Bệnh đóng dấu lợn (Swine erysipeles)
Đóng dấu lợn là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Erysipelsthrix rhusiopathiae gây ra chủ yếu ở lợn 3 – 12 tháng tuổi với các đợt dịch cấp tính hoặc mang tính thời vụ. Triệu chứng Thời gian ủ bệnh kéo dài 1 – 8 ngày. Bệnh có thể xảy. ra với thể quá cấp, cấp tính, thể da và mãn tính. Thể ...
Đóng dấu lợn là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Erysipelsthrix rhusiopathiae gây ra chủ yếu ở lợn 3 – 12 tháng tuổi với các đợt dịch cấp tính hoặc mang tính thời vụ.
Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh kéo dài 1 – 8 ngày. Bệnh có thể xảy. ra với thể quá cấp, cấp tính, thể da và mãn tính.
Thể quá cấp tính: Thể này còn gọi đóng dấu trắng rất ít gặp vì da lợn bệnh không bị xuất huyết. Bệnh thường xảy ra ở lợn 7 – 10 tháng tuổi khi chuồng nuôi ngột ngạt, thông thoáng kem hoặc trong thời gian vận chuyển trời oi bức. Lợn bệnh sốt cao, bỏ ăn đột ngột, yếu, đôi khi gặp triệu chứng thần kinh, truỵ tim dẫn đến chết. Đóng dấu lợn
Thể cấp tính: Lợn bệnh sốt cao (41 – 43°C), viêm kết mạc, rùng mình, bỏ ăn, táo bón, có khi đi loạng choạng do yếu 2 chân sau, đôi khi bị nôn. Vào giai đoạn cuối lợn bệnh tiêu chảy, khó thở. Da vùng hầu, cổ, bụng và đùi bị tím. Trong một vài trường hợp da vùng cổ, lưng, sườn, đầu và một số vị trí khác nổi phát ban đỏ với hình dạng và kích thước khác nhau, về cuối chuyển sang màu đỏ thảm nổi lên trên bề mặt da, ấn tay vào và bỏ tay đám đỏ không mất đi. Bệnh kéo dài 2 – 4 ngày và nếu không điều trị, chăm sóc kịp thời lợn sẽ chết. Nái chửa dễ bị sẩy thai.
Thể da: Hay còn gọi là thể mày đay, xảy ra tương đối nhẹ hơn. Bệnh thường kéo dài 7 – 12 ngày và lợn thường khoẻ lại bình thường. Lúc đầu bệnh phát ra như bị thể cấp tính. Sau 1 – 2 ngày da vùng lưng, hông, cổ xuất hiện các đám viêm lúc đầu không màu, mờ, về sau càng ngày càng rõ có màu đỏ xám. Đám sưng có thể có hình vuông, tam giác, lục giác, hình thoi, ít khí có hình tròn hoặc hình lưỡi liềm, dọc theo mép các hình nhiều điểm sưng nổi lên trên bề mặt da như bờ hắc lào (bởi thế gọi là lợn bị đóng dấu). Kích thước các dấu trong khoảng 1 x 2 đến 3 x 4 cm. Đôi khi các đắm phát ban dính liền thành đám to hơn.
Sau khi xuất hiện các đám phát ban lợn bệnh khoẻ lên. Nếu bệnh tiến triển bình thường, các điểm phát ban dần dần mất màu và thay vào đó các tế bào biểu bì da chết tạo thành vẩy. Nếu bị nặng vùng da chết bong ra tạo thành sẹo. Thể da ít khi gây chết lợn.
Thể mãn tính: Là dạng kế tiếp của thể cấp tính hoặc do bội nhiễm. Trong thể này lợn bị viêm màng trong bao tim, viêm đa khớp có mủ nên lợn bệnh hay bị què không đi được, phải nằm liệt một chỗ. Do van tim bị viêm nên hoạt động của tim rối loạn, lợn yếu, phù nề da, gầy, thiếu máu, lợn bệnh có thể đột tử do truỵ tim.
Bệnh tích
Chảy dịch mũi lẫn bọt màu hơi đỏ. Tím da vùng hầu, cổ, bụng, tai và chân. Khi chết do thể cấp tính, thể da mổ khám thấy hiện tượng nhiễm trùng huyết. Biểu hiện phù nhiều nơi làm cho các cơ quan nội tạng tun đen, hạch lâm ba hầu, ức, cổ, bẹn sưng huyết, phù. Tim, gan hoại tử nhiều điểm. Thận sưng, tụ huyết màu tím đen hơi ánh xanh. Lách sưng, tụ máu, bề mặt nổi gồ ghề từng chỗ. Niêm mạc đáy dạ dày và ruột non sưng, hơi đỏ, viêm cata xuất huyết nhiều điểm và phủ lớp nhầy. Ruột già bị sung huyết toả lan.
Trong trường hợp mãn tính, trên bề mặt van tim xuất hiên các đám tăng sinh màu đỏ thảm giống hình xúp lơ. Khớp sưng to, trong bao khớp có nhiều dịch màng giả hoặc tăng sinh fibrin.
Chẩn đoán
Dựa vào kết quả nghiên cứu dịch tễ, bệnh tích giải phẩu và nghiên cứu vi trùng. Cần phân biệt bệnh Đóng dấu lợn với các bệnh Dịch tả, , Listeriosis, Nhiệt thán, Toxoplasmosis, bệnh nhiễm Streptococcus và Nhiễm trùng máu do Salmonella. Các bệnh Dịch tả, và Nhiễm trùng máu do Salmonella được mô tả cụ thể trong các bài trước. Bệnh Nhiễm Streptococcus và Toxoplasma được mô tả trong phần chẩn đoán phân biệt của bệnh Dịch tả lợn.
Bệnh do Listeria xảy ra trong phạm vi nhất định ở lợn con theo mẹ và lợn con cai sữa. Lợn bệnh sốt cao, bỏ ăn, bỏ bú, yếu, thở nhanh hoặc có thể viêm màng não (thể thần kinh). Lợn trưởng thành bị bệnh với triệu chứng lâm sàng không điển hình. Nái chửa có thể sẩy thai hoặc đẻ con chết yểu.
Bệnh nhiệt thán ít gặp ở lợn. Lợn bệnh thường có triệu chứng viêm họng, phù hầu và phần trước của đầu, máu đen không đông chảy ra từ các lỗ tự nhiên của lợn chết.
Điều trị (liên tục 3 – 4 ngày)
Cách 1:
– Tiêm bắp kháng sinh Combi – phaưn hoặc Phargentylo – F (1ml/15kgP), 1 lần/ngày.
– Tiêm bắp Phar – nalgin c, 5ml/con, 1 lần/ngày để hạ sốt.
Cách 2:
– Tiêm bắp kháng sinh Lincoseptin (1ml/5kgP) hoặc L.S – pharm (1ml/10kgP), 1 lần/ngày.
– Tiêm bắp Hiar – complex c, 5ml/con, 1 lần/ngày để tăng lực.
Các cách