa kiểng chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư ưa chuộng, do hình dáng cùng như sắc hoa đa dạng với nhiều hấp dẫn tuyệt diệu của nó. Chưa trồng thì không nói làm gì nhưng khi đã trồng được vài ba cây thì người nào cũng muốn ...

Kiểng Xương rồng là loại kiểng quí, càng ngày càng được đông đảo nghệ nhân hoa kiểng chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư ưa chuộng, do hình dáng cùng như sắc hoa đa dạng với nhiều hấp dẫn tuyệt diệu của nó. Chưa trồng thì không nói làm gì nhưng khi đã trồng được vài ba cây thì người nào cũng muốn trồng thêm, tất nhiên là những giống mới lạ mới cảm thấy toại ý thỏa lòng… Kiểng Xương rồngKiểng Xương rồng

Có ai ngờ rằng, trước đây khoảng hơn một thế kỷ thôi, Xương rồng bị nhiều người xem thường, gần như… miệt thị, coi như là giống cây mọc hoang dã tại các vùng sa mạc mênh mông, quanh năm với biển cát nóng cháy mà các giống cây khác không tài nào sống nổi.

Thuở đầu, nhiều người thấy đây là giống cây lạ, như ẩn chứa trong thân một sức sống tiềm tàng, có khả năng vượt qua được những điều kiện thất lợi về khí hậu cùng như đất đai nên đem về trồng thử. Nhưng, họ cũng chỉ trồng Xương rồng làm hàng rào bao quanh nhà để ngăn ngừa trộm đạo, gia súc, trong đó có trâu bò, vì với mớ gai góc bén ngót kia thì đâu sinh vật nào dám léo hánh tới. Xương rồng dùng làm hàng rào thì thật là tuyệt diệu và hữu hiệuXương rồng dùng làm hàng rào thì thật là tuyệt diệu và hữu hiệu

Xương rồng dùng làm hàng rào thì thật là tuyệt diệu và hữu hiệu. Chỉ cần cắt nhánh cắm xuống đất là chúng bén rễ mọc thành cây, mà tùy giống, cây có thể mọc cao đến bốn năm thước, hoặc cao hơn thế nữa. Trong khi đó, các nhánh cứ mọc đan chen vào nhau, kín mít đến nỗi con gà cũng không thể lọt qua, đừng nói chi là kẻ trộm dạo. Đã thế, Xương rồng còn có những chùm gai nhọn hoắt tua tủa chỉa ra, hễ ai lỡ bị đâm thì nơi đó nhức nhói đến thấu tim, không sao chịu được.

Xương rồng lại chứa bên trong thân nó chất mủ trắng đục như sữa trông rất “cảm tình”, nhưng đó lại là chất độc, nếu để vướng vào mắt có thể bị mù. Chính ông bà ta xưa cũng khuyên con cháu đừng dại dột nghịch ngợm với Xương rồng, vì cũng sợ mủ nó dính vào mắt. Vì vậy, ai ai cũng ngại khi phải đến gần hàng rào Xương rồng …

Thế nhưng, không phải giống Xương rồng nào cũng chứa mủ độc. Có giống như Bareli Cactus, chất mủ chứa bên trong không đục như sữa mà trong như nước lã, có thể uống được. Người ta gọi loại Xương rồng này là “Xương rồng nước”. Chính nhờ giống Xương rồng Barell Castus này mà người đi qua Sa mạc thiếu nước uống có thứ nước để tạm giải khát mà cầm hơi, Cũng có giống “lành tính” đến độ như… dưa leo, bầu bí, mướp, hoặc các thứ rau cải khác có thể luộc chín hay để sống mà ăn được. Đó là giống Quintia.

Tại nước ta, Xương rồng làm kiểng thì mới xuất hiện hơn nửa thế kỷ nay, nhưng loại Xương rồng để làm hàng rào thì đã có mặt cả trăm năm nay rồi. Tại nhiều địa phương thuộc vùng duyên hải miền Trung, từ Bình Thuận trở ra đến miệt Quảng Bình, Thanh Nghệ … nhiều nhà cũng dùng Xương rồng làm hàng rào, vừa có công dụng hữu hiệu, dùng được lâu năm, lại vừa đẹp, lạ coi như một thứ cây kiểng làm đẹp nhà đẹp cửa thêm vậy. Xương rồng làm kiểng thì mới xuất hiện hơn nửa thế kỷ nayXương rồng làm kiểng thì mới xuất hiện hơn nửa thế kỷ nay

Cây Xương rồng dùng làm hàng rào của ta là giống Opuntia Dillenii, tuy mủ đục, có nhiều gai, nhưng trâu bò và dê cừu ăn được, ở Châu Phi, loại Xương rồng này, nhiều nơi còn róc hết gai, cắt khúc thân ra để nấu chín làm thức ăn nuôi heo.

Hàng rào Xương rồng mùa nào cũng xanh tươi, trồng cả chục năm chưa tàn héo, và còn có khả năng trổ hoa đẹp quanh năn. Trồng loại cây này làm hàng rào gần như không phải tốn công chăm sóc, tưới bón, khỏe hơn trồng hàng rào bằng cây Dâm bụt (Hibiscus rosa sinensis), hoặc bằng cây Duối (Streblus asper L.) mà nhiều nơi ở miền Trung gọi là cây Rưới, vì hằng tháng phải cắt tỉa cành nhánh mất công.

Được biết, cũng có một thời một số thổ dân sống tại vùng Trung Mỹ coi giống Xương rồng Peỵote ở địa phương họ với sự tôn kính đặc biệt, như một thứ cây linh thiêng, thần bí, chỉ dành để trồng riêng ở những nơi biệt lập, như nơi ở của các vị Pháp sư trong vùng mà thôi.

Xương rồng Payote có chứa chất mủ rất độc có dạng như một loại ma tuý, chỉ lỡ uống vào vài giọt cũng đủ làm cho người ta bị mê man ngây dại, nên người ta ngờ rằng chính các vị Pháp sư thời đó đã lợi dụng sự mê tín cao độ của dân địa phương mà tạo nên một thứ bùa phép qua chất mủ độc này để dễ thu phục những “tín đồ” còn nặng óc mê tín quá độ này. Một số dân tộc khác, trong đó có một số ít người mình còn tin rằng Xương rồng có khả năng trừ tà diệt quỉ, nên họ thường treo một vài nhánh Xương rồng trước cửa nhà với niềm tin là ma quỉ sẽ thấy đó mà lánh xa. Sự mê tín này quả là vu vơ, chắc chắn sẽ bị quên lãng. Cây Xương rồng có xuất xứ từ vùng châu Mỹ nhiệt đớiCây Xương rồng có xuất xứ từ vùng châu Mỹ nhiệt đới

Cây Xương rồng có xuất xứ từ vùng châu Mỹ nhiệt đới, thuộc họ Xương rồng Cactaceae. Từ cây mọc hoang dại, nhưng nhờ vào hình dáng và sắc hoa muôn màu nghìn vẻ vừa đẹp vừa lạ, nên Xương rồng được lọt vào “mắt xanh” của giới nghệ nhân chơi hoa kiểng. Giống này được lai tạo dần ra thành nhiều giống mới, trở nên những cây kiểng vừa lạ vừa đẹp nên dần dần được nhiều người chọn trồng.

Vì lẽ đó nên kiểng Xương rồng mới có cơ hội tốt … phân tán ra khắp các châu lục.

Mặt khác, do cây dễ trồng, dễ nhân giống, lại nhờ vào óc sáng tạo tuyệt vời và bàn tay khéo léo của nhiều thế hệ nghệ nhân hoa kiểng trên thế giới liên tục say mê lai tạo, nên cây kiểng Xương rồng càng ngày càng đa dạng, hấp dẫn hơn … Đến nỗi ngày nay không ai tài nào có thể thống kê chính xác được trên thế giới đã có bao nhiêu giống Xương rồng làm kiểng rồi !

Được biết, ngày nay nhiều quốc gia ở châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và cả Châu Á đều đã lai tạo được nhiều giống Xương rồng tuyệt đẹp, mang dáng vẻ đặc trưng riêng, đáng tự hào cho thành quả miệt mài say mê làm việc của các nhà thực vật học, của những nghệ nhân hoa kiểng tài hoa và giàu kinh nghiệm của nước họ. Chẳng hạn:

– Ở Argentina tạo được những giống Xương rồng đẹp như Abromeitiella, như Acanthocalycium …

Giống HatioraGiống Hatiora

– Giống Hatiora tuy nay đã có mặt nhiều quốc gia, nhưng xuất xứ của nó mọi người đều biết là chính tại Brazil.

– Xuất xứ của kiểng Xương rồng Hoya chính tại Australia.

– Giống Capiapoa có xuất xứ tại Chilé.

– Ở châu Phi lai tạo được giống Euphorbia, vừa dùng làm hàng rào vừa dùng làm cây kiểng đều đẹp. Giống này thân có 5 khía, to cao, lá hình muỗng nằm phía ngọn, cho hoa đẹp. Tại xứ này, cũng trong họ Euphorbia này còn tạo ra được giống Antiquorum, tục gọi là Xương rồng Ong, cây cũng to cao, thân có ba khía, gai đen, hoa trổ màu vàng. Loại Xương rồng Laetea (cũng thuộc họ Euphorbia) đem trồng vào chậu trông chẳng khác nào cây kiểng do cây có dáng đẹp, thân thấp có ba khía, trổ được nhiều cành, trong khi đó các bộ phận lá hoa và gai lại nhỏ, gọn rất xinh xắn.

– Mexico đã lai tạo được ra nhiều giống Xương rồng kiểng nổi tiếng được nhiều nước nhập về trồng như Astrophytum, Beaucarnea, Lemaireocerucs, Leuchtenbcrgia … Mexico còn nổi tiếng với giống Xương rồng Ferocactus Wedzenii. Đây là giống cây kiểng lúc nhỏ tròn vo, nhưng khi lớn lên lại có hình trụ với chiều cao đến một vài thước. Thân cây khòng phải chỉ có 5 bảy khía như nhiều giống Xương rồng khác, mà có đến 25 khía sâu, mép khía có nhiều núm nhỏ với chùm lông nhọn hoắt. Đặc biệt trong mỗi chùm gai có chiếc ngắn chiếc dài, mà chiếc dài nhất có thể hơn tấc và đầu gai cong lại chẳng khác gì một cái móc câu. Hoa Ferocactus wedzenn có dạng hình chuông, cánh hoa màu vàng cam và mọc ra từ các núm trên ngọn cây. Giống Xương rồng này hiện nay được nhiều quốc gia trên thế giới nhập trồng với số lượng nhiều, nên nhiều người lầm tưởng về xuất xứ của nó. Giống Xương rồng GymnocalyciumGiống Xương rồng Gymnocalycium

– Giống Xương rồng Gymnocalycium nổi tiếng từ Argentina đến Brazil, được gọi là Xương rồng Hồng ngọc có giống cho hoa màu trắng, nhưng có giống lại ra hoa màu vàng. Tùy giống mà hoa có nhiều dạng, như hình ống hoặc hình chuông, và cũng phát ra quanh ngọn cây. Đây là giống Xương rồng hình cầu, thân có màu đỏ phớt xanh, và mang 8 khía. Trên mỗi khía nổi lên nhiều hằn ngang rất lạ. Mép khía có nhiều núm, và mỗi núm có nhiều gai nhỏ hơi cong, màu phớt vàng.

– Ở Nam Phi nổi tiếng lai tạo được các giống Xương rồng như Caralluma, Diocorea, Cephalocereus, Cleistocactus,Dolichothele, Echinopsis …

Tại nhiều quốc gia khác như Mỹ, Cuba, Island, Somalia, Kenya, Peru, Venezuela, Paraguay …đều đã lai tạo được những giống Xương rồng quí hiếm được nhiều nước ưa chuộng…

Việc lai tạo ra những giống Xương rồng kiểng mới chắc chắn sẽ hứa hẹn ngày càng nhiều hơn, nhằm đáp ứng đúng mức nhu cầu của giới chơi hoa kiểng khắp nơi.

Tại nước ta, từ trước đến nay, các nghệ nhân hoa kiểng cũng lai tạo được nhiều giống lạ, qua sự chiết ghép, nhưng con số đó cũng chưa thảm vào đâu, số lượng kiểng Xương rồng chúng ta trồng từ trước đến nay đa số được nhập về từ nhiều nước, trong đó có Thái Lan, dưới dạng cây con và hột giống.

0