23/05/2018, 15:28

Bệnh phó thương hàn (Salmonellosis)

Phó thương hàn là bệnh truyền nhiễm ở lợn con, đặc trưng trong thể cấp tính lợn sốt kèm tiêu chảy, trong thể mãn tính sốt kèm viêm phổi. Bệnh Phó thương hàn gây nhiều thiệt hại kinh tế (chết 50 – 70% tổng đàn). Triệu chứng Bệnh có thể xảy ra với thể cấp tính, á cấp tính và mãn tính. Trong ...

Phó thương hàn là bệnh truyền nhiễm ở lợn con, đặc trưng trong thể cấp tính lợn sốt kèm tiêu chảy, trong thể mãn tính sốt kèm viêm phổi. Bệnh Phó thương hàn gây nhiều thiệt hại kinh tế (chết 50 – 70% tổng đàn).

Triệu chứng

Bệnh có thể xảy ra với thể cấp tính, á cấp tính và mãn tính.

Trong thể cấp tính lợn bệnh sốt cao (40 – 42ºC), yếu, hay nằm, lợn con không thể bú mẹ được hoặc giảm, bỏ ăn. Đến ngày thứ 2 – 3 sau khi ốm lợn bắt đầu tiêu chảy phân loãng lẫn nhầy và máu, thối khắm. Do nhu động ruột tăng nên lợn bệnh có biểu hiện rặn mót ỉa. Trong vòng vài ngày cả đàn sẽ phát bệnh. Kết mạc viêm chảy nhiều dịch nên chất bẩn dính đầy hai bên khoé mắt. Lợn bệnh càng ngày càng yếu, đi loạng choạng, sốt cao, nôn mửa, nếu không can thiệp kịp thòi lợn bệnh sẽ chết trong khoảng ngày thứ 5 – 10. Nếu bị nhẹ, tiêu chảy sẽ ngừng, thân nhiệt giảm dần xuống nên lợn bệnh có thể khỏe dần lên, có thể chuyển qua thể á cấp tính hoặc mãn tính.

bệnh phó thương hàn heo

Trong thể á cấp tính hoặc mãn tính lợn bệnh biểu hiện viêm đường hô hấp. Lúc đầu là dịch nhầy, về sau dịch mủ chảy từ 2 lỗ mũi. Lợn đôi lúc ho khô, về sau càng ho nhiều hơn, ho ướt và đau. Lúc này lợn bệnh bị viêm phổi, thân nhiệt tăng, khi thở phải hóp bụng (thở thể bụng), thở gấp. Tiêu chảy phân có màu vàng tạm thời dừng rồi tiếp tục lại bị. Lợn gầy, giảm hoặc bỏ ăn, da trở nên xám, phủ lớp vảy nến màu nâu. Mạch máu da sung huyết cho nên xuất hiện tím chỏm và rìa tai, bàn mông, đuôi, bụng, cổ và phần dưới tứ chi. Lưu ý, một số trường hợp vành tai lợn bệnh bị hoại tử nên mép tai quăn. Nếu không điều trị, những cá thể gầy yếu quá sẽ chết vào khoảng 10 ngày sau khi phát bệnh.

Bệnh tích

Trong thể cấp tính bệnh tích tập trung chủ yếu ở các cơ quan thuộc khoang bụng. Lách sưng màu xám hoặc đỏ thẩm, phần mô dưới lớp vỏ lách bị xuất huyết nhiều đám. Niêm mạc dạ dày sưng, sung huyết và xuất huyết từng đám, đặc biệt ở vùng nếp gấp. Ruột non căng hơi, niêm mạc viêm tiết dịch, hạch lâm ba màng treo ruột sưng, sung huyết. Niêm mạc ruột già sưng dày lên, màu trắng xám va gấp lại thành nhiều nếp, bên trên phủ màng fibrin. Màng thượng tâm mạc, màng trong tim và màng phổi xuất huyết.

Trong thể á cấp tính và mãn tính xác lợn chết gầy, tím da phần bụng dưới và vùng chỏm tai, rìa tai (xuất huyết hình đinh ghim dưới da), tím da quanh cổ, viêm đa khớp. Thành ruột già sưng tràn lan hoặc từng chỗ, dồn thành nhiều nếp gấp. Niêm mạc hồi tràng, manh tràng và kết tràng bị loét do hoại tử, vết loét không có ranh giới rõ rệt, bên trên phủ bựa màu xám bẩn, hạch lâm ba sưng. Gan bị loạn dưỡng protit – mỡ nên màu loang lỗ, có nhiều vùng hoại tử màu vàng xám. Lách hơi sưng. Thuỳ phổi bị viêm có màu xám đỏ hoặc đỏ huyết dụ, phổi viêm đặc lại, mặt phổi lồi lõm không đồng đều. Dưới màng phổi có nhiều đám hoại tử màu vang xám. Thường phần phổi viêm dính vào lồng ngực bởi fibrin. Cơ tim mềm, xuất huyết dưới thượng mạc và nội mạc.

Chẩn đoán

Căn cứ triệu chứng lâm sàng, kết quả mổ khám và xét nghiệm. Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh Dịch tả lợn, Hồng lỵ, Viêm ruột hoại tử, Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) và mãn tính.

Bệnh Dịch tả lợn xảy ra không phụ thuộc vào lứa tuổi và thời vụ, dùng kháng sinh điều ưị không có hiệu quả. Lợn bệnh luôn sốt cao (trên 40°C). Da tai lợn cũng xuất huyết nhưng chủ yếu ở gốc tai. Thông thường nếu chưa được tiêm phòng, lợn con hay bị bệnh Dịch tả ghép Phó thương hàn.

Bệnh Hồng lỵ xảy ra chủ yếu ở lợn sau cai sữa và lợn trưởng thành. Lợn bệnh tiêu chảy phân loãng chuyển từ màu vàng sang màu hơi xám lẫn máu và nhầy. Bệnh Hồng lỵ hay xảy ra vào mùa rét và lợn bệnh không tím tai, tím bụng. Mổ khám thấy màng treo ruột và hạch lâm ba sưng. Niêm mạc ruột già phủ lớp màng giả nhầy fibrin và máu. Dùng kháng sinh điều trị khỏi (Pharsulin, Norflo – T.S.S).

Bệnh Viêm ruột hoại tử do vi khuẩn Clostridium perfringens type B và C xảy ra trong vòng một vài ngày đầu của lợn sơ sinh với tỷ lệ chết rất cao. Lợn bệnh uể oải, chậm chạp, yếu nhưng không sốt. Tiêu chảy, niêm mạc hậu môn tổn thương nên có màu đỏ. Lợn chết trong vòng 24 giờ.

Bệnh Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) do vi rút TGE thuộc họ Coronavirỉdar thường xảy ra vào mùa lạnh. Lợn bệnh nôn, tiêu chảy toàn nước màu vàng, mất nước nên giảm cân nhanh. Tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết cao ở lợn dưới 2 tuần tuổi. Lợn nái nuôi con dễ bị mất sữa. Mổ khám thấy dạ dày sưng to với các cục sữa vón, niêm mạc dạ dày sung huyết. Ruột non sưng chứa đầy bọt khí màu vàng lẫn nhiều cục sữa không tiêu. Thành ruột mỏng và gần như trong suốt.

Bệnh mãn tính cũng gây chết lợn có bệnh tích tím cổ. Điểm khác biệt trong bệnh Tụ huyết trùng mãn tính lợn bị tun da vùng cổ dọc hầu, còn trong bệnh Phó thương hàn tím da quanh dưới cổ.

Điều trị

Phó thương hàn là bệnh do vi khuẩn gây ra nên dùng kháng sinh điều trị khỏi. Do đặc thù gây bệnh của Salmonella cần chọn kháng sinh phù hợp và điều tạ liên tục 5 ngày mới hiệu quả.

Cách 1:

– Phối hợp tiêm bắp 1ml kháng sinh Enroseptyl – L.A với 1ml Pharseptyl – L.A cho 10kgP, 1 lần/ngày.

– Tiêm bắp Calci – Mg – B6, 10ml/con, 1 lần/ngày.

– Cho ăn/uống điện giải vitamin Dizavit – plus, 1g/10kgP/Iần, 2 lần/ngày hoặc 2g/lít nước.

Cách 2:

– Tiêm bắp kháng sinh Pharthiocin, 1ml/10kgP, 1 lần/ngày.

– Tiêm bắp Phar – naigin c, 5 ml/con, 1 – 2 lần/ngày.

– Cho ăn/uống men Pharbiozym, 1g/5 kgP, 1 lần/ngày hoặc 2g/lít nước.

Chú ý:

– Các loại kháng sinh tiêm khác có thể dùng là: Bocin – pharm, Bocin – pharm, Combi – pharm, Pharcolapi, L.S – pharm, Lincoseptin, Phar – S.P.D, Doxytyl – F.

– Nếu đàn có số lượng lớn nhưng mới bị nhiễm bệnh cho toàn đàn ăn/uống một trong các loại kháng sinh sau: P.T.H – pharma, Pharmequin, Enroflox 5%, Ampi – col hoặc Pharcolivet, những cá thể có triệu chứng lâm sàng cần dùng một trong thuốc tiêm kể trên sẽ tốt hơn.

– Giữ chuồng ấm, khô.

– Loại trừ thức ăn nghi ngờ nhiễm bệnh (chứa bột cá, bột xương – thịt).

– Phun thuốc sát trùng chuồng và khu vực chăn nuôi.

– Trong thời gian xảy ra bệnh không được xuất, nhập lợn.

Phòng bệnh

Phòng bệnh bằng vacxin

– Dùng vacxin Phó thương hàn vô hoạt tiêm cho lợn con lúc 21 ngày tuổi và tiêm nhắc lại vào lúc 27 ngày tuổi hoặc tiêm vacxui đông khô 1 ml/con cho lợn từ 20 ngày tuổi trở lên.

– Nếu trang trại nuôi nái sinh sản bị dịch bệnh Phó thương hàn cần tiêm vacxin cho cả lợn mẹ, nhưng muộn nhất phải 20 ngày trước khi đẻ mới có kháng thể truyền qua sữa đầu cho đàn con.

Vệ sinh sạch sẽ, định kỳ phun tẩy uế chuồng trại.

Đảm bảo chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

0