23/05/2018, 15:48

Sự xuất hiên và sự phát triển của bồn cảnh

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, giai đoạn sơ khai của bồn cảnh Trung Quốc vào thời đại Tân Thạch Khí cách đây hơn 7000 năm. Năm 1977 phát hiện ra di chỉ Tân Thạch Khí ở bến đò Hà Mầu huyện Dư Diêu tỉnh Triết Giang, đã khai quật được hai mảnh đồ gốm có vẽ bồn cảnh trồng cây vạn niên thanh. ...

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, giai đoạn sơ khai của bồn cảnh Trung Quốc vào thời đại Tân Thạch Khí cách đây hơn 7000 năm. Năm 1977 phát hiện ra di chỉ Tân Thạch Khí ở bến đò Hà Mầu huyện Dư Diêu tỉnh Triết Giang, đã khai quật được hai mảnh đồ gốm có vẽ bồn cảnh trồng cây vạn niên thanh.

Thời kỳ Ân Chu cách đây ngót 3000 năm, nhiều đền đài, vườn cảnh, được xây dựng cho vua dạo chơi. Nhà Tần, nhà Hán khi xây dựng vườn thượng uyển, biết lấy đất đắp núi, bắt đầu sáng tác vườn cảnh có núi, có sông. Thời kỳ Tam Quốc, bất đầu sản xuất bồn hoa bằng gốm màu và gốm đen. Thời kỳ Ngụy Tấn, Nam Bắc triều, bồn hoa phát triển thành vườn cảnh có núi đấp và sông đào với chủ đề là cảnh sông núi, kỹ thuật xếp núi và khơi sông khá cao. Bước vào đời Đường, văn hóa nghệ thuật phát triển phồn vinh hơn trước rất nhiều. Nhiều họa sỹ vẽ tranh phong cảnh xuất hiện, kiến tạo vườn hoa chịu ảnh hưởng của tranh phong cảnh, phát triển đến giai đoạn dùng những ý thơ, ý họa để tạo cảnh trong vườn cảnh. Các văn nhân, học sĩ, họa sĩ lại vận dụng thuật “phong cánh vườn cảnh thu nhỏ” vào trồng trong bồn cảnh. Năm 1972, trên bức tranh tường trong mộ thái tử Trương Hoài (xây năm 706) đào ở Càn Lăng tỉnh Thiểm Tây có một bức Vẽ thị nữ tay bê bồn cảnh. Thị nữ tay bê bồn cảnhThị nữ tay bê bồn cảnh

Một số sách và thơ từ đời Đường đã miêu tả bồn cảnh và còn giới thiệu quá trình chăm sóc tạo hình, kỹ thuật trồng cây trong bồn cảnh. Đời Đường gọi bồn cảnh là “bồn tài” (trồng trong chậu), gọi bồn cảnh có núi có nước là “giả sơn”, “sơn trì”. Từ những tư liệu ở trên, có thể khẳng định bồn cảnh bắt đầu hình thành rõ nét từ đời Đường. Mảnh đồ gốm có vẽ bồn cảnh trồng cây vạn niên thanhMảnh đồ gốm có vẽ bồn cảnh trồng cây vạn niên thanh Từ đó có thể thấy, tổ tiên của người Trung Quốc đã bắt đầu đem cây thực vật trồng vào trong bốn để thưởng thức.

Đến đời Tống, kỹ thuật bồn cảnh đà phát triển hơn hẳn. Những nhà văn hóa nổi tiếng như Tô Đông Pha, Hoàng Đình Kiên, Lục Dụ đều có những bài thơ ca ngợi bồn cảnh. Tô Đông Pha trong “Cảnh vật thô đàm” đã viết: “Khi cây chuối vừa mới phát triển thì tách ra, dùng cây trâm cài dầu nhúng dầu dăm xuyên hai lỗ theo chiều ngang, cây không lớn được, có thể làm ”.  Đây là tư liệu sớm nhất viết về bồn cảnh mà hiện nay chúng ta có được. Cũng ở giai đoạn lịch sử này, có nhiều sách chuyên viết về bồn cảnh ra đời, như quyển “Vân lâm thạch phố” của Đỗ Quán. Từ đây bồn cảnh đà bắt đầu mang tên, như nhà thơ Phạm Thành Đại đặt tên cho bồn cảnh của mình là “Ngọn Thiên Trụ”;”Dãy núi Yên Giang”.., Trong bốn bức bình phong “Tranh 18 vị học sỹ vẽ đời Bắc Tống, có bồn cảnh “Tùng xanh” vẽ ở giữa bức tranh, cho thấy nghệ thuật bồn cảnh lúc đó đạt tới trình độ khá cao.

Đời Nguyên, Vị cao tăng, Uẩn Thượng Nhân đã bố trí cây cảnh và vật cảnh, bắt chước cảnh thiên nhiên, trồng trong bồn cảnh nhỏ hoặc siêu nhỏ, từ đó bồn cảnh nhỏ và siêu nhỏ xuất hiện.

Tới thời Minh và thời Thanh, bồn cảnh càng thính hành. Các sách lý luận bồn cảnh rất nhiều.

Trong Trưởng vật chí” của Văn Chấn Hanh có bài viết về “chơi bồn cảnh”. Trong “Kháo bàn dư sự” của Đồ Long có một bài “Bàn về chơi cảnh”. Trong “Hoa kính” của Trần Quất Tử cũng có phương pháp trồng cây trong bồn làm cảnh.

Ngày nay bồn cảnh hiện đại đã thịnh hành trên toàn cầu. Nhật, Mỹ, Đức, Italia, Australia và các nước khu vực khác đều xây dựng những vườn bồn cảnh quy mô khá lớn. Ở Mỹ, bồn cảnh còn được bảo tàng mỹ thuật quốc gia “cất giữ”.

Lịch sử bồn cảnh được khẳng định cô nguồn gốc ở Trung Quốc nhưng chính tại Nhật Bản, đã được phát triển thăng hoa tới mức tuyệt đỉnh và chính thuật ngữ của người Nhật được cả thế giới biết đến. Tuy nhiên về bồn cảnh và Bonsai có những khác biệt rất lớn. Người Nhật gọi Bồn cảnh là Bonsai, và gọi Bonsai là “ trong chậu” nhưng không nhất thiết được gia công nghệ thuật. Bồn cảnh Trung Quốc xem như một tác phẩm nghệ thuật được gọt rũa gia công. Nó xem như một tác phẩm “sống”, “bức tranh không gian ba chiều” về nghệ thuật có đời sống riêng, trải qua “Tứ thời bát tiết” sinh trưởng mà con người lấy đó để gửi gấm tư tưởng và rèn luyện tinh thần, hưởng thụ niềm vui vô hạn.

0