23/05/2018, 15:28

Xác định mùa vụ nuôi và chọn giống hàu

Xác định mùa vụ nuôi và lựa chọn giống hàu ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và tỉ lệ sống của hàu trong quá trình nuôi thương phẩm. Xác định mùa vụ nuôi phù hợp và chọn giống hàu tốt nhằm đảm bảo hàu nuôi có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển nhanh, từ do nâng cao năng suất và hiệu ...

Xác định mùa vụ nuôi và lựa chọn giống hàu ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và tỉ lệ sống của hàu trong quá trình nuôi thương phẩm. Xác định mùa vụ nuôi phù hợp và chọn giống hàu tốt nhằm đảm bảo hàu nuôi có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển nhanh, từ do nâng cao năng suất và hiệu quả nghề nuôi.

Xác định mùa vụ nuôi

Thu thập thông tin liên quan

Về đặc điểm thời tiết khí hậu vùng nuôi

Việt Nam nằm trải dài theo hướng kinh độ (15 vĩ độ) nên khí hậu không đồng nhất trên toàn lãnh thổ. Cực Bắc cách chí tuyến bắc 0º04 nên khí hậu miền Bắc mang tính chí tuyến nóng ẩm. Cực Nam cách xích đạo 8º30 nên miền Nam khí hậu mang tính xích đạo nóng ẩm, ranh giới ở 160º Bắc (dãy Bạch Mã).

Khí hậu Việt Nam có tính chất nội chí tuyến ẩm được thể hiện như sau:

– Tính chất nội chí tuyến:

Do Việt Nam nằm gọn trong vùng nội chí tuyến, làm cho mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm nhưng không đồng nhất về thời gian. Làm cho miền Bắc chỉ có một cực đại và một cực tiểu, còn ở miền Nam là 2 cực đại và 2 cực tiểu trong nhiệt chế và vũ chế, từ đó ảnh hường đến biên độ nhiệt trong năm.

Bức xạ mặt trời trung bình trong năm Việt Nam ở mức cao, khoảng 130Kcal/km²/năm, cân bằng bức xạ luôn luôn dương, nhiệt độ trung bình năm trên 20ºC.

– Tính chất gió mùa:

Gió mùa Đông (còn gọi là gió mùa đông bắc): là khối khí cực lục địa áp cao Sibir thổi về. Hình thành vào mùa đông từ tháng 11 – 3 ở miền bắc, tạo nên đặc trưng thời tiết là lạnh đột ngột và khô.

Gió mùa mùa hạ: Tháng 4 – 5 mặt trời di chuyển từ xích đạo lên bắc bán cầu. Khối khí lục địa áp cao yếu dần và bị triệt tiêu là thời gian hoạt động của các khối khí chí tuyến. Từ tháng 5 – 6, lục địa Âu – Á bị đốt nóng, các hạ áp hình thành và hút gió từ Ấn Độ Dương vào, lúc này có gió tây nam đến VN có nguồn gốc từ vịnh Bengan, đây là khối khí nhiệt đới chí tuyến có tính chất nóng và ẩm, gây mưa vào mùa hạ, là tác nhân gây ra gió Lào ở bắc Trung Bộ và Tây Bắc.

Từ tháng 6 – 10 do có hạ áp Bắc bán cầu hoạt động ổn định và hút gió mạnh tạo điều kiện cho các khối khí Tín Phong Nam bán cầu vượt xích đạo đổi hướng tây nam đến Việt Nam. Đây là thời gian xuất hiện các cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Số lượng cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam hàng năm dao động từ 10 – 17 cơn/năm tập trung từ tháng 6-11 hàng năm, trong đó, miền Bắc bão tập trung vào tháng 6 – 9 và miền Trung và miền Nam từ tháng 9 – 11 hàng năm.

– Tính chất ẩm:

Là sự tác động tương hỗ giữa gió mùa , tín phong trong điều kiện cụ thể của địa hình.

Khí hậu Việt Nam có ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (NPc), nhưng chỉ trong thời gian ngắn, còn qui luật đai cao chỉ có tác dụng ở 15% diện tích, do đó đặc trưng của khí hậu Việt Nam vẫn là nội chí tuyến gió mùa ẩm.

Nguyên nhân cơ bản là các khối khí thổi đến Việt Nam có nhiệt độ cao và ẩm lớn, từ đó hình thành một lượng mưa dồi dào từ Bắc đến Nam (Hà Nội 1706mm, Huế- 2867mm, TPHCM 1910mm), nó đã xoá đi tính khô hạn với thảm thực vật bán hoang mạc và sa mạc mà đáng lẽ Việt Nam phải có một số loại gió và hoạt động của chúng.

Khí hậu Việt Nam có sự phân hoá theo không gian như sau:

– Sự phân hoá Bắc – Nam:

Do Việt Nam trải dài qua nhiều kinh độ, cũng như sự tham gia của gió mùa đông bắc làm cho: Miền Bắc có tổng nhiệt độ là 7500ºC, Miền Nam do gần xích đạo nên có tổng nhiệt độ đạt tiêu chuẩn á xích đạo là 9500ºC, với ¾ diện tích là đồi núi, quy luật đai cao làm cho nhiệt độ giảm khi lên cao.

– Tương quan giữa nhiệt – ẩm:

Do lượng mưa phân bố không đều, nơi đón gió mưa nhiều, nơi khuất gió mưa ít, làm cho cả nước có 5 kiểu tương quan nhiệt ẩm: Khô, Hơi khô, Hơi ẩm, Ẩm, Ẩm ướt.

* Kết luận:

– Đặc điểm khí hậu Việt Nam chia làm 2 vùng khí hậu cơ bản: khí hậu chí tuyến nóng ẩm ở miền bắc, khí hậu cận xích đạo ở miền nam (ranh giới là dãy Bạch Mã).

– Chế độ nhiệt cao: nhiệt độ trung bình năm > 20ºC, tổng nhiệt 7500ºC ở miền bắc và 9500ºC ở miền nam.

– Lượng mưa trung bình năm cao > 1500mm.

Từ những đặc điểm khí hậu nêu trên thì tính chất mùa vụ nuôi hàu Thái Bình Dương cần chú ý:

Mùa vụ nuôi hầu Thái Bình Dương có sự thay đổi giữa miền Bắc và miền Nam do đặc trưng khí hậu 2 vùng khác nhau. Miền Nam khí hậu nóng ẩm có thể thả quanh năm, tránh thả vào mùa mưa và thời gian thu hoạch vào mùa bão gió. Miền Bắc nhiệt độ mùa đông giảm do gió mùa nên thời vụ nuôi thả thường tháng 3 – 5 và tháng 8 – 10 nhằm tránh thời vụ thu hoạch vào thời gian bão gió.

Đặc điểm sinh học đối tượng nuôi

* Phân bố

– Phân bố địa lý (phân bố mặt ngang): hầu có phân bố địa lý tương đối rộng từ 15 – 40 vĩ độ Bắc đến 107 – 124 kinh độ Đông.

– Vị trí phân bố: vùng cửa sông, eo vịnh, đầm phá nơi nước lưu thông, ít sóng gió.

– Điều kiện môi trường: hầu là loài rộng muối và rộng nhiệt, thích ứng với độ mặn: 5 – 30 ppt, nhiệt độ: 7 – 35ºC, pH: 7.5 – 8.5.

– Chất đáy: hầu có thể phân bố ở nơi đáy cứng là rạng đá hay đáy mềm là cát bùn, cát bùn pha lẫn vỏ san hô.

Trong tự nhiên, hàu thái bình dương phân bố ở vùng biển Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mỹ và Canada. Ở bờ đông Đại Tây Dương, hàu Thái Bình Dương phân bố từ Nam đảo British đến Bồ Đào Nha và biển Địa Trung Hải.

* Phương thức sống

Khi bắt đầu chuyển sang sống bò lê, nếu gặp được vật bám phù hợp hầu sẽ tiết ra tơ chân để bám và sau đó nó sẽ tiết ra chất keo dính để cố định vỏ trái trên vật bám. Giai đoạn này thường kéo dài 1 – 2 ngày. Nếu trong thời gian này mà không gặp được vật bám thì ấu trùng hầu vẫn tiết ra tơ chân và chất keo dính. Vì vậy mà sau này hầu sẽ không bám được vào vật bám nữa.

* Thức ăn và phương thức bắt mồi

– Thức ăn:

Hầu cũng giống như các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác có quá trình phát triển trải qua giai đoạn biến thái, vì vậy thức ăn của hầu thay đổi khác nhau tùy thuộc vào phương thức sống của từng giai đoạn:

+ Giai đoạn ấu trùng sống trôi nổi: thức ăn là các loại thực vật phù du kích thước nhỏ như: monas, platymonas, cryptomonas, chlorella, isochryris…

+ Giai đoạn trưởng thành: thức ăn là sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ.

+ Thực vật phù du (phytoplankton): Nanochlorpsis, Isochrysis, Melosira, Coscinodiscus, Rhizosolenia, Thalassiotrix, Chaetoceros, Biddulphia, Dytilum, Nitzschia, Bacillaria, Skeletonema, Navicula, Cyctotella… Một số hình ảnh về các loại tảo đơn bàoMột số hình ảnh về các loại tảo đơn bào

+ Động vật phù du (zooplankton): Copepoda nhỏ, Rotifer và các loại ấu trùng của: Copepoda, Polychacta.

– Phương thức bắt mồi:

Hầu là loài sống bám cố định vì vậy chúng có phương thức bắt mồi bị động bằng cách lọc thức ăn nhiều lần. Chúng không có khả năng chọn lọc thức ăn về chất nhưng lại có khả năng chọc lọc kỹ càng thức ăn theo kích thước lớn nhỏ qua 4 lần lọc tại màng áo, mương vận chuyển thức ăn, súc biện và manh nang. Cuối cùng thức ăn được tiêu hóa tại ruột, các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ. Còn các chất cặn bã sẽ bị đưa ra ngoài cơ thể qua hậu môn.

* Sinh sản

– Giới tính của hầu: có 3 dạng là đực, cái và lưỡng tính. Nhưng cơ thể lưỡng tính vào mùa sinh sản rất ít gặp. Cơ thể lưỡng tính không tự thụ tinh vì sản phẩm sinh dục không chín cùng một lúc.

– Tuổi thành thục của hầu: 1 năm.

– Phương thức sinh sản: noãn sinh (thụ tinh ngoài, phôi phát triển ngoài nhờ dinh dưỡng của noãn hoàng).

– Mùa vụ sinh sản: rải rác quanh năm. Nhưng có 2 mùa đẻ rộ là vụ 1: tháng 4 – 6 và vụ 2: tháng 8 – 10.

* Kết luận:

– Hàu Thái Bình Dương là đối tượng không phần bố tự nhiên tại Việt Nam, nhưng có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhập nội tại Việt Nam và có khả năng sinh sản tốt sau khi được nhập nội và thuần hóa tại Việt Nam.

– Điều kiện môi trường nuôi ở Việt Nam hoàn toàn phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của hàu Thái Bình Dương : độ mặn từ 5 – 30 ppt, nhiệt độ: 7 – 35ºC, pH: 7,5 – 8,5.

– Hàu Thái Bình Dương sau giai đoạn ấu trùng bò cần giá thể để bám, bắt mồi bằng phương thức lọc bị động và thức ăn chủ yếu là thực vật phù du và mùn bã hữu cơ.

– Mùa vụ sinh sản của hàu Thái Bình Dương với mùa chính là tháng 3 – 5 và mùa phụ là tháng 8 – 10.

Từ những đặc điểm sinh học trên mùa vụ nuôi hàu Thái Bình Dương cần chú ý:

– Hàu Thái Bình Dương hoàn toàn phù hợp khi nuôi trong điều kiện vùng biển Việt Nam.

– Mùa sinh sản phụ phù hợp với mùa thả giống của hàu Thái Bình Dương ở miền Bắc và mùa vụ chính hơi muộn so với mùa vụ thả giống ở miền  Bắc.

Các cơ sở sản xuất giống miền Bắc cần chọn hàu bố mẹ thành thục sinh dục sớm để sản xuất giống.

– Hàu cần vật bám trong quá trình bắt mồi và bắt mồi một cách thụ động nên mùa vụ thả cần tránh sự phát triển của các đối tượng nhuyễn thể bám tương tự hàu như hà, săn, sun,… phát triển rất mạnh vào mùa mưa ở miền Bắc, Trung và miền Nam.

Xác định mùa vụ thả giống

Ở miền Bắc, hầu Thái Bình Dương được nuôi thành 02 vụ rõ rệt vào tháng 3 – 5 và tháng 8 – 10 hàng năm.

Ở miền Nam, hầu có thể thả giống quanh năm, tuy nhiên không nên thả giống vào mùa mưa bởi sự phát triển mạnh của các đối tượng cạnh tranh như săn, sun, hà,.. làm giảm tỉ lệ sống của hàu Thái Bình Dương.

Lựa chọn hàu giống

Lựa chọn con giống theo nguồn gốc

Để chọn được hàu Thái Bình Dương có chất lượng ta nên tìm hiểu nguồn kỹ về gốc xuất xứ của hàu giống và cách lựa chọn dựa vào các cơ sở như sau:

– Uy tín của cơ sở sản suất: Nên chọn giống hàu ở các cơ sở sản xuất giống có uy tín trên địa bàn.

– Nguồn gốc giống hàu: Nên chọn hàu được sản suất ở gần nơi nuôi vì giống hàu này được nuôi trong môi trường có điều kiện tương đồng với các khu vực nuôi chính như Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Nha Trang, Vũng Tàu,..

– Tránh dùng giống hàu có nguồn gốc không rõ ràng. Những giống này thường cho tỉ lệ sống và sinh trưởng rất biến động.

Lựa chọn con giống theo cảm quan

Lựa chọn hàu thông qua các tiêu chuẩn sau:

– Màu sắc: hàu giống có màu nâu đen đặc trưng và đồng đều về màu sắc

– Vỏ hàu: Không bị vỡ, các gờ tăng trưởng phân bố khá đều đặn, gai vỏ xuất hiện đều xung quanh trừ đỉnh vỏ. Hàu giống đạt kích cỡ 5-7 mmHàu giống đạt kích cỡ 5-7 mm

Các bước thực hiện:

– Chuẩn bị dung cụ bao gồm: gang tay, kính núp, sổ ghi chép, bút,..

– Lấy hàu giống lên đánh giá cảm quan

– Đánh giá chất lượng cảm quan con giống, màu sắc, gờ sinh trưởng,

Lựa chọn con giống theo kích thước

Điểm quan trọng nhất trong chọn giống hàu là kích cỡ phải đồng đều, thông thường hàu có kích thước tối thiểu từ 3 – 5mm là có thể nuôi thả. Nên chọn vỏ giống phấn bố đều trên hai mặt vỏ là tốt nhất. Tránh mua con giống trên cùng vỏ có kích cỡ chênh lệnh nhau quá lớn (2 – 3mm). Các kích cỡ lớn hơn (5 – 7, 7 – 10, 10 – 15, 15 – 20, 20 – 30mm) đều có thể thả tốt, tuy nhiên chi phí mua con giống sẽ cao hơn.

Các bước để đo kích thước hàu giống như sau:

– Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu gồm găng tay Một số dụng cụ cần chuẩn bịMột số dụng cụ cần chuẩn bị

– Nhấc dây hàu giống đặt lên sàn:

Quá trình đặt lên sàn cần hết sức nhẹ nhàng tránh vật bám bị va đập mạnh gây dập vỡ con giống còn nhỏ.

– Tháo dây và lấy vật bám giống

– Đo kích thước giống

Dựa trên bảng phân loại kích thước giống hàu do kích thước hàu lớn, trung bình, nhỏ trên mỗi vật bám và xếp loại theo nhóm kích thước. Do từ 30 – 50 vật bám để phân loại giống. Đo kích thước hàu giốngĐo kích thước hàu giống

– Đánh giá kết quả giống dựa trên bảng kích thước giống hàu: Đánh giá giống hàu nuôi theo kích cỡĐánh giá giống hàu nuôi theo kích cỡ

0