23/05/2018, 15:28

Nên nuôi lợn rừng thuần hay lợn rừng lai?

Tôi muốn nuôi lợn rừng nhưng đang phân vân không biết nên nuôi theo hướng bán giống hay bán thịt hay nuôi kết hợp, xin giải đáp giúp? Trước khi nuôi lợn rừng một trong những điều căn bản nhất là phải xác định mục tiêu sản xuất. Để xác định được mục tiêu sản xuất, người chăn nuôi cần đánh giá ...

Tôi muốn nuôi lợn rừng nhưng đang phân vân không biết nên nuôi theo hướng bán giống hay bán thịt hay nuôi kết hợp, xin giải đáp giúp?

Trước khi nuôi lợn rừng một trong những điều căn bản nhất là phải xác định mục tiêu sản xuất.

Để xác định được mục tiêu sản xuất, người chăn nuôi cần đánh giá chính xác mọi khả năng về tài sản cố định, tài sản lưu động của mình có thể đầu tư cho hướng làm kinh tế này và xác định thị trường nơi mình ở và vùng lân cận.

Hiện thì hướng khai thác giống đạng được lựa chọn ở đa số các trang trại nhưng đặt giả thiết đến thời điểm bão hòa thì hướng khai thác thịt và các  sản phẩm chế biến từ thịt lợn rừng lại có khả năng bền vững hơn.

Vì vậy, nuôi lợn rừng lấy thịt, bán giống hay kết hợp đều là các tình huống mà chỉ người chăn nuôi lợn rừng mới có thể trả lời chính xác vì một nửa là phụ thuộc vào chính điều kiện của họ.

Tuy nhiên, khai thác giống để nhân đàn lúc khởi nghiệp và bán giống ở giai đoạn khan hiếm giống hiện nay; đồng thời, chú ý đến việc khai thác thị trường thịt ổn định và công nghệ chế biến sau thu hoạch có lẽ là hướng tiềm năng nhất vì không chỉ trong nước mà thị trường ngoài nước cũng rất tốt cho việc tiêu thụ thịt lợn rừng chế biến.

Nên chỉ nuôi lớn rừng thuần hay nuôi lợn rừng lai hay nuôi kết hợp?

Nuôi lợn rừng thuần là hướng phát triển được thương hiệu bền vững nhất vì bảo tồn được phẩm chất thịt thơm ngon khi đáp ứng được cuộc sống bán tự nhiên cho lợn thuần. Tuy nhiên, lợn rừng thuần chỉ có được do săn hoặc bẫy nên khá hiếm nên giá giống rất cao. Vì vậy, hướng chỉ nuôi lợn rừng thuần là ít có hiệu quả kinh tế.

Nuôi lợn rừng lai hiện đang là phổ biến vì chỉ cần sử dụng con lai F3 làm giống chứ không nhất thiết phải có lợn đực rừng thuần chủng. Phương thức này có giá giống dễ chấp nhận hơn mà vẫn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Tuy nhiên, phẩm chất thịt và khả năng chịu kham khổ, sức đề kháng không cao như lợn rừng thuần. Do chưa có hệ thống giống và cơ chế quản lý giống, nên lợn rừng lai còn đang được pha tạp nhiều dòng máu do lai tự phát trong dân chúng dẫn đến phân ly kiểu gien và kiểu hình ở các thế hệ con lai, khó chọn lọc. Hơn nữa, đo thường được lai với lợn nái địa phương và phương thức nuôi còn gần với cách thức nuôi lợn nhà nên dễ bị lợn nhà hóa, khó giữ được nguyên vẹn phẩm chất thịt thơm ngon.

Vì vậy, việc giữ ổn định một vài cặp bố mẹ thuần chủng để tự nhân giống theo hướng lai thuần và lai với nái địa phương, kết hợp với công tác quản lý giống chặt chẽ cho thế hệ con lai đảm bảo chất lượng sẽ luôn đáp ứng được các yêu cầu của thị trường giống và thịt lợn rừng.

Lợn rừng được nhân giống như thế nào trong điều kiện nhân tạo?

Đa số các trang trại nuôi lợn rừng hiện nay là tự gây giống như sau:

Phương pháp giám định và nhân giống

– Chọn lọc con cái trong đàn hậu bị đạt các tiêu chuẩn sau:

+ Giống thuần

+ Đồng nhất

+ Còn của những nái mắn đẻ

+ Được sinh ra một cách bình thường.

– Sắp xếp các con cái được chọn vào các lô nuôi đồng nhất và cho ăn tự do.

– Khi đàn cái hậu bị đã chọn đạt 40 – 55 kg (khoảng 8 – 10 tháng) thì tuyển chính thức vào đàn nái với các bước như sau:

+ Cân để kiểm tra tốc độ tăng trọng

+ Kiểm tra ngoại hình để loại bỏ những con có dị tật.

+ Siêu âm để xác định không có dị tật ở cơ quan sinh sản.

+ Tính mức tiêu tốn thức ăn cho mỗi con để lấy thêm căn cứ xếp cấp.

– Các cấp phân loại:

– Đạt tiêu chuẩn: Để nhân giống.

– Không đạt tiêu chuẩn (có dị tật, chậm lớn, phát dục muộn,…): Chuyển sang nuôi thịt và thay thế đàn chọn lọc.

Các phép lai cơ bản để gây giống từ đàn lợn nái hậu bị mới chọn lọc được

Các chủ trang trại thường tự gây giống bằng cách chọn lọc từ đàn lợn hậu bị thu được qua các phép lai thực hiện ngay trong trang trại của mình như sau:

+ Lợn rừng nái thuần x Lợn rừng đực thuần

Phương thức này rất hiệu quả nhưng nguồn giống lợn lại rất khó khăn, khó có thể xác định mức thuần của lợn rừng nếu không có lý lịch lợn giống khi mua bán. Người chăn nuôi thường có được đàn lợn rừng thuần nhờ thu mua lại sản phẩm từ săn bắt và mua qua các công ty có uy tín từ Thái Lan, Trung Quốc (Phép lai 1).

+ Lợn đực rừng thuần x Lợn nái địa phương (khuyến khích dùng lợn Sóc thuần để có ngoại hình và chất lượng giống lợn rừng nhất).

Phương thức này trong thực tế khó thực hiện vì nguồn lợn rừng thuần khá hiếm. Nhiều cơ sở chăn nuôi đã chọn phương thức thả lợn nái thuần địa phương tự vào rừng tìm phối với lợn rừng thuần rồi đẻ con, quay trở về trang trại. Tuy nhiên, đây là phương thức phát huy ưu thế lai tốt nhất (Phép lai 2).

+ Lợn nái rừng lai x Lợn rừng lai đực giống.

Phương thức này dễ thực hiện, hệ thống cung cấp giống cũng sẵn hơn. Tuy nhiên, mức thuần chủng và ưu thế lai có sai khác nhiều rồi. Đây là phương thức phổ biến hiện nay (Phép lai 3).

+ Lợn nái địa phương x Lợn rừng lai đực giống.

Đây là phương thức dễ làm nhất, sẵn có nhất nhưng mức pha máu (tuy chưa có công trình nghiên cứu nào xác định) chắc chắn rất cao và hiệu lực gốc của giống lợn rừng thuần giảm nhiều nhất (Phép lai 4).

Có thể tạm gọi dòng giống A là dòng gồm các con lai ưu tú được chọn lọc và nhân thuần từ các phép lai 1, 2. Dòng giống B là dòng gồm các con lai ưu tú được chọn lọc và nhân thuần từ phép lai 3, 4. Hai dòng được phân biệt bởi sự khác nhau về nguồn gốc nhân dòng và mức độ thuần chủng. Tuy nhiên, dòng A và dòng B chỉ là cách gọi tạm thời hiện nay chứ chưa hề được công nhận bởi muốn xây dựng thành dòng thuần chủng hoặc dòng lai thì mỗi dòng cũng phải có 10 – 15 năm theo dõi mới được khẳng định tính di truyền và có thể giữ dòng thuần đó được 20 – 30 năm bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của nhân, tạo dòng và công tác ghép đôi giao phối, sau 4 – 5 thế hệ phải đổi lại sơ đồ lai cho đàn để tránh cận huyết.

Hiện nay, phương pháp lai giữa lợn nái nền thuần địa phương với lợn rừng thuần hoặc lợn rừng lai là phổ biến nhất vì nước ta là nước có đa dạng sinh học cao, có nhiều giống lợn địa phương thuần nên khả năng chọn lựa lớn. Trên thực tế, nhiều người chăn nuôi đã sử dụng khá nhiều giống lợn nhà bản địa như lợn Thuộc Nhiêu, lợn Vân Pa, lợn cỏ,… để lai với lợn rừng thuần hoặc lợn rừng lai F3.

Tuy nhiên, để có kết quả đảm bảo chất lượng giống lợn rừng nhất thì nên sử dụng 3 giống lợn nội sau để lai với lợn rừng cho con lai giống với lợn rừng nhất về cả ngoại hình và chất lượng thịt phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Trong đó, lợn Sóc là giống lợn nhà phù hợp nhất với công tác phát triển giống lợn rừng hiện nay do có ngoại hình, sức sống, tập tính và cách nuôi dưỡng rất giống với lợn rừng.

cac phep lai lon rung

Người chăn nuôi cũng nên tìm tòi để phát huy khả năng lai lợn rừng đang chăn nuôi ở Việt Nam với các giống lợn rừng có nguồn gốc châu Âu, các giống lợn rừng năng suất cao ở châu Á để cải thiện tầm vóc lợn rừng và mở rộng vùng chăn nuôi lợn rừng ở mọi điều kiện sinh thái trên toàn quốc.

Nếu nuôi lợn rừng lai thì nên sử dụng mức pha máu nào?

 

Con lai thuần giữ 100% vật chất di truyền từ phép lai giữa lợn rừng đực thuần chủng với lợn rừng nái thuần chủng là lý tưởng nhất nhưng trên thực tế, phép lai này ít phổ biến do khan hiếm lợn rừng thuần.

Giống lợn rừng lai hiện được bán trên thị trường thường là con lai F3, công thức lai là cho F1, F2 lai trở lại vói bố lợn rừng thuần chủng. Đến đời F3 là có lợn rừng lai 3/4 máu trở lên, cũng có chất lượng là ngoại hình khá giống lợn rừng thuần chủng. Vì vậy, vẫn có thể chấp nhận các con giống F3 này để nhân giống trong khi thị trường giống thuần còn hiếm và khó khăn như hiện nay.

Phép lai nhân giống tốt nhất hiện nay:

Phép lai nhân giống tốt nhất hiện nay

Tuy nhiên, lợn đực giống thuần cũng khan hiếm nên nhiều cơ sở chăn nuôi đã sử dụng lợn đực rừng lai làm giống, cho lai với nái rừng lai hoặc nái thuần địa phương. Phương thức lai tương tự là thực hiện phép lai đảo F1, F2 với lợn bố để có mức máu lai lợn rừng ưu thế trong thế hệ F3 (71,88%).

Kiểu lai nhận giống này tuy có mức di truyền của lợn rừng thấp hơn nhưng vẫn chấp nhận được trong tình trạng khan hiếm giống hiện nay, hơn nữa còn bảo tồn được các giống lợn nội thuần chủng. Để kiểu nhân giống này có kết quả tốt nhất nên sử dụng lợn Sóc thuần chủng để lai với lợn rừng đực lai vì lợn Sóc rất giống với lợn rừng về ngoại hình, tập tính và khả năng sinh trưởng, sinh sản.

Căn cứ vào những đặc điểm nào của ngoại hình mà phân biệt được lợn rừng với các loại lợn đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam?

Lợn rừng rất phong phú và đa dạng về chủng giống vì chúng có phạm vi phân bố rất rộng trên hầu khắp các châu lục. Việc phân biệt giữa các giống lợn rừng thuần chủng hiện có còn nhiều khó khăn nên việc phân biệt chúng với lợn nhà càng khó khăn hơn, nhất là trong tình trạng nhân giống tự phát nhiều kiểu như hiện nay. Song chỉ để phân biệt lợn rừng lai Thái Lan (loại lợn rừng đang được nuôi chủ yếu ở Việt Nam) với các giống lợn nội nước ta thì về cơ bản có thể phân biệt được chúng qua các đặc điểm ngoại hình như sau: Một số điểm sai khác về ngoại hình giữa lợn rừng và lợn nhàMột số điểm sai khác về ngoại hình giữa lợn rừng và lợn nhà

0